Đề xuất nhiều phương án cho sinh viên TP.HCM đi học lại
Dù rất khó khăn để quyết định tiếp tục nghỉ hay đi học lại nhưng phó hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM cho rằng trong hoàn cảnh nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi của người học.
Sáng 6/3, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã có buổi làm việc với hội đồng hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố về công tác phòng chống dịch Covid-19. Trong cuộc họp, hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố đã đưa ra nhiều ý kiến, đề xuất về thời gian sinh viên trở lại trường.
Các trường đại học lúng túng khi quyết định thời gian đi học lại của sinh viên. Ảnh: Việt Linh.
Đề xuất nhiều phương án cho sinh viên đi học lại
Chia sẻ về thực tế tại trường mình, PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách ĐH Luật TP.HCM, cho biết ngày 2/3 trường này đã cho một số sinh viên năm cuối đi học lại. Dù vậy, tỷ lệ người đi học cũng không cao do còn lo ngại về tình hình dịch bệnh.
“Tôi nghĩ chúng ta không thể nào để cho trường đóng cửa mãi được. Với tinh thần chia sẻ sự lo lắng của UBND TP.HCM, chúng tôi rất cân nhắc ai đi học, ai ko nên đi học”, ông Hải nói.
Theo ông, hiệu trưởng các trường đại học đang rất lo vì chỉ một người nhiễm bệnh thôi cũng có nguy cơ vỡ trận, nên các trường đang làm hết sức mình để phòng chống dịch. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến sự nghiệp, công việc của người học.
“Rất nhiều hiệu trưởng đang lo về quyết định cho đi học hay nghỉ. Đi học thì có áp lực gì với thành phố? Thành phố nói nếu có 1.000 ca bệnh thì đã vỡ trận, trong khi trường chúng tôi có đến 10.000 sinh viên”, ông Hải nói.
Do đó, phó hiệu trưởng ĐH Luật TP.HCM mong UBND TP.HCM có phân tích và quyết định kịp thời về việc này để các trường đại học tính toán phương án thông báo cho sinh viên.
Nói về quan điểm của mình, PGS.TS Cao Hào Thi, Hiệu trưởng ĐH Công nghệ Sài Gòn, cho rằng quyết định cho đi học hay nghỉ là không hề dễ dàng. Trong khi đó, mục tiêu của thành phố là kiên quyết tạo môi trường an toàn, cho người học an tâm đến học.
“Ở góc độ phòng dịch, chúng ta nên thống nhất thời gian đi học lại. Bộ GD&ĐT cho các trường tự chủ nhưng quyết định cho đi học lại hay không thì phải căn cứ trên tình hình dịch bệnh mà không ai đủ chuyên môn như sở y tế. Nếu cho đi học lại, một lớp 50 em mà một nửa học một nửa ở nhà thì không giải quyết được việc gì cả”, ông Thi nói.
Video đang HOT
Do đó, ông kỳ vọng thành phố có quyết định kịp thời và các trường đại học đồng lòng, thống nhất một thời điểm nào đó để cho sinh viên đi học lại thì xã hội sẽ yên tâm hơn.
Đáp lời hai hiệu trưởng, ông Lê Thanh Liêm cho biết: “Lãnh đạo thành phố mong học sinh, sinh viên đi học sớm chừng nào tốt chừng nấy nhưng với tình hình dịch bệnh thế này có nên hay không? Thậm chí, hôm qua Thủ tướng yêu cầu các thành phố lớn cần có phương án cách ly diện rộng. Chúng ta rất lo lắng, nhưng không thể vội vàng quyết định”.
Ngược lại, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay một số trường đại học đang gặp khó trong bài toán kinh tế khi sinh viên nghỉ dài ngày.
Theo ông, nếu sinh viên tiếp tục nghỉ, các trường không thể thu học phí, do đó không có tiền để trả lương cho hàng nghìn giảng viên, cán bộ nhân viên. Hiện các trường đang lấy quỹ tích lũy để trả lương cho nhân viên.
“Bộ GD&ĐT đã ấn định cuối tháng 7 thi THPT quốc gia, nếu cứ nghỉ nữa sẽ ảnh hưởng đến lịch học vụ của các trường. Để đáp ứng được đúng lịch của bộ thì các trường cho nghỉ thêm một tuần. Nếu không có gì xảy ra thì các trường đồng lòng, ngày 15/3 cho sinh viên đi học lại”, ông Dũng đề xuất.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, đề xuất cho một bộ phận sinh viên khối ngành sức khỏe được đi học trước.
Theo ông, trong giai đoạn tới nếu thành phố thiếu lực lượng y tế, khi cần thêm nhân lực, sinh viên y khoa là những người được huy động đầu tiên. Như vậy, sinh viên y khoa phải được tập huấn trước. Hơn nữa, ông cho biết hiện nay các bệnh viện thành phố cũng rất khó khăn vì bác sĩ sau đại học đều nghỉ.
“Ở Hà Nội, trường y vẫn đi học lại ngay từ sau Tết nên khối trường sức khỏe rất mong được đi học lại”, ông Tuấn nói.
Đề xuất sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nghỉ hết tháng 3
Phát biểu tại cuộc họp, PGS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết ban giám đốc đại học này đã đề xuất cho sinh viên nghỉ hết hết tháng 3, đầu tháng 4 đi học lại.
Ông cho hay, ý kiến này được lãnh đạo các trường đại học thành viên đồng ý. Riêng thời gian đi học lại của trường Phổ thông Năng khiếu sẽ tùy theo quyết định của UBND TP.HCM.
“Qua thông tin từ sở y tế chúng ta thấy tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Như lời chủ tịch UBND thành phố tra đổi rằng khi cho sinh viên nghỉ hay đi học thì phải nghĩ đến sinh tồn của 10 triệu đồng bào TP.HCM chứ không riêng gì 70.000 sinh viên ĐH quốc gia TP.HCM. Trong khi đó, trường đại học, ký túc xá là nơi đông người, giao lưu liên tục nếu có người nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn”, ông Đạt nói.
Ông Huỳnh Thành Đạt đề nghị cho sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nghỉ hết tháng 3. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội.
Hiện, một số trường đại học tại TP.HCM thông báo cho sinh viên nghỉ đến hết tháng 3 như ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ĐH Tài chính – Marketing…
Trước đó, tại cuộc họp chiều 29/2, ông Huỳnh Thành Đạt nói các trường đại học trên địa bàn thành phố rất lúng túng trong việc quyết định cho sinh viên nghỉ hay không.
“Tôi kiến nghị thành phố tiếp tục cho học sinh, kể cả học viên, sinh viên đại học, cao đẳng tiếp tục nghỉ hết tháng 3 để chúng ta có dự định, phương án thực hiện thống nhất… Thi tốt nghiệp chậm một chút cũng không sao cả”, ông Đạt nêu ý kiến.
Ngoài ra, giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM thông tin chỉ tính riêng các trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM đã có 50 sinh viên Trung Quốc, trong đó có một số em đến từ Vũ Hán và khoảng 1.000 sinh viên Hàn Quốc.
Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, thông qua các kênh ngoại giao, ĐH Quốc gia TP.HCM đã đề nghị các đối tác hoãn đưa sinh viên này quay lại Việt Nam.
Lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho biết nhà trường sẵn sàng nếu thành phố muốn trưng dụng cơ sở vật chất phục vụ phòng chống dịch khi tình hình diễn biến phức tạp.
Theo Zing
Đừng để đi học rồi lại phải nghỉ học
Tại một số địa phương trong cả nước, học sinh THPT vừa đi học lại được gần một tuần, học sinh các cấp khác dự kiến sẽ đi học lại từ ngày 16.3 theo như các thông báo trước đó.
Còn tại TP.HCM, học sinh từ lớp 11 trở xuống dự kiến trở lại trường từ 16.3, riêng lớp 12 sẽ học sớm hơn, từ 9.3 mặc dù địa phương này mong muốn gần 2 triệu học sinh được nghỉ học cho đến hết tháng 3...
Học viên cao học và sinh viên hệ vừa học vừa làm Trường ĐH Luật TP.HCM đi học trở lại ngày 2.3 sau khi kê khai thông tin y tế
Thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng dịch
Xung quanh câu chuyện cho học sinh tiếp tục nghỉ học để phòng dịch bệnh Covid-19 hay phải trở lại trường ngay để theo kịp chương trình, thì mỗi nơi có quyết định riêng tùy theo diễn biến của dịch bệnh Covid-19 cũng như khả năng nhận định tình hình của lãnh đạo địa phương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuẩn bị cho việc trở lại trường thì cần nghiêm túc thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế, trong đó đặc biệt là kê khai thông tin y tế của từng người học. Bởi nếu không làm kỹ động tác này, việc đi học trở lại sẽ như một cuộc đánh cược "5 ăn 5 thua", bởi vốn dĩ hầu hết phụ huynh đều không yên tâm cho con em trở lại trường trong lúc này, trong khi đó, phía các cơ sở giáo dục thì luôn ở thế bị động, không có kinh nghiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, dễ rơi vào tình trạng lúng túng khi xảy ra sự cố dù nhỏ nhất, đến lúc đó, không chỉ có phụ huynh hoang mang, mà chắc chắn trường học còn lo lắng gấp bội.
Bằng chứng dễ thấy vừa qua là trường hợp xảy ra tại tỉnh Hậu Giang ngày 2.3. Một học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Vị Thanh bất ngờ bị sốt ngay trong buổi sáng buổi đầu tiên đi học lại sau thời gian tránh dịch Covid-19, khiến nhà trường phải cho cả lớp nghỉ học buổi chiều. Sau đó qua tìm hiểu, nhà trường nắm được thông tin gia đình em này có người thân từ vùng dịch Hàn Quốc về, đã nhanh chóng báo với ngành chức năng, đưa học sinh này đến trung tâm y tế để kiểm tra và nhận định ban đầu em này chỉ bị... viêm họng, nên sau đó thông báo trở lại cho các học sinh đi học bình thường vào ngày hôm sau 3.3. Riêng học sinh bị sốt, phụ huynh xin cho nghỉ vài ngày để ở nhà chữa trị. Đáng kể hơn, tối 2.3, UBND tỉnh Sơn La cũng ra quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ thêm đến ngày 17.3 sau khi học sinh THPT và sinh viên của tỉnh đi học trở lại ngày đầu tiên, lý do là có lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường CĐ Y tế Sơn La có biểu hiện viêm đường hô hấp (ho, không sốt). Trong khi trước đó, tỉnh thông báo cho học sinh từ mầm non, tiểu học và THCS đi học lại vào ngày 9.3, còn học sinh THPT và sinh viên thì đã cắp sách đến trường từ 2.3. Và mới nhất là vào ngày 4.3, gần 1.000 học sinh của Trường THPT Hà Văn Mao, xã Điền Quang, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa phải nghỉ học khi có một nam sinh lớp 11 bất ngờ có những biểu hiện ho, hơi đau họng, hơi tức ngực, đau đầu nhẹ trong buổi sáng ngày 4.3. Ngay lập tức, nam sinh đã nhanh chóng được đưa tới khu cách ly để theo dõi y tế, gần 1.000 học sinh của trường cũng được cho nghỉ học để tiến hành phun khử khuẩn cả trường. Qua tìm hiểu, được biết nam sinh này có yếu tố tiếp xúc với người nhà là H.V.D đi lao động ở Kyoto (Nhật Bản) về từ hôm 24.2. Trường hợp này cũng đã được chính quyền địa phương đưa vào diện cách ly tại nhà để theo dõi, hiện sức khỏe H.V.D và cả nhà nam sinh đều bình thường. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật huyện Bá Thước cũng đã phối hợp với Trạm Y tế xã Điền Quang tổ chức phun tiêu độc, khử trùng 9 nhà dân gần nhà anh H.V.D và nhà nam sinh theo quy định...
Tránh bị động, lúng túng
Trong cả ba trường hợp nói trên, số lượng học sinh ảnh hưởng không lớn, nhưng đã phần nào làm xáo trộn và hoang mang cho người dân tại ít nhất các địa phương nói trên, nếu đến khi học sinh, sinh viên đến trường cùng lúc, thì tình hình sẽ càng căng thẳng và khó kiểm soát hơn. Qua đây có thể thấy, các vụ việc trên như "hồi chuông" cảnh báo các trường cần phải tăng cường kiểm soát dịch tễ học sinh, sinh viên, tránh để xảy ra những trường hợp bị động, lúng túng như các sự cố tại Thanh Hóa, Sơn La và Hậu Giang.
Theo các chuyên gia y tế, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra như hiện nay, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Trường cần thông báo đến từng phụ huynh, học sinh để thực hiện khai báo thông tin y tế, từ đó có sự hướng dẫn cụ thể để các học sinh trở lại trường an toàn. Việc yêu cầu công khai thông tin có thể thực hiện trong các group liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường, mà đầu mối là giáo viên chủ nhiệm từng lớp, hoặc tốt nhất là các phần mềm khảo sát online thống nhất của ngành giáo dục để việc khai báo thông tin đầy đủ và khoa học hơn. Trong đó, yêu cầu khai rõ các thông tin như: Học sinh và các thành viên trong gia đình có đến các vùng đang có dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày cụ thể nào đó; Có người thân đến hay về từ các vùng dịch; Học sinh và gia đình có tiếp xúc với những người nghi ngờ nhiễm Covid-19; Tình trạng sức khỏe hiện tại của học sinh và những người trong gia đình (có các biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, đau họng...). Việc khai báo này cần thực hiện trước khi học sinh, sinh viên đi học trở lại, chứ nếu để các em đến trường rồi mới khảo sát thì cũng không có ý nghĩa. Bởi nếu gặp trường hợp học sinh, sinh viên chưa khai báo thông tin y tế, khi đi học trở lại có em bị các biểu hiện sức khỏe như nói trên (mà chính em này từng tiếp xúc với những người có nguy cơ nhiễm bệnh) rồi nhà trường mới xử lý thì sẽ nhiều rủi ro, khó kiểm soát.
Nhi ề u tr ườ ng Đ H, C Đ cho sinh vi ê n ngh ỉ đế n h ế t th á ng 3
Nhiều trường ĐH, CĐ đã thông báo cho sinh viên, học viên tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 3 để phòng tránh dịch Covid-19. Theo đó, hiện các Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Học viện Cán bộ TP.HCM, Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn,... đều đã thông báo cho sinh viên, học viên nghỉ học đến hết tháng 3.
Trước đó, trong buổi làm việc với UBND TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng đã đề xuất UBND TP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP nghỉ học đến hết tháng 3. Theo ĐH Quốc gia TP.HCM, việc sinh viên đi học trở lại và một lượng lớn sinh viên sống tập trung trong ký túc xá là mối nguy hại dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh.
Hiện ngoài các trường nói trên, ĐH Quốc gia TP.HCM và hầu hết các trường ĐH còn lại đều có thông báo cho sinh viên, học viên nghỉ học đến ngày 8.3.
THÙY TRANG
Theo baovanhoa
ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo đi học trở lại từ 9/3 do 72,8% sinh viên khảo sát muốn quay trở lại trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết sinh viên toàn trường sẽ quay trở lại học tập từ ngày 9/3 sắp tới. Trong khoảng thời gian đầu nhập học tập trung trở lại, nhà trường sẽ không chấm điểm chuyên cần. Sáng ngày 5/3, ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch học tập của sinh viên sau...