Đề xuất quản lý người cách ly bằng vòng tay điện tử
Vòng tay điện tử được sản xuất tại Việt Nam, dùng định vị để hỗ trợ giám sát người cách ly đang được bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất thử nghiệm.
Đại diện Cục tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết đại diện Bộ đã có văn bản đề xuất gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, đề xuất áp dụng vòng đeo tay chuyên dụng nhằm hỗ trợ giám sát người cách ly tập trung và sau cách ly.
Vòng đeo tay này sẽ được phát triển bởi doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng công nghệ GPS để ghi nhận đia điểm. Pin có thời gian sử dụng 30 ngày, có thể gửi cảnh báo nếu phát hiện người đeo đã ra khỏi khu vực cách ly hoặc cố tình phá vòng. Mức giá sản xuất dự kiến là 35 USD (khoảng 800 nghìn đồng).
Mẫu vòng tay điện tử kết nối với smartphone, hỗ trợ kiểm soát người cách ly được Hong Kong áp dụng từ tháng 3/2021.
Việc dùng vòng tay để hỗ trợ giám sát người cách ly đã được Hàn Quốc, Hong Kong và một số nơi trên thế giới áp dụng. Ở Hong Kong, từ 19/3, tất cả khách nhập cảnh sẽ được gắn một vòng tay có định vị. Vòng tay sẽ được kết nối với một ứng dụng trên smartphone giúp chính quyền kiểm soát việc tự cách ly tại nhà. Khoảng 60.000 vòng đeo tay điện tử đã được phát cho người nhập cảnh vào Hong Kong.
Video đang HOT
Một năm trước đó, chính phủ Hàn Quốc cũng đã áp dụng biện pháp bắt buộc đeo vòng tay điện tử với những cá nhân vi phạm các quy tắc tự cách ly, như đi ra ngoài mà không báo trước, không trả lời các cuộc gọi điện thoại kiểm tra sức khỏe.
Việc áp dụng vòng tay điện tử để hỗ trợ giám sát người cách ly và truy vết Covid-19 được giới chuyên gia đánh giá cao về tính khả thi và độ hiểu quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng. Đổi lại, thay vì phải cách ly tập trung, các ca nghi nhiễm hoặc người nước ngoài nhập cảnh có thể đăng ký tự cách ly tại nhà, cơ quan y tế có thể dễ dàng giám sát việc tự cách ly thông qua ứng dụng di động.
Hiện tại Việt Nam đang áp dụng một số hình thức truy vết phổ biến, như khai báo y tế tự nguyện hoặc dùng sóng Bluetooth năng lượng thấp thông qua ứng dụng Bluezone. Người dân có thể khai báo trên ứng dụng, gọi điện đến đường dây nóng hoặc dùng tờ khai y tế bằng giấy.
Theo các chuyên gia, trong trường hợp các ca lây nhiễm vẫn còn thấp, những phương pháp cũ vẫn phát huy tác dụng. Nhưng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, một số phương pháp như chủ động giám sát bằng vòng tay điện tử sẽ giúp kiểm soát tốt hơn việc tự cách ly và hạn chế lây nhiễm chéo.
Theo Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc: “Trong một khảo sát do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này thực hiện, trên 1.000 người trưởng thành, có 80,2% người dân ủng hộ ý tưởng sử dụng vòng tay điện tử để theo dõi việc cách ly”.
Một số du khách nhập cảnh vào Hong Kong cho biết, ban đầu họ cảm thấy không thoả mái với việc đeo vòng tay và tự cách ly tại nhà, nhưng khi đã quen, họ thấy phương pháp này tối ưu và thoải mái hơn so với việc phải cách ly tập trung.
Quét mã QR truy vết Covid tại Hà Nội
Khi đến các địa điểm công cộng, người dùng cần mở ứng dụng trên smartphone để quét mã QR, hỗ trợ việc truy vết Covid-19.
Trong công điện ngày 27/4 về tăng cường thực hiện phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đưa ra một trong các yêu cầu là "thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bằng QR Code, ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế".
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, tất cả điểm công cộng như công sở, bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ truyền thống, các cơ sở lưu trú, nhà hàng... đều phải kiểm soát y tế với khách đến và đi bằng QR Code. Việc quét mã được thực hiện thông qua việc cài đặt và sử dụng một ba ứng dụng được Bộ y tế công nhận: NCOVI, VietNam Health Declaration và Bluezone.
Ngày 26/4, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết sự lây lan của dịch Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có đề cập đến ba giải pháp tích hợp QR code.
Ứng dụng Bluezone
Bluezone là ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp để ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh. Lịch sử tiếp xúc giữa người dùng Bluezone sẽ được lưu lại trên điện thoại của họ. Dữ liệu này sẽ chỉ được sử dụng để phục vụ cơ quan y tế khi có sự đồng ý của người dùng hoặc trong trường hợp người dùng là ca nhiễm, ca nghi nhiễm. Ứng dụng hiện thu hút hơn 30 triệu lượt cài đặt.
Nhóm phát triển Bluezone cho biết, tính riêng trong tháng 3, có khoảng 446.611 lượt quét mã QR thông qua ứng dụng, tức trung bình mỗi ngày 15.000 lượt. Đến tháng 4, khi tình hình lắng xuống, người dân có phần buông lỏng ý thức phòng dịch nên số lượt quét giảm còn 142.666, trung bình mỗi ngày 5.000 - 6.000 lượt.
Bluezone hiện có hơn 30 triệu người dùng.
Hệ thống quản lý tờ khai y tế NCOVI
Hàng ngày, người dân có thể cập nhật tình hình sức khoẻ của bản thân thông qua việc khai báo y tế tự nguyện trên NCOVI với các thông tin: khả năng tiếp xúc với người bệnh, một số dấu hiệu có khả năng liên quan đến Covid-19 và một số thông tin bệnh nền.
Các dữ liệu này giúp cơ quan chức năng phát hiện sớm nguy cơ có thể xảy đến với người khai báo và kịp thời ngăn chặn khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Khai báo y tế cho người nhập cảnh
Bộ Y tế đã áp dụng việc khai báo y tế với khách nhập cảnh đến hoặc đi qua các quốc gia đang có dịch. Việc khai báo có thể thực hiện trên ứng dụng Vietnam Health Declaration hoặc trên trang tokhaiyte.vn. Thông tin khai báo giúp cơ quan chức năng trong việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Bluezone thêm tính năng check mã QR Người sử dụng có thể dùng ứng dụng Bluezone để quét mã QR tại các địa điểm công cộng nhằm thuận tiện trong việc truy vết. Những ngày qua, người dân tại Hải Dương có thể dùng tính năng quét mã QR tích hợp sẵn trong Bluezone để "check in" khi đến nơi công cộng. Thời gian tới, đội ngũ phát triển sẽ...