Đề xuất hủy kỳ thi tuyển sinh trung học ở New York gây tranh cãi
Kế hoạch xét tuyển học sinh trường chuyên dựa trên thứ hạng học tập thay vì kết quả kỳ thi khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á bất bình.
Theo Tân Hoa Xã ngày 14/6, hàng trăm phụ huynh và học sinh, chủ yếu là cộng đồng người Mỹ gốc Á, tụ tập trước Hội đồng Thành phố ở trung tâm Manhattan (New York, Mỹ) hôm thứ bảy, cầm những tấm biển kêu gọi “ Giữ lại kỳ thi”.
Họ đề cập đến kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông chuyên (SHSAT). Kỳ thi vốn là yêu cầu bắt buộc khi học sinh muốn vào một trong tám trường trung học công lập chuyên của New York, gồm trường trung học khoa học Bronx, trường trung học kỹ thuật Brooklyn, trường trung học Stuyvesant… Những trường này chuyên đào tạo học sinh có thành tích cao và rất cạnh tranh.
Thị trưởng New York Bill de Blasio công bố trong một bài viết trên Chalkbeat, phương tiện truyền thông giáo dục phi lợi nhuận: “Chúng ta cần loại bỏ SHSAT và bắt đầu lại”. Ông gọi việc sử dụng bài kiểm tra chuẩn hóa duy nhất để xác định thành công là “lạc hậu không thể tin nổi”.
Tuy nhiên, nhiều người lập luận kế hoạch của ông nhắm đến thực tế là các trường trung học này có thành phần chủng tộc không đồng đều.
Theo Sở Giáo dục New York, trong năm học 2017-2018, chỉ 10% học sinh đủ điểm vào trường chuyên là người Mỹ gốc Phi hoặc Mỹ Latinh, trong khi người Mỹ gốc Á chiếm 62%.
Phụ huynh biểu tình bên ngoài tòa thị chính nhằm giữ lại kỳ thi SHSAT. Ảnh: Chalkbeat
Thị trưởng