Đề xuất rút gọn bậc phổ thông còn 9 năm
Đa số ý kiến của các nhà khoa học tại cuộc tọa đàm “Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới” cho rằng nên rút gọn bậc học phổ thông còn 9 năm, sau đó có thể chia làm hai mảng, học nghề và vào đại học.
Hội thảo diễn ra vào ngày 9/10 vừa qua. Tại đây, những diễn giả nổi tiếng như GS Hoàng Tụy, GS Hồ Ngọc Đại, PGS Văn Như Cương, TS Mai Liêm Trực, nhà giáo Phạm Toàn… đã cùng đưa ra những ý kiến sâu sắc về vấn đề đổi mới giáo dục nước nhà.
Giáo dục Việt Nam đang lạc hướng?
GS Hoàng Tụy cho rằng, trước tiên, để đổi mới hệ thống giáo dục, phải đổi mới tư duy về sứ mệnh của giáo dục và hội nhập với hệ thống giáo dục của thế giới.
Bản thân ông nhận ra khuyết điểm lớn nhất của giáo dục thời gian qua là vẫn giữ khư khư cách làm của mấy chục năm trước, khiến nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới.
Theo quan điểm của GS Hoàng Tụy, giáo dục Việt Nam cần có sự hội nhập hóa, phải theo những giá trị đã được nhân loại khẳng định là đúng đắn. Việc đổi mới cho dù rất khó khăn nhưng cũng cần đoạn tuyệt với các quan niệm và cách nghĩ cũ đã ăn sâu vào nhiều thế hệ.
“Chúng ta không thể ôm khư khư mãi cách làm giáo dục như bao nhiêu năm về trước, một nền giáo dục lạc hậu có thể khắc phục được nếu tăng tốc, nhưng một nền giáo dục lạc hướng so với thế giới thì mãi mãi không thể hội nhập được, không phát triển được… không nên coi giáo dục là một phương tiện để đào tạo ra những con người phục vụ xã hội theo một tư tưởng định trước”, GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Các chuyên gia có tâm huyết với giáo dục tại hội thảo. Ảnh Thiên Trường.
Bên cạnh đó, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, cho rằng đề án “Đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện” do Bộ GD-ĐT và Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng để trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI chưa có những đổi mới thực sự.
Ông Trực cho rằng những kỳ vọng về sự đổi mới thực sự lại chưa được thực hiện. Ông cũng lấy ra ví dụ cần phải đổi mới kiểu như công nhận cơ chế thị trường năm 1986, phải nhìn thẳng vào sự thật như đã nhìn vào sự thật thời kỳ bao cấp trước đây mới là đổi mới.
Rút ngắn bậc phổ thông còn 9 năm
GS Hoàng Tụy cho rằng nên giảm số năm trong bậc học phổ thông. Sau 9 năm học phổ thông, học sinh có thể vào cuộc sống hoặc dự bị lên đại học. Còn hệ thống giáo dục đại học, ông cho rằng nên học theo hệ thống giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến của nước Mỹ.
TS Lê Trường Tùng (Hiệu trưởng ĐH FPT) một lần nữa nhấn mạnh giáo dục là một dịch vụ xã hội đặc biệt, Nhà nước nên cung cấp một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí.
Video đang HOT
Hiệu trưởng ĐH FPT – ông Lê Trường Tùng đưa ra đề xuất bậc phổ thông còn 9 năm và nhận được sự đồng tình của phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sĩ Mai Liêm Trực.
Ông Tùng cũng cho rằng, trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi ngân sách chưa thể đảm bảo cho một mô hình giáo dục hoàn toàn miễn phí thì cần đầu tư có trọng tâm. Vì vậy, trách nhiệm của Nhà nước là tập trung nhiều vào hệ thống giáo dụcphổ thông, còn lại xã hội hoá bậc giáo dục đại học một cách triệt để để thu hút đầu tư.
Ở bậc đại học, Nhà nước chỉ nên hỗ trợ cho những nhân tài, sinh viên nghèo và một số ngành đặc thù khó thu hút doanh nghiệp tư nhân như công đoàn, lao động, các lĩnh vực xã hội…
TS Lê Trường Tùng cũng đưa ra một phương án mới với bậc học phổ thông chỉ còn 9 năm (5 năm tiểu học và 4 năm trung học), thay vì 12 năm. Sau khi học xong trung học, học sinh có thể vào cao đẳng hoặc vào thi vào đại học. Bậc cao đẳng cũng được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu tương đương với bằng trung cấp hiện nay.
Chia sẻ về phương án đề xuất học phổ thông chỉ còn 9 năm, ông Mai Liêm Trực cũng rất đồng tình với ý kiến này.
Theo ông Trực, phương án học phổ thông 9 năm là hợp lý, sau đó phân luồng để học sinh có thể học nghề hoặc vào đại học.
Cũng có ý kiến đồng tình ủng hộ, PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3.
