Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên ĐH đủ tuổi nghỉ hưu
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu – Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định trên do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Quy trình xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc như sau: 6 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc.
Cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 3 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định. Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài: Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên; được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.
Video đang HOT
Chính sách đối với giảng viên
Theo dự thảo, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên là căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chính sách đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư: Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Việc xếp lương được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được hưởng chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc do cơ sở quy định.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục quy định cụ thể chế độ chính sách đối với giảng viên, bảo đảm không thấp hơn chế độ chính sách dành cho giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
Trường đại học ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Mới đây, một trường đại học đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của dư luận. Theo các chuyên gia, cần có hướng dẫn sinh viên và giảng viên sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh.
Trước những phức tạp khi sử dụng mạng xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Ảnh: NT
Khuyến khích những hành vi nên làm
Trong quá trình dạy học trực tuyến hay tham gia mạng xã hội thời gian qua đã xảy ra không ít ồn ào khi có những giảng viên, giáo viên đứng lớp có lời lẽ không phù hợp với học sinh, sinh viên và ngược lại.
Không thể phủ nhận những lợi ích của mạng xã hội mang lại nhưng cũng còn nhiều lo ngại nếu như sử dụng không đúng cách.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cho biết, nhà trường đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, áp dụng đối với viên chức, người lao động, người học, đơn vị, tổ chức liên quan thuộc HUFI.
Bộ quy tắc đã đưa ra những quy định đối với các tổ chức, cá nhân thuộc trường như: Chỉ chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đã được xác thực, đã được kiểm chứng, đáng tin cậy; Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội...
Giảng viên, sinh viên cần sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh. - Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Bộ quy tắc khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh...
Những hành vi nên làm hay bị cấm khi sử dụng mạng xã hội cũng được hướng dẫn chi tiết tới sinh viên, học viên, giảng viên.
Chung tay thiết lập "vùng xanh"
Theo PGS.TS Vũ Văn Nhiêm - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật TPHCM chia sẻ, trong công cuộc phát triển cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, con người sống phụ thuộc vào các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính... chiếm số lượng lớn. Bên cạnh đó khi tham gia vào các thế giới ảo là các trang mạng xã hội ngày càng nhiều cũng xuất hiện những hiện tượng lệch chuẩn đến mức đáng báo động.
Trung tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm - Giảng viên chính Khoa lý luận chính trị Trường Đại học An ninh Nhân dân nhận định hiện nay việc "sử dụng mạng xã hội như thế nào?" luôn là vấn đề thu hút dư luận và cũng là vấn đề mà luật pháp hiện đang quan tâm cũng như tìm cách can thiệp nhằm hạn chế những hậu quả, hệ lụy có thể xảy ra đối với người sử dụng. Chuyên gia này khẳng định: "Mạng xã hội là ảo nhưng hậu quả là thật".
Muốn bảo vệ chính mình cũng như mọi người khi tham gia mạng xã hội, bên cạnh tuân theo những nguyên tắc, quy định mà luật pháp đưa ra cũng như tìm hiểu các chế tài xử phạt để chính cá nhân người sử dụng phải ý thức được hành vi của mình. TS Lâm đã đưa lưu ý những điều cần thiết khi sử dụng mạng xã hội như: tế nhị, tôn trọng và không làm phiền người khác; không đăng tải hình ảnh bản thân mọi lúc mọi nơi hay đặc biệt chú ý việc sử dụng điện thoại, mạng xã hội khi đi chung với trẻ em, khi đi đường;....
Trường Đại học Luật TPHCM đã tổ chức chuyên đề "Sử dụng mạng xã hội như thế nào cho an toàn, văn minh?".
Vị giảng viên đưa ra sáng kiến về việc nên thiết lập "Vùng xanh" trên mạng xã hội với chuẩn quy tắc "5K" bao gồm: Không tin ngay; Không vội đăng tải, bình luận; Không thêm/bớt nội dung; Không kích động; Không vội chia sẻ.
TS Lê Hoàng Việt Lâm khuyên rằng các bạn sinh viên sẽ luôn "giữ được cái đầu lạnh" khi tiếp nhận các thông tin thông qua mạng xã hội cũng như làm chủ được ngôn từ, hành vi của bản thân để xây dựng một nền văn hóa ứng xử đẹp trên mạng xã hội một cách vững chắc nhất.
Chương trình 'máy tính cho em' góp hơn 89 tỉ và hơn 103.000 thiết bị học tập Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 15-10, hơn 89 tỉ đồng và hơn 103.000 thiết bị học tập là thành quả 1 tháng thực hiện chương trình "máy tính cho em" tại 52/63 tỉnh, thành. Học sinh Hà Nội hiện vẫn học trực tuyến và qua truyền hình 100% để phòng chống COVID-19 - Ảnh: K.Đ. 52 sở GD-ĐT, công...