Đề xuất tái xử hình sự người sử dụng ma túy
Các chuyên gia cho là không nên xem người sử dụng trái phép ma túy là con bệnh và cần có chế tài phù hợp.
Hàng loạt vụ thảm án liên quan đến người sử dụng ma túy gây lo lắng trong cộng đồng và nhiều ý kiến cho là cần cân nhắc, hình sự hóa trở lại đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc có chế tài phù hợp.
“Tình hình đặc biệt thì có biện pháp đặc biệt”
Trả lời trước Quốc hội ngày 4-6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng công an, cho biết ma túy là loại “ tội phạm của các loại tội phạm” và ông thông tin: Mỗi bánh heroin lọt vào Việt Nam thì 10 gia đình có người đi tù, vi phạm pháp luật.
Bộ trưởng cho biết sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tội phạm ma túy, trong đó có việc cân nhắc khôi phục lại Điều 199 trong BLHS năm 1999 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy. “Tội phạm muốn tiêu thụ ma túy thì phải tăng người nghiện, vì vậy công an phải bằng mọi cách giảm số người nghiện và hình sự hóa việc sử dụng ma túy là điều cần thiết” – ông nói.
Bộ trưởng cũng cho biết là công tác phòng, chống, ngăn chặn, xây dựng xã hội kỷ cương an toàn, cho người dân có môi trường an lành mới là mục tiêu của ngành công an; phải xử lý, ngăn chặn tội phạm nảy sinh từ cơ sở và cơ quan chức năng sẽ tăng cường tuyên truyền về tội phạm ma túy.
Về điều mà Bộ trưởng Tô Lâm định kiến nghị, một cựu lãnh đạo Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (V03, Bộ Công an), người từng trực tiếp tham gia xây dựng BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009, cũng cho rằng cần tái hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Ông cho hay trước đây chỉ có hai điều luật về tội phạm liên quan đến ma túy nhưng đến BLHS năm 1999 đã dành hẳn một chương, trong đó có Điều 199 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy. Ngoài việc xử lý hình sự, người sử dụng trái phép chất ma túy cũng bị quản lý rất chặt.
Đến khi sửa đổi BLHS năm 1999, nhiều quan điểm xem người sử dụng ma túy là nạn nhân của loại tội phạm này và Điều 199 bị bãi bỏ, chỉ bị xử phạt hành chính, dù quan điểm của Bộ Công an là muốn giữ lại tội danh trên.
Sau đó, tình hình tội phạm ma túy phức tạp hơn rất nhiều… Những người bị đưa vào các cơ sở cai nghiện đa phần đều có tiền án, tiền sự, tình trạng người nghiện cùng phá trại đã xảy ra, hiệu quả cai nghiện cũng là vấn đề…
Vị này nhận định đấu tranh với tội phạm ma túy phải làm sao giảm cả cung và cầu, trấn áp mạnh thì tội phạm liên quan đến ma túy sẽ được kiềm chế.
Ông cũng cho là hình sự hóa hành vi sử dụng trái phép chất ma túy nên phân hóa về số lần, tái phạm… “Trong tình hình đặc biệt thì phải có biện pháp đặc biệt, với tình trạng tội phạm liên quan đến ma túy như hiện nay, chúng ta cần cân nhắc đến việc áp dụng xử lý hình sự. Phải đặt lợi ích của cộng đồng, của số đông lên hàng đầu” – vị này nói.
Video đang HOT
Lực lượng công an bắt quả tang các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy tại các quán karaoke. Ảnh: PV
Không nên coi người nghiện là bệnh nhân
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Bộ Công an, cho là không hình sự hóa hành vi sử dụng trái phép chất ma túy khiến tính răn đe không còn cao, không kiểm soát được người nghiện, kích thích hành vi mua bán, tàng trữ ma túy.
“Không kiểm soát chặt cầu sẽ kích thích nguồn cung, đây thực sự là điều bất cập, mặc dù quan điểm nhìn nhận người nghiện là bệnh nhân cũng có tính nhân văn, tuy nhiên trước những hiểm họa mà người nghiện đang gây ra thì có lẽ phải tội phạm hóa trở lại hành vi này…
Ông cũng cho là cần đơn giản hóa thủ tục để đưa người nghi vấn đi kiểm tra ma túy, cưỡng chế cai nghiện bắt buộc.