Tuy nhiên, theo ông, học văn hóa thì 9 năm là đủ, nhưng đào tạo con người 9 năm lại là ít. Vì vậy, bậc phổ thông cần học 11 năm, hết THCS sẽ có hai hệ thống, một là học nghề, hai là như truyền thống để học cao hơn.
PGS Văn Như Cương cho rằng, chương trình hiện nay có nhiều kiến thức không cần thiết, có thể cắt giảm đến 1/3. Ảnh thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. Lê Hiếu.
PGS Văn Như Cương nhấn mạnh: “Lỗ hổng rất lớn của giáo dục hiện nay là chưa dạy được thế nào là trung thực, thế nào là giả dối cũng như học sinh thiếu kiến thức thực tế”.
Đồng ý với quan điểm cần cấu trúc lại bậc học phổ thông cho gọn nhẹ và xã hội hóa các bậc học cao hơn, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng phải chia giáo dục phổ thông thành hai giai đoạn.
Giai đoạn một có 6 năm, Nhà nước chi toàn bộ, kể cả tiền sách vở. Giai đoạn hai có 3 năm, nhà nước và cha mẹ học sinh cùng chia sẻ kinh phí. Hết bậc học phổ thông, người học phải tự đóng học phí.
Cũng có ý kiến đồng tình với việc phải cải cách nền giáo dục nhưng GS Trần Xuân Hoài lại đề xuất giữ nguyên số năm học phổ thông như hiện nay, và học sinh chỉ phải thi một lần khi hết bậc học phổ thông. Học sinh tốt nghiệp sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình học.
THIÊN TRƯỜNG
Theo Infonet
Du học Mỹ không khó
Cánh cửa du học Mỹ - một trong những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới - ngày càng rộng mở cho học sinh Việt, nhưng không phải ai cũng biết là có một con đường đi du học Mỹ khá dễ dàng, đó là theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng.
Theo báo cáo kêt quả khảo sát thông kê hàng năm vê du học sinh quôc tê ở Mỹ của tạp chí Open Doors 2011, Việt Nam xếp thứ 8 với gân 15.000 du học sinh. 6 trong số 10 sinh viên bắt đầu từ việc học ở các trường cao đẳng cộng đồng hệ 2 năm, tức là có gần 9.000 sinh viên Việt Nam nhập học ở hàng trăm trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ (Việt Nam lọt vào top 10, đứng thứ 9 trong số các quốc gia có nhiều sinh viên học tại Hoa Kỳ). Tại sao nhiều bạn lại hứng thú với loại hình đào tạo này tại Mỹ vậy?
Điểm cộng mà hệ thống giáo dục này sẽ mang lại là chi phí thấp đến mức tối thiểu, chính sách chuyển tiếp để có được bằng cử nhân với tổng thời gian không đổi (4 năm), công nghệ hiện đại, chương trình đa dạng và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên được đánh giá tuyệt vời.
Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Cao đẳng Cộng đồng Hoa Kỳ hay muốn tìm kiếm một cơ hội du học tại các trường này, Capstone Việt Nam sẽ mang đến một điều thú vị là Triển lãm Du học - Cao đẳng Cộng đồng Hoa Kỳ được tổ chức thường niên, là nơi mang đến cho ứn viên những thông tin cần thiết.
Đặc biệt là khi đến tham gia triển lãm, các bạn không chỉ được tư vấn tuyển sinh, được gặp mặt trực tiếp đại diện đến từ các trường cao đẳng cộng đồng Mỹ để tìm hiểu mọi thông tin về môi trường học tập, chi phí ăn ở, điều kiện nhập học, cơ hội làm thêm trong trường, và cảm nhận được sức hút của loại hình giáo dục này mang lại mà còn được miễn phí tư vấn làm hồ sơ du học. Các bạn sẽ có cơ hội được nhận nhiều quà tặng may mắn từ Capstone Việt Nam nữa.
Năm nay, Triển lãm sẽ diễn ra tại 4 thành phố:
Từ 15h - 18h30 tại
Hải Phòng: Thứ hai, 1/10, khách sạn Nam Cường, 47 Lạch Tray
Hà Nội: Thứ tư, 3/10, khách sạn Hilton, 1 Lê Thánh Tông
Đà Nẵng: Thứ sáu, 5/10, khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, 1 Nguyễn Văn Linh
TP. Hồ Chí Minh: Chủ nhật, 7/102, khách sạn Equatorial, 242 Trần Bình Trọng
Danh sách các trường tham gia triển lãm:
Đăng ký tham gia triển lãm tại đây.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Capstone Việt Nam
www.capstonevietnam.com
VP Hà Nội: 8C Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm
ĐT: 04 3938-8455 | Hotline: 094 2244 186
duhoc@capstonevietnam.com
YM|Skype: capstonevietnam
Tư liệu: Capstone Việt Nam
Theo Infonet
Cần tổng điều tra toàn diện trước khi đánh giá Để có được cơ sở vững chắc cho một đánh giá khách quan, toàn diện về thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay, có lẽ cần có một cuộc tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp. Đó là quan điểm của GS. TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Khoa...