Đề xuất phạt tù cha mẹ không cho con tiêm vắc xin ở Thổ Nhĩ Kỳ
Các nghị sĩ đảng Phong trào Dân tộc Chủ nghĩa (MHP) của Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố dự luật buộc các bậc cha mẹ phải cho con cái tiêm chủng vắc xin, nếu không sẽ ngồi tù.
Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với làn sóng nhiều người nói không với dùng thuốc trị bệnh và tiêm vắc xin – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPUTNIK
Nghị sĩ MHP Sefer Aycan, người soạn thảo dự luật, ngày 22.8 đề nghị mức án tù 6 tháng cho đến 2 năm đối với những bậc phụ huynh hay người giám hộ từ chối đưa trẻ em đến bệnh viện tiêm chủng vắc xin, theo tờ Daily Sabah.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số lượng trẻ em không được tiêm chủng vắc xin ở Thổ Nhĩ Kỹ tăng từ 11.000 năm 2016 lên đến 23.000 trong năm 2017.
Các loại vắc xin trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ không được tiêm chủng bao gồm vắc xin phòng chống nhiều bệnh khác nhau như bệnh sởi, quai bị và viên gan B.
Video đang HOT
Nghị sĩ Aycan cảnh báo tình trạng ngày càng nhiều nhóm ở Thổ Nhĩ Kỳ tung tin đồn thất thiệt về “hậu quả của tiêm vắc xin” trên mạng khiến nhiều bậc phu huynh hoang mang.
Ông Aycan kỳ vọng dự luật sẽ được Quốc hội thông qua để giúp cảnh tỉnh các bậc phụ huynh và buộc họ phải có trách nhiệm hơn đối với con trẻ.
Theo khuyến cáo của WHO, ít nhất 90-95% trẻ em của một quốc gia cần phải được tiêm chủng vắc xin để phòng chống nguy cơ dịch bệnh bùng phát và bảo vệ sức khỏe.
Giáo sư Alpay Azap thuộc hiệp hội phòng chống bệnh truyền nhiễm Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nước này đang đối mặt với làn sóng ngày càng nhiều người lựa chọn cách sống “hữu cơ”, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, bao gồm cả dùng thuốc thị bệnh và tiêm chủng vắc xin.
Theo thanhnien.vn
Dịch sởi bùng phát ở châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số lượng ca nhiễm bệnh sởi ở châu Âu tăng vọt trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, khiến ít nhất 37 người chết.
Trẻ em cần được tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi - AFP
Theo báo cáo của WHO ngày 20.8, có trên 41.000 ca nhiễm bệnh sởi ở khắp châu Âu trong vòng 6 tháng đầu năm 2018.
Các số liệu của WHO cho thấy phân nửa ca nhiễm sởi trong năm nay (23.000 trường hợp) xuất phát từ Ukraine. Trong khi đó, Pháp, Hy Lạp, Ý mỗi nước có trên 1.000 ca nhiễm sởi.
Số ca bệnh sởi tại châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cao hơn số ca nhiễm bệnh này trong cả năm suốt một thập niên qua. Cụ thể, trong năm 2017, có 23.927 trường hợp nhiễm bệnh sởi ở châu Âu và năm 2016 là 5.273 ca.
"Chúng tôi chứng kiến tình trạng gia tăng nhanh chống số ca nhiễm bệnh sởi và đợt bùng phát dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn", bà Zsuzsanna Jakab, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO, cho biết.
Bà Jakab khuyến cáo: "Chúng tôi kêu gọi tất cả quốc gia châu Âu ngay lập tức tiến hành các biện pháp sâu rộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhất là tiêm chủng vắc xin".
Bệnh sởi được loại trừ ở Mỹ sau khi vắc xin trở nên thịnh hành vào thập niên 1960. Tuy nhiên, dịch bệnh lại tiếp tục bùng phát trong những năm gần đây tại Mỹ và châu Âu, đa số là do lây nhiễm trong lúc ở nước ngoài.
Bệnh sởi do vi rút gây ra, đa phần ảnh hướng đến trẻ em. Các triệu chứng là phát ban, sốt cao, ho, chảy nước mũi, mắt đỏ và chảy nước mắt. Trong một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng.
Trẻ chưa đủ tuổi tiêm vắc xin cũng có nguy bị lây nhiễm thường qua đường hô hấp.
Theo thanhnien.vn
Ba người một nhà lây nhiễm quai bị cho nhau Người phụ nữ ở Phú Thọ mắc quai bị trước, lây cho chồng và con trai, hai bố con nhập viện do biến chứng viêm tinh hoàn. Ảnh minh họa Bé trai 15 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau tuyến nước bọt hai bên, đau tinh hoàn trái. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc...