Đề xuất không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe, giáo viên: Có lạc hậu?
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe, giáo viên
Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học để lấy ý kiến góp ý của nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ. Thời gian nhận ý kiến góp ý đến ngày 17/12.
So với quy định hiện hành tại Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, dự thảo bổ sung một số điểm mới về yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa.
Cụ thể, cơ sở đào tạo được thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.
Dự thảo nêu rõ cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Video đang HOT
Ngoài ra, dự thảo yêu cầu cơ sở đào tạo phải có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học. Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ GDĐT và các quy định của quy chế này.
Bộ máy tổ chức và quản lý đào tạo từ xa bảo đảm quản lý, giám sát được quá trình giảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp. Đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy (khoa hoặc bộ môn); có quy định, cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ và lấy ý kiến phản hồi từ người học và các bên liên quan khác.
Dự thảo bổ sung thêm yêu cầu về đội ngũ giáo viên giảng dạy. Theo đó, ngoài yêu cầu đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa; dự thảo mới quy định giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa,…
Đào tạo ngành sức khỏe, giáo viên phải kỹ lưỡng
Đề xuất không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học của Bộ GDĐT đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Được biết, ngành sư phạm, y khoa đã được nhiều trường tổ chức đào tạo từ xa trong nhiều năm nay. Với ngành đào tạo giáo viên, một số trường như Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hình thức đào tạo này. Theo nhiều ý kiến, đào tạo từ xa mang lại thuận lợi cho giáo viên, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh như dịch Covid-19 vừa qua.
Giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học Hòa Bình.
Trao đổi với với PV, GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi số ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Mục tiêu xây dựng một nền giáo dục mở thì tất cả các ngành đều có thể đào tạo trực tuyến kể cả ngành đào tạo sư phạm, lĩnh vực sức khỏe và đại học phải là đơn vị tiên phong trong chuyển đổ số.
Tuy nhiên, về bài toán chất lượng đào tạo từ xa đối với hai ngành y khoa, sư phạm, theo GS.TS Phạm Tất Dong, đây thuộc trách nhiệm của đơn vị tổ chức đào tạo.
Về vấn đề này, PGS.TS Phan Túy, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, Trưởng khoa Dược Trường Đại học Hòa Bình nêu quan điểm không đồng tình với việc đào tạo từ xa với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo sư phạm.
Theo PGS.TS Phan Túy, đào tạo từ xa là tạo cơ hội, cung cấp kiến thức cho người học. Trên cơ sở đó, người học tự phát triển, tự tìm hiểu, tự học và xây dựng cho mình một lượng kiến thức mới để phát triển. Đào tạo từ xa mang lại thuận lợi cho người học muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng với ngành sức khỏe, quá trình tự đào phải là sau khi người học có được nền tảng kiến thức vững vàng. Không phải người học nào sau khi được đào tạo từ xa cũng có thể tự xây dựng cho mình một nền tảng.
PGS.TS Phan Túy dẫn chứng, thực tiễn, có nhiều sinh viên được đào tạo trực tiếp ở các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe nhưng khi thực tế, tiêm ven còn không làm được. Bởi vậy, theo chuyên gia này, nhóm ngành sức khỏe không nên đào tạo từ xa, sẽ hạn chế về mặt tiếp cận kiến thức, kỹ năng thực hành… Nhóm ngành này cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, cẩn thận và phải được tương tác trực tiếp với người dạy.
“Ngành học nào cũng cần thực tế, mà thực tế của ngành y sẽ tác động trực tiếp lên con người. Đương nhiên cái gì hỏng cũng đều không tốt nhưng máy hỏng có thể vứt được nhưng con người mà xảy ra rủi ro thì không thể…”, PGS.TS Phan Túy nêu quan điểm.
Không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ không đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.
Bộ GD-ĐT dự kiến không đào tạo từ xa với ngành sức khỏe và giáo viên
Theo đó, không tổ chức đào tạo những chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng (bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).
Các cơ sở đào tạo được thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy.
Tuy nhiên, không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Ngoài ra, để được tổ chức đào tạo từ xa, cơ sở đào tạo phải có trang thông tin điện tử được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai học phí và các khoản thu khác từ người học.
Dự thảo cũng bổ sung thêm yêu cầu về đội ngũ giáo viên giảng dạy. Theo đó, ngoài yêu cầu đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng và chất lượng; có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa. Giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo từ xa.
Bộ Giáo dục yêu cầu không đào tạo từ xa đối với ngành sức khỏe và giáo viên Dự thảo quy định cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Dự thảo...