Đề xuất nâng mức cho vay vốn với học sinh, sinh viên
Theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, cho học sinh, sinh viên vay vốn đã trở thành chương trình tín dụng tầm cỡ quốc gia.
Cho học sinh, sinh viên vay vốn đã trở thành chương trình tín dụng tầm cỡ quốc gia kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Chương trình đã thực sự đi vào cuộc sống và trợ giúp người nghèo hưởng sự bình đẳng về giaó dục- đào tạo để có công ăn việc làm…
- Thưa ông, Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã trải qua hơn 8 năm hoạt động. Là đơn vị thực hiện Chương trình, ông đánh giá như thế nào về chương trình này?
- Tôi còn nhớ cách đây hơn 8 năm, dịp khai giảng năm học mới, ngày 27/9/2007, Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời. Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng chính sách Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính triển khai thực hiện một chương trình tín dụng mang tầm cỡ quốc gia. Đây là chương trình tín dụng ưu đãi dành cho học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp và trung cấp nghề vay vốn học tập. Đối tượng được vay là con hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quyết định của Chính phủ; con của các gia đình gặp khó khăn tài chính tạm thời, gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, ốm đau, tai nạn dẫn đến khó khăn tài chính mà nếu không cho vay dẫn đến bỏ học. Kể cả các em mồ côi (mồ côi cha, mồ côi mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ).
SV làm thủ tục vay vốn. Ảnh: Chinhphu.vn.
Video đang HOT
Trong 5 năm đầu tiên có rất nhiều áp lực, nhưng lớn nhất là làm sao tính toán cho 1 chu kỳ vay của học sinh, sinh viên, sao cho sau khi học tập 4 năm và sau khi tốt nghiệp 1 năm (tổng số 5 năm) có thể trả nợ cho ngân hàng. Trong năm đầu tiên chúng tôi tập trung thông báo chính sách này đến đúng đối tượng là học sinh, sinh viên cần vay và đảm bảo đủ tiền cho vay. Đến năm thứ 2: lo làm sao cho vay đúng đối tượng (không sai đối tượng) và học sinh, sinh viên nhận tiền vay thuận lợi. Năm thứ 3: đối diện với việc lo người vay trả nợ có đúng hạn không? Bổ sung vốn vay và tăng mức vay. Năm thứ 4 và thứ 5: Lo các khoảng trả nợ đến hạn năm thứ 5có đủ cho người vay mới hay không?
Trong 5 năm đầu tiên quyết liệt triển khai Quyết định 157, chúng tôi đã có thể trả lời được 4 câu hỏi: Thứ nhất: cho vay đúng đối tượng không? Thứ hai: Ngân sách có đáp ứng được không? Thứ ba: Đối tượng vay vốn trả nợ có đúng hạn không? Thứ tư: Chương trình có tự duy trì vòng vốn cho vay hay không?
Có thể nói qua hơn 8 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục lớp trẻ của đất nước đồng thời đảm bảo tính công bằng trong giáo dục. Đồng thời, Chương trình vừa tham gia giảm nghèo bền vững vừa đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội thời hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Chương trình có tính nhân văn rất cao đó là quan tâm tới học sinh, sinh viên nghèo nhưng có ý chí vươn lên bằng tri thức nhưng gặp khó khăn về tài chính. Đó cũng là thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.
- Như ông đánh giá thì Chương trình đã có những kết quả rất tốt về mọi mặt trong xã hội. Tại sao như vậy, còn kết quả chuyên môn của ngành Ngân hàng thì như thế nào, thưa ông?
- Thành công, bởi Chương trình đáp ứng đúng nhu cầu cuộc sống người dân. Vì thế khi nó ra đời đã nhanh chóng nhận được sự vào cuộc của toàn xã hội từ người thụ hưởng đến các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương và các cấp đoàn thể. Các bộ ngành rất tích cực cùng Ngân hàng chính sách tham mưu kịp thời cho Chính phủ.
Tôi còn nhớ thời gian đầu thực hiện Chương trình, từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, lãnh đạo Bộ Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo đều rất lo lắng. Đặc biệt đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lúc đó giữ cương vị là Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng phân công theo dõi, chỉ đạo công việc này. Tôi vẫn rất nhớ tinh thần chỉ đạo sát sao, quyết liệt. Cứ một tháng, chậm nhất hai tháng là chúng tôi phải họp giao ban liên Bộ, ngành dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Thủ tướng. Việc mới chưa quen, nhưng sau khi giao ban, rút kinh nghiệm thường xuyên đã giúp anh em chúng tôi, nhất là các địa phương hiểu và xử lý những vướng mắc phát sinh rất hiệu quả. Với cách làm việc, điều hành đó đã trở thành bài học kinh nghiệm cho chính chúng tôi khi triển khai những công việc mới cần sự đồng thuận cao là phải có sự quyết liệt và làm tới nơi tới chốn, có đáp số rõ ràng, không cho phép thấy khó, có phản ứng là lùi bước.
Hàng năm Chính phủ đều tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm để chỉ đạo giai đoạn tiếp theo sao cho phù hợp. Do đó mà thời điểm cao nhất của Chương trình đã có tới 2,1 triệu hộ vay vốn cho 2,3 triệu HS, SV đang theo học. Tính đến nay doanh số cho vay đạt khoảng 55.000 tỷ đồng và trên 3,3 triệu lượt HS, SV đã được vay vốn từ chương trình này. Dư nợ tính đến 31/10/2015 là khoảng trên 24 nghìn tỷ trong đó nợ quá hạn là 133 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,54%. Như vậy tỷ lệ nợ xấu của chương trình là rất thấp, ngoài dự kiến và đây thực sự là một thành công của Ngân hàng chính sách xã hội. Bởi cứ 100 đồng đến hạn chúng tôi thu ngay được khoảng 70 đồng, còn 30 đồng là do hoàn cảnh rủi ro, khách quan như học sinh ra trường chưa có việc làm, bố mẹ ốm đau, gia đình gặp thiên tai… Chúng tôi gia hạn nợ cho họ sau đó họ cũng vẫn trả được nợ. Con số 99,5% đã trả xong nợ nói lênsự thành công của chương trình tín dụng rất đặc biệt này.
Ông Nguyễn Văn Lý. Ảnh: Chinhphu.vn.
- Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng mức vay 1,1 triệu đồng/tháng cho một HSSV như hiện nay là rất thấp so với nhu cầu sống, học tập của họ ở các đô thị. Bước sang năm 2016 Ngân hàng chính sách xã hội có thể nâng mức cho vay này hay không?
- Thực ra, mức vay đó chỉ đảm bảo hỗ trợ cho đối tượng được vay thôi. Năm 2007, chúng tôi khảo sát chi tiêu bình quân 1 học sinh sóng ở thành phố khoảng 1,2 triệu, chúng tôi đề xuất cho vay là 800 ngàn đồng; vốn ngân hàng chính sách hỗ trợ khoảng trên 60% và còn lại gia đình lo liệu.
Trong quá trình thực hiện nếu có biến động về giá cả và tăng học phí thì mức cho vay này sẽ được thay đổi. Do đó mức vay ban đầu từ 800 nghìn đồng, sau đó lên 900 nghìn đồng…và hiện mức cho vay đang là 1,1 triệu đồng/tháng. Một năm cho vay 10 tháng tức là 11 triệu đồng/năm.
Vừa rồi các đại biểu Quốc hội đã có phản ánh ý kiến của cử tri cả nước đến Ngân hàng chính sách xã hội là tha thiết đề nghị xem xét lại mức vay này. Qua khảo sát, chúng tôi cũng thấy rằng một học sinh bây giờ cũng cần phải chi 3,5 triệu đồng/ tháng mới đảm bảo cuộc sống đi học. Chưa kể học phí tăng. Như vậy nếu cho vay mức 60% thì phải là 1,5 triệu/tháng, còn tính thêm cả trượt giá thì 1,9 triệu đồng. Chúng tôi đã đề xuất Chính phủ nâng mức cho vay từ 1,1 triệu lên 1,5 triệu đồng/ tháng từ năm 2016. Khi các cơ sở đào tạo tăng học phí chúng tôi sẽ tính toán bổ sung sau cho phù hợp với thực tế.
Theo Zing
Khó dự báo để đầu cơ với chính sách tỷ giá mới
Trong mục tiêu điều hành năm 2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn khiến giới đầu cơ gặp khó khăn trong việc dự báo.
Cụ thể, cách xác định tỷ giá hối đoái trung tâm sẽ không chỉ dựa trên mối tương quan trực tiếp giữa VND và USD như trước đây, mà là giữa đồng USD với một số đồng tiền chủ chốt khác; căn cứ vào mối tương quan này để xác định một tỷ giá hối đoái hợp lý nhất.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chính sách mới này sẽ giảm được mức độ kỳ vọng vào việc phá giá hay nỗ lực quá mức để giữ tỷ giá hối đoái như trong thời gian vừa qua, tăng niềm tin trong việc sử dụng, giảm tình trạng USD hóa và tâm lý găm giữ ngoại tệ. Với cơ chế điều hành tỷ giá mới, tính chất đầu cơ sẽ thay đổi. Do đó, đối với giới đầu cơ, việc dự báo để có thể tăng cường đầu cơ ngoại tệ sẽ giảm đi rất nhiều do khả năng dự báo, dự đoán sẽ khó hơn, giảm mức độ USD hóa cho nền kinh tế.
Theo_VTV
Nhiều ngân hàng không thực hiện chính sách liêm chính Khảo sát cho thấy, mới chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết đã triển khai chính sách về liêm chính. Đặc biệt, ngay cả trong lĩnh vực ngân hàng, cũng không phải tất cả đều thực hiện chính sách quan trọng này... Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức công bố kết quả báo cáo khảo sát "Hiện...