Đề xuất nhiều giải pháp chặn gian lận trong thi THPT quốc gia
Bộ Giáo dục sẽ xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài của học sinh tỉnh mình, dự kiến chấm theo cụm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17/9 đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng với sự tham dự của thành viên Ban chỉ đạo, đại diện Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và giám đốc 63 Sở Giáo dục. Cuộc họp nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kỳ thi năm 2019.
Hoàn thiện khâu đề thi
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Nam, cho rằng trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, khâu đề thi rất quan trọng. Đề thi như các năm qua đã có cố gắng lớn, đảm bảo độ bảo mật song cần đầu tư thêm vào ngân hàng đề thi để đạt được sự phân hóa như mong muốn.
Ông Quốc kiến nghị nên tách mỗi môn thi trong bài tổ hợp thành một phiếu trả lời trắc nghiệm. Việc này giúp người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu tốt hơn, tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể hỏi bạn bè rồi điều chỉnh. Phiếu cũng nên làm phách để khi xử lý người chấm sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật của bài thi.
Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục Thanh Hóa, cho rằng việc đầu tiên là hoàn thiện khâu đề thi, bộ ngân hàng đề để đánh giá kiến thức, năng lực, trình độ của học sinh, tránh đòi hỏi quá cao hoặc quá dễ.
Về khâu coi thi, theo bà Hằng vẫn nên có sự phối hợp với các đại học, mỗi điểm thi nên có ít nhất đại diện của ba trường, trong đó có trường của trung ương, trường địa phương và trường THPT. Khi coi thi, các giảng viên, giáo viên có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan.
Bà Hằng đề xuất khâu làm phách trong bài thi trắc nghiệm nên mã hóa, làm sao cán bộ chấm thi không thể biết được bài đó là của ai. Hội đồng làm phách trắc nghiệm và tự luận nên cách ly triệt để đến khi chấm xong.
“Khâu chấm quan trọng nhưng dù thế nào cũng là do con người. Nếu quy trình không xác định rõ nhận thức của người làm thi thì cũng sẽ nảy sinh tiêu cực. Nên điều quan trọng nhất là trước kỳ thi, chúng ta phải quán triệt các quy định, quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có tiêu cực ở trong mỗi một khâu”, nữ giám đốc Sở nói.
Video đang HOT
Nhiều giám đốc Sở Giáo dục cũng đề nghị Bộ Giáo dục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn, đảm bảo chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu kỳ thi. Việc lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi phải là ngưởi có tinh thần trách nhiệm cao, được tập huấn đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ.
Thí sinh TP HCM thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Quỳnh Trần
Đề nghị chấm thi theo cụm
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở Giáo dục Vĩnh Long, cho rằng cần thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực. Quyết định thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm và phương án phân công chấm thi theo nhóm tỉnh hoặc khu vực do Bộ Giáo dục ban hành và được bảo mật cho đến thời điểm phù hợp mới công bố (trước thời điểm bàn giao bài thi về địa điểm chấm không nhiều).
Tổ chấm trắc nghiệm tiếp nhận đề thi từ các Hội đồng thi; cán bộ tham gia chấm thi trắc nghiệm và lực lượng thanh tra, giám sát phải được cách ly hoàn toàn với bên ngoài kể từ lúc tiếp nhận bài thi từ các Hội đồng thi đến khi công bố kết quả thi tạm thời (hoặc đến khi gửi dữ liệu xử lý bài thi gốc về Bộ).
Đối với bài thi tự luận, bà Thanh đề nghị vẫn giao cho địa phương chấm thi nhưng thống nhất tổ chức đánh phách một vòng và cách ly Ban làm phách hoàn toàn từ lúc làm nhiệm vụ đến lúc chấm xong bài thi cuối cùng (song song đó là tăng số lượng cán bộ chấm thi tự luận).
Trao đổi về đề xuất chấm thi trắc nghiệm theo cụm, hoặc chấm chéo, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở Giáo dục Đà Nẵng, cho rằng đây hoàn toàn là vấn đề kỹ thuật, Bộ có thể chỉ đạo cho Sở làm vì các Sở từng làm.
Theo ông, chấm thi trắc nghiệm đưa về các cụm tập trung rất thuận lợi vì đã có đầy đủ cơ sở vật chất, chỉ hoán đổi các thành viên về mặt kỹ thuật xử lý bài thi chéo nhau và có thể yên tâm kết quả chính xác. Thi trắc nghiệm bản thân kết quả luôn chính xác, nếu không có sự can dự một cách có chủ ý của người làm công tác chấm thi.
Về tự luận, trước đây một số năm đã tổ chức chấm chéo giữa các tỉnh thành. Nay đảm bảo khách quan tuyệt đối, Bộ trở lại việc tổ chức chấm chéo cũng không gây khó khăn gì. “Vấn đề là chúng ta cần tính toán khoảng cách di chuyển của bài thi, để hoán đổi sao cho hợp lý”, ông Vĩnh nói.
Trước băn khoăn việc chấm chéo giữa các địa phương không mới và từng xảy ra tiêu cực khi 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long “bắt tay” nhau, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục) cho rằng “bối cảnh tổ chức kỳ thi của những năm trước khác bây giờ, nay có thuận lợi về công nghệ”.
Sáu nhóm giải pháp cải tiến kỳ thi
Kết thúc cuộc họp, các đại biểu đã thống nhất 6 nhóm giải pháp để cải tiến kỳ thi năm 2019. Thứ nhất, toàn bộ quy trình tổ chức thi, quy chế thi và hướng dẫn được đề xuất đi theo hướng cụ thể, chi tiết hơn. Trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi xác định rõ ràng, cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý sai phạm.
Thứ hai, các đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng, đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt mục tiêu của kỳ thi là xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Thứ ba, đại biểu cho rằng cần cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi. Đặc biệt, phần mềm chấm thi trắc nghiệm cần theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Thứ tư, cần cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả khâu của kỳ thi, tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi. Ngành giáo dục cần xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài của học sinh tỉnh mình, chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm.
Thứ năm là chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là khâu trọng yếu như ra đề thi, coi thi, chấm thi; tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát.
Thứ sáu là nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các hội đồng thi.
“Với các giải pháp đồng bộ như vậy, chúng tôi sẽ cụ thể hóa trong quy chế và hướng dẫn để làm sao việc triển khai thuận lợi và nhuần nhuyễn trong những năm tới”, ông Trinh nói.
Cục trưởng Quản lý chất lượng cũng khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia sẽ được duy trì ổn định đến hết năm 2020, kèm theo điều chỉnh về kỹ thuật, hoàn thiện về mặt tổ chức. Các điều chỉnh chủ yếu liên quan tới yếu tố kỹ thuật, việc học hành và ôn tập của thí sinh vẫn ổn định. Bộ Giáo dục sẽ sớm ban hành quy chế, hướng dẫn để các Sở Giáo dục chủ động trong kế hoạch năm học.
Lê Nam
Theo Vnexpress
Thi THPT quốc gia: Nên tách môn trong phiếu trả lời trắc nghiệm
Nên tách riêng từng phiếu trả lời trắc nghiệm cho từng phân môn trong bài thi tổ hợp, làm phách cho bài làm thi trắc nghiệm... là những góp ý của lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo về tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia (Ảnh: TTXVN)
Tách phiếu trả lời trắc nghiệm bài thi tổ hợp
Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, ở hai bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân) và Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học), mỗi bài thi gồm ba môn thi thành phần với ba đề thi khác nhau nhưng lại chung một phiếu trả lời trắc nghiệm. Theo quy định, sau khi kết thúc mỗi môn thi, giám thị sẽ thu lại đề thi của môn thi trước và phát đề của môn thi tiếp theo. Khoảng cách thời gian giữa hai môn thi là 10 phút.
Theo ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, nên tách ra mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm.
"Điều này sẽ thuận giúp người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn. Bên cạnh đó, cũng tránh việc thí sinh sau giờ nghỉ giữa hai môn thi có thể hỏi các bạn và về điều chỉnh," ông Quốc phân tích.
Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng. Ông Vĩnh cho rằng, phiếu trả lời trắc nghiệm có thể không nhất thiết phải đưa tất cả các môn tổ hợp vào một phiếu.
[Sai phạm trong kỳ thi THPT tại Sơn La: Khởi tố thêm một đối tượng]
"Thực tiễn làm công tác thi, chúng tôi thấy phần này gây phiền toái cho giám thị giám sát. Đây cũng là kẽ hở cho thí sinh tận dụng thời gian sau khi thi hết môn có thể hỏi các bạn có trình độ khá hơn, để vào môn thi thứ hai, các em tiếp tục chỉnh sửa đáp án và giám thị không giám sát được vì phiếu trả lời là chung của các môn thi," ông Vĩnh nói.
Theo đó, vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho rằng với mỗi môn thi có thể tách riêng thành một phiếu trả lời trắc nghiệm. Sau mỗi môn thi, giám thị sẽ thu lại phiếu trả lời trắc nghiệm của môn đó và tiếp tục môn thi khác. "Cách làm này sẽ tạo sự thoải mái hơn cho giám thị và tạo nên tính nghiêm túc cho kỳ thi," ông Vĩnh nhận định.
Đồng quan điểm này, ông Lê Văn Dỵ, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Quảng Xương 1 (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, dù theo quy định, sau khi kết thúc mỗi môn thi thành phần, thí sinh sẽ phải nộp lại đề thi, nhưng các em sẽ vẫn nhớ đề bài của những câu hỏi khó mà mình chưa làm được.
"Kể cả không hỏi bài các bạn thì các em vẫn có thể dùng thời gian đáng ra làm bài thi của môn thứ hai để tiếp tục suy nghĩ, tìm câu trả lời cho câu hỏi của môn thi trước và điền vào phiếu trả lời. Điều này là chắc chắn xảy ra vì đa số thí sinh đều sẽ tập trung thời gian để làm bài môn mà mình sẽ dùng để xét tuyển đại học. Khi đó, sẽ không đảm bảo được sự công bằng giữa các thí sinh về thời gian làm bài," ông Dỵ nói.
Thí sinh xem lại bài trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: TTXVN)
Làm phách các bài thi
Cũng liên quan đến phiếu trả lời trắc nghiệm, lãnh đạo một số sở giáo dục và đào tạo cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm phách cho phiếu trả lời các bài thi trắc nghiệm.
"Khi đó, người chấm sẽ không biết bài nào của thí sinh nào, từ đó, độ bảo mật của bài thi sẽ cao hơn, hạn chế được tình trạng không có phách như hiện nay khiến người làm công tác chấm thi dễ dàng tìm được bài của một thí sinh cụ thể," Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam Hà Thanh Quốc nói.
Đây cũng là quan điểm của bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Theo bà Hằng, phiếu trả lời trắc nghiệm nên nghiên cứu mã hóa về phách, để cán bộ chấm thi không thể biết được bài đó là bài thi của học sinh nào. Hội đồng làm phách trắc nghiệm và tự luận nên cách ly triệt để đến khi chấm xong.
"Khâu chấm quan trọng nhưng dù thế nào cũng là do con người nên điều quan trọng nhất là trước khi kỳ thi diễn ra, chúng ta phải quán triệt các quy định, quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có sự tiêu cực ở trong mỗi khâu," bà Hằng chia sẻ.
Kiến nghị điều chỉnh về khâu kỹ thuật nhưng lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo cũng cho rằng kỳ thi nên được giữ ổn định về cách tổ chức như hiện nay cho đến năm 2020, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
"Tôi đề nghị, về mặt kỹ thuật, quy chế, quy định nên có bàn bạc kỹ lưỡng, có điều chỉnh sao cho kỹ thi diễn ra như mong muốn là nghiêm túc, khách quan, công bằng," ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam nói./.
Theo vietnamplus.vn
Nghệ An: 32 bài thi Văn giảm điểm sau phúc khảo Quá trình thẩm định không phát hiện có dấu hiệu sai phạm ở các khâu tổ chức thi THPT quốc gia 2018 tại Nghệ An. Có 95 bài thay đổi điểm số sau khi chấm phúc khảo, trong đó có 32 bài thi môn Ngữ văn giảm điểm so với trước đó. Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Diva Mỹ Linh nói về cột mốc sinh ra ngay sau khi đất nước thống nhất: "Hoà bình phải là đẹp nhất"
Sao việt
06:58:17 30/04/2025
Rao bán nhà xưởng, sắt thép "ảo" trên mạng chiếm đoạt tiền tỷ
Pháp luật
06:58:09 30/04/2025
Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975
Tin nổi bật
06:49:28 30/04/2025
Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ
Thế giới
06:48:20 30/04/2025
"Giáo chủ khả ái" Dương Thừa Lâm phản pháo khi bị bạn thân cũ tố trở mặt, vô lễ với người lớn
Sao châu á
06:25:42 30/04/2025
Bộ phim đáng xem nhất 2025: 2 phút hé lộ khiến cả thế giới phát sốt, mưa lời khen rải khắp toàn cầu
Phim âu mỹ
06:02:19 30/04/2025
4 món ngon đổi vị với 'thực phẩm vàng' giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng chiều cao cho trẻ
Ẩm thực
06:01:02 30/04/2025
Con ốm, vợ cũ bất ngờ ghé thăm, thứ cô ấy để lại trên bàn khiến tôi thao thức cả đêm
Góc tâm tình
05:21:21 30/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Rộ nghi vấn Lật Mặt 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp
Hậu trường phim
23:51:26 29/04/2025