Chưa thực sự cần thiết?
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, cho rằng trước hết phải xem xét đến thông lệ quốc tế về vấn đề trên nhưng trước hết là xử lý nghiêm, nhanh những kẻ buôn bán, tổ chức sử dụng ma túy.
“Nhà hàng, quán bar phải có trách nhiệm, không được để người sử dụng ma túy trong phạm vi mình quản lý” – Thiếu tướng Cương nêu quan điểm.
Ông cho là phải nêu cao vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở chứ không giao hết trọng trách này lên ngành công an.
Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội khóa XIII, cho rằng việc tái hình sự hóa hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là chưa thực sự cần thiết.
“Quốc hội từng cân nhắc rất nhiều và coi người nghiện là nạn nhân chứ không phải tội nhân, là một bệnh lý đặc biệt, rất khó bỏ. Người nghiện khi trong trạng thái nghiện sẽ có thể gây nguy hiểm cho xã hội, do vậy cần phải chữa trị” – ông Nhã nói.
Ông cho hay không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng coi người nghiện là bệnh nhân, tìm cách giúp đỡ họ chữa trị. Hiện người nghiện sẽ phải cai nghiện tại cộng đồng hoặc vào các trại cai nghiện bắt buộc và có ý kiến cho là hiệu quả chưa cao, nên áp dụng hình phạt tù để cai nghiện tốt hơn, ngăn chặn các mối nguy hiểm cho xã hội. “Tuy nhiên, nếu phạt tù tất cả những người nghiện hiện nay thì không thể trại giam nào chứa hết được. Vấn đề thiết thực nhất hiện nay là phải tổ chức lại các trại cai nghiện bắt buộc để thực sự hiệu quả, ngăn được tình trạng tái nghiện…” – ông nói.
Áp dụng rồi bãi bỏ
Điều 199 BLHS năm 1999 quy định người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Nếu tái phạm thì bị phạt tù từ hai đến năm năm.
Quá trình xây dựng Luật Phòng, chống ma túy cũng như sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 xác định những người sử dụng ma túy là nạn nhân của tệ nạn xã hội, là người mắc bệnh và đến năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLHS năm 1999 đã chính thức bãi bỏ nội dung điều luật trên.
TUYẾN PHAN
Theo PLO
Vì sao Bộ Công an điều tra vụ nâng điểm thi ở Hòa Bình?
Bộ trưởng Tô Lâm giải thích hành vi nâng điểm thi THPT là thủ đoạn mới, trước đề nghị của tỉnh Hòa Bình, Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã thụ lý vụ án này.
Tại buổi chất vấn sáng 4/6, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) đề cập đến việc giao thẩm quyền điều tra các vụ án nâng điểm thi THPT ở các địa phương là khác nhau. Vụ án tại Hòa Bình được giao cho Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, còn 2 vụ án tại Sơn La, Hà Giang lại giao cho công an tỉnh thụ lý.
"Việc giao điều tra như vậy có đảm bảo khách quan, toàn diện hay không? Cơ quan điều tra có chịu áp lực gì không? Trường hợp có dấu hiệu không khách quan, Bộ có phối hợp VKSND Tối cao chuyển thẩm quyền điều tra vụ việc hay không", ông Cường chất vấn.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, trả lời chất vấn. Ảnh: Minh Quân.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an và Công an các tỉnh Sơn La, Hà Giang đã vào cuộc điều tra 3 vụ nâng điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 với tổng cộng 16 bị can.
"Kết quả điều tra đến nay đã đầy đủ căn cứ để kết luận hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhiệm vụ được giao thực hiện can thiệp, sửa chữa nâng điểm cho thí sinh theo tội danh đã được khởi tố. Cơ quan điều tra đã làm rõ 214 thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi, cụ thể Hòa Bình 63 thí sinh, Hà Giang 107 thí sinh và Sơn La 44 thí sinh", ông Lâm thông tin và cho biết cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ việc phụ huynh đưa tiền nhờ nâng điểm cho con em.
Ông Lâm nói thẩm quyền điều tra các vụ việc này thuộc về các địa phương. Tuy nhiên, vụ việc ở Hòa Bình có thủ đoạn phạm tội mới, từ đề nghị của tỉnh, Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã thụ lý vụ án này.
Về ý kiến cho rằng để đảm bảo khách quan, minh bạch, Bộ Công an phải là cơ quan thụ lý điều tra các vụ án gian lận điểm thi, ông Lâm nói với tính chất đặc biệt của các vụ án, Bộ vẫn luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát chặt chẽ đảm bảo việc điều tra đúng, người đúng tội.
Người đứng đầu Bộ Công an cũng khẳng định đến nay, vẫn chưa phát hiện dấu hiệu nào cho thấy việc điều tra ở các địa phương không khách quan, để lọt người, lọt tội. Bộ cũng đang phối hợp với VKSND Tối cao cũng như VKSND các tỉnh giám sát vấn đề này.
Cơ quan điều tra khám xét nhà một bị can trong vụ nâng điểm thi THPT ở Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Lam.
Tham gia trả lời, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nói về thẩm quyền, khi có yêu cầu, Bộ trưởng có quyền phân công đơn vị thụ lý vụ án.
"Nếu đơn vị làm đúng chức năng nhưng đang quá tải, chúng tôi có thể phân công cho lực lượng khác hỗ trợ. Thứ hai, cũng có những yêu cầu khi cần phòng ngừa những cái mà trong nội bộ thấy là để đơn vị đó làm không có lợi, chúng tôi cũng có thể có điều chỉnh", ông Trí nói.
Khi đó, VKSND Tối cao sẽ cử đơn vị nghiệp vụ theo chức năng không phụ thuộc phân công của Bộ Công an để giám sát điều tra vụ án. Ông Trí nói đây chỉ là phân công xử lý, nếu không hợp lý VKSND Tối cao sẽ trao đổi với Bộ Công an.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an xác định trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Hòa Bình có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp một cách có tổ chức và tinh vi.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã khởi tố 7 bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (53 tuổi, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình), Đỗ Mạnh Tuấn (Phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình), Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), Nguyễn Thị Thu Loan (giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân), Nguyễn Thị Hồng Chung (giáo viên Trường THPT Ngô Quyền) và Bùi Thanh Trà (giáo viên Trường THPT Lương Sơn) và Diệp Thị Hồng Liên (Phó trưởng Phòng khảo thí & Quản lý chất lượng, Phó trưởng Ban chấm thi, phụ trách chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn).
Kết luận điều tra thể hiện Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn nằm trong tổ chấm thi trắc nghiệm do Nguyễn Quang Vinh làm tổ trưởng. Quá trình chấm thi, 3 bị can này cùng một số người liên quan đã sửa chữa, nâng điểm bài thi cho nhiều thí sinh.
Tháng 5/2018, Vinh bàn bạc, chỉ đạo Đỗ Mạnh Tuấn nâng điểm thi trắc nghiệm. Sau đó, Mạnh Tuấn bàn bạc với Khắc Tuấn để cùng thực hiện việc can thiệp, nâng điểm thi cho một số thí sinh theo chỉ đạo của Vinh.
Từ chìa khóa do Nguyễn Quang Vinh cung cấp, Đỗ Mạnh Tuấn và Nguyễn Khắc Tuấn nhằm lúc đêm tối vào phòng lưu trữ chỉnh sửa đáp án theo danh sách đã tập hợp sẵn.
Nhóm bị can Diệp Thị Hồng Liên, Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung và Bùi Thanh Trà bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao trực tiếp can thiệp và chỉ đạo các giám khảo khác thực hiện chấm thi tự luận môn Ngữ văn trái quy chế thi THPT Quốc gia, làm sai lệch kết quả thi của các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Theo Zing
Đại tướng Công an nói sự tinh vi của nhóm trộm túi xách tại Hà Nội Chiều nay trong Hội nghị tổng kết của Bộ Công an và các cơ quan chức năng, Đại tướng Tô Lâm đã nêu vụ án băng nhóm chuyên đi trộm, cướp túi xách của phụ nữ trên phố vừa được Cảnh sát hình sự -Công an TP. Hà Nội triệt phá. Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an (ảnh PV). Chiều...