Đề xuất làm song song 2 phương án thi tốt nghiệp

Theo dõi VGT trên

“Với những địa phương HS có điều kiện học môn ngoại ngữ, có thể chọn thi bắt buộc. Những tỉnh vùng núi, khó khăn có thể chọn theo phương án khuyến khích thi môn này” – PGS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ đề xuất.

Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT sẽ “khóa sổ” vào ngày 20/1/2014.

Đề xuất làm song song 2 phương án thi tốt nghiệp - Hình 1

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung).

Góp ý cho dự thảo, PGS Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất đề xuất: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT tiến tới cần giao cho mỗi địa phương tự thực hiện. Bộ chỉ nắm vai trò thanh kiểm tra, xử lí khi có sai phạm. Làm sao để tăng trách nhiệm cho mỗi cơ sở thực hiện nghiêm túc nhưng kinh phí tổ chức lại tiết kiệm, học sinh không áp lực là việc cần làm ở kỳ thi này.

Tại sao không thực hiện song song 2 phương án thi tốt nghiệp như dự thảo đã nêu. Với những địa phương học sinh có điều kiện như Hà Nội, TP.HCM môn ngoại ngữ có thể chọn thi bắt buộc. Những tỉnh vùng núi, khó khăn như Lai Châu, Điện Biên có thể chọn theo phương án khuyến khích thi môn ngoại ngữ”.

Thực hiện như vậy, theo ông Thắng vừa giao quyền quyết định nhiều hơn cho các địa phương và vẫn đảm bảo khuyến khích việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường THPT.

Trước đó, đầu tháng 1/2014, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo hai phương án thi tốt nghiệp THPT.

Phương án 1: Thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn thi bắt buộc (Toán và Ngữ văn); 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.

Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); dự kiến: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.

Phương án 2: Thí sinh thi 5 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.

Video đang HOT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết bộ nghiêng về lựa chọn phương án 1. PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết do việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông còn nhiều yếu kém, bất cập. Giải pháp không chọn ngoại ngữ thi bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho nâng cao chất lượng dạy và học theo chuẩn của Đề án ngoại ngữ 2020.

Song không ít ý kiến cho rằng trong xu thế hội nhập toàn cầu môn ngoại ngữ nên trở thành môn thi tự chọn hoặc bắt buộc.

Theo TTVN

Học mà không thi là... xa xỉ

Bao năm ta mải mê đào tạo những thế hệ học sinh chỉ biết cắm cúi làm bài tập ngữ pháp và chọn đáp án đúng trong những câu trắc nghiệm nhưng khi cần lại không thể vận dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.

Chẳng ai trách Bộ chậm và lúng túng

Không ngoại ngữ, cán bộ như vịt nghe sấm

LTS: Tiếp diễn đàn dạy - học ngoại ngữ trong nhà trường. Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của tác giả Khương Duy, giảng viên, nghiên cứu sinh tại Anh.

Tranh luận nhiều chiều đã diễn ra, quanh việc giữ hay bỏ môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Khi mà tâm lý học để thi còn quá lớn, nếu thiếu vắng sức ép thi cử thì việc học sinh đầu tư cho các môn "học mà không thi" là một điều... xa xỉ?

Vào trường ĐH bằng số... 0

Công tác ở trường ĐH, tôi nhận thấy mặt bằng chung khả năng ngoại ngữ của HS, SV ta còn kém. Nhiều HS phổ thông bước vào ĐH với kiến thức ngoại ngữ gần như bằng... 0. Đến khi tốt nghiệp ĐH, một tỷ lệ lớnSV vẫn chưa thể giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ chứ chưa nói tới sử dụng thành thạo phục vụ công việc.

Không thể để chất lượng dạy ngoại ngữ tiếp tục đi xuống. Dù Bộ GD&ĐT đã giải thích rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời trong quá trình chuyển đổi cách thức thi cử đã lạc hậu ở môn học này, có lẽ cần tính tới hệ lụy của sự "thí nghiệm" này.

Học mà không thi là... xa xỉ - Hình 1

Liệu việc giảm số môn thi, đặt môn này làm môn bắt buộc, môn kia làm môn tự chọn liệu có giúp giải quyết được vấn đề? Người viết cho rằng việc HS, SV học môn Ngoại ngữ từ phổ thông lên ĐH mà vẫn không thể dùng để giao tiếp chứng tỏ chương trình, phương pháp và mục tiêu giảng dạy của chúng ta đang có vấn đề chứ không phải chỉ đơn giản là do cách thi cử đã lạc hậu như Bộ GD&ĐT nhìn nhận.

Bao nhiêu năm nay chúng ta mải mê đào tạo những thế hệ HS chỉ biết cắm cúi làm bài tập ngữ pháp và chọn đáp án đúng trong những câu trắc nghiệm nhưng khi cần lại không thể vận dụng được ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp. Đó thực sự là một nghịch lý.

Nghiêm túc nhìn nhận lại, nghịch lý đó diễn ra trong toàn bộ hệ thống GD phổ thông của Việt Nam chứ không phải chỉ riêng với môn Ngoại ngữ. Có thể thấy, chương trình học THPT của Việt Nam quá hàn lâm, nhất là đối với đại đa số học sinh không phân ban. Với nội dung như thế, nếu học sinh không học để thi thì cũng không biết để làm gì?

Đã bao giờ các nhà quản lý tự hỏi: Học sinh phổ thông sẽ làm gì với những kiến thức nặng nề về toán học, vật lý, hóa học, sinh học... ở bậc THPT? Kiến thức về giải tích, phương trình, bất phương trình bậc cao, về chu kỳ bán rã... sẽ được bao nhiêu phần trăm học sinh sử dụng tới trong suốt cuộc đời từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp?

Với môn Văn, dường như học sinh THPT ở ở tuổi 17, 18 cũng quá nhỏ để có thể đắm chìm và thấu hiểu những không gian gian nghệ thuật khi lãng mạn, khi bi thương, và phát biểu về những giá trị tư tưởng vừa lớn lao vừa trừu tượng.

Chưa kể có những nội dung trong chương trình THPT khó tới mức chỉ nên đưa vào bậc ĐH. Với một chương trình học như vậy, dù chỉ học để thi thì phần lớn học sinh cũng không thể nắm vững được kho kiến thức đồ sộ, nên học tủ, học lệch, gian lận là điều dễ hiểu.

Những tháp ngà xa lạ

Vậy sứ mệnh của giáo dục phổ thông là gì?

Mục đích của giáo dục phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng cơ bản nhất về cuộc sống, bên cạnh việc khuyến khích, gợi mở cho các em thế mạnh của mình để phát triển trong tương lai.

Chúng ta dường như đang xây dựng một chương trình phổ thông nằm trong những tháp ngà khoa học, cao siêu và xa lạ với cuộc sống. Nên nhớ rằng chỉ một phần học sinh THPT sẽ tiếp tục bước vào ĐH, CĐ. Số còn lại sẽ bước ra cuộc sống như thế nào, nếu chỉ được nhà trường trang bị kiến thức về khảo sát hàm số, cân bằng phương trình hóa học, và bình giảng văn chương?

Trong khi đó, cái mà xã hội cần thì nhà trường lại đang thiếu. Đơn giản như việc khi tốt nghiệp THPT, ở độ tuổi 18, các em chính thức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, vậy nhưng kiến thức đại cương về pháp luật lại chỉ được lướt qua ở bậc học phổ thông ở một môn học được coi là rất phụ Giáo dục công dân. Việc để các em bước ra khỏi ghế nhà trường mà không hiểu biết về hệ thống chính trị, pháp luật là một thiếu sót vô cùng lớn.

Tương tự, không phải học sinh nào cũng sẽ vào trường kinh tế để được học về kinh tế học nhưng bài toán kinh tế thì bất cứ con người nào cũng phải đối diện. Thế nên, lẽ ra nhà trường phổ thông phải cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng về nền kinh tế, về giá cả, về thị trường, cung cầu.

Những kiến thức đó giúp các em khi ra khỏi cuộc sống có thể sơ lược hiểu được những gì đang diễn ra quanh mình, chẳng hạn như tại sao khi Tết đến giá cả lại tăng cao, lạm phát là gì, tại sao phải nộp thuế? Hay đơn giản như các em cần được hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân để từng bước biết làm chủ cuộc sống.

Ngoại trừ các chương trình phân ban, những kiến thức khoa học tự nhiên quá hàn lâm nên được tiết chế và dành thêm thời gian để học sinh được học về những thứ gần gũi xung quanh như hệ thống điện, an toàn vệ sinh thực phẩm, cách phòng tránh một số căn bệnh thường gặp.

Đối với môn Văn, hiện đa số học sinh có thể viết hàng trang giấy ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều hay sức sống tiềm tàng của cô Mị nhưng một lá đơn đúng thể thức lại không soạn được!

Đối với môn Văn, hiện đa số học sinh có thể viết hàng trang giấy ca ngợi vẻ đẹp của nàng Kiều hay sức sống tiềm tàng của cô Mị nhưng một lá đơn đúng thể thức lại không soạn được!

Thiết nghĩ, thay vì bắt các học sinh dành quá nhiều thời gian học thuộc và chép lại những lời hoa mĩ mà chính các em cũng chưa hiểu, nhà trường hãy san sẻ một phần thời lượng đủ để dạy cho các em biết diễn đạt các suy nghĩ của mình thành lời, biết phân tích và bình luận về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, phân biệt và soạn thảo được các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí để dùng đúng hoàn cảnh. Đây mới thực sự là điều mà giáo dục phổ thông thực sự cần hướng đến.

Việc đổi mới giáo dục phổ thông phải làm sao để khi học sinh rời khỏi ghế nhà trường, phần nào các em có thể trở thành những công dân thực thụ chứ không phải là những chú "gà công nghiệp."

Cho nên nâng tăng hay giảm môn thi tốt nghiệp sẽ không có ý nghĩa gì nếu như tư duy giáo dục vẫn không thay đổi.

Chất lượng giáo dục rớt rơi nhiều đâu phải bởi... kỳ thi.

Khương Duy

Theo_VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩmMỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩm
23:08:19 20/01/2025
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
Em gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sảnEm gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sản
22:23:39 20/01/2025
Việt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí TrungViệt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí Trung
23:04:49 20/01/2025
Đại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấpĐại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấp
23:19:41 20/01/2025
Dương Di, Trần Hào trượt giải, Thị đế - Thị hậu mới của TVB gây thất vọngDương Di, Trần Hào trượt giải, Thị đế - Thị hậu mới của TVB gây thất vọng
22:19:06 20/01/2025
HLV Kim thăm Đình TriệuHLV Kim thăm Đình Triệu
00:00:36 21/01/2025
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

Thế giới

07:35:50 21/01/2025
Theo chuyên gia Karatnycky, tân Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh các vấn đề về giới và chính sách loại bỏ những người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người có tiền án.
Đi về miền có nắng - Tập 11: Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!

Đi về miền có nắng - Tập 11: Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!

Phim việt

07:16:41 21/01/2025
Càng tiếp xúc, càng trò chuyện, Phong lại càng hiểu Dương và tìm thấy sự đồng điệu, ấm áp từ cô. Có lẽ Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!
Sao nữ Vbiz công khai diện mạo của chồng thứ 5, phản pháo 1 tin đồn gây sốc

Sao nữ Vbiz công khai diện mạo của chồng thứ 5, phản pháo 1 tin đồn gây sốc

Sao việt

07:10:04 21/01/2025
Mới đây, diễn viên Hoàng Yến lại công khai chia sẻ khoảnh khắc bên chồng sắp cưới trên mạng xã hội. Trong clip, cô còn liên tục thể hiện tình cảm với nửa kia.
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai

Nhạc việt

07:02:35 21/01/2025
Chủ đề tranh cãi tập trung vào Đức Phúc, khi anh được xếp ở chính giữa. Nhiều fan các Anh Tài cho rằng, Thanh Duy, S.T, Jun Phạm hoặc Bùi Công Nam xứng đáng ở vị trí này hơn Đức Phúc.
Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

06:57:15 21/01/2025
Khi khách có nhu cầu mua hàng nội địa Nhật chuyển tiền đặt cọc, Biên liền chặn tài khoản Zalo của họ rồi chiếm đoạt tiền.
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ

1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ

Sao châu á

06:53:08 21/01/2025
Lý Tiểu Nhiễm bị Tôn Đông Hải khống chế, kiểm soát đời tư. Vì vậy, cô mất quyền tự do, không thể gặp gỡ hay liên lạc với đồng nghiệp và bạn bè thân thiết trong giới
Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Sức khỏe

06:48:51 21/01/2025
Tối 20/1, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin, một học sinh ở vùng quê trên địa bàn tỉnh, do tự chế pháo nổ đã gây nổ dẫn đến tử vong.
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"

Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"

Tv show

06:41:20 21/01/2025
Nam diễn viên Văn Anh giành quán quân Én vàng nghệ sĩ 2024 . Anh chia sẻ cuộc thi giúp ít nhiều cho công việc MC và diễn xuất về sau.
Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Phong cách sao

06:28:02 21/01/2025
Carpet Check tuần qua đánh giá cao set đồ gợi cảm của Chi Pu. Văn Mai Hương hóa cô nàng ma mị, nhưng tổng thể không ấn tượng.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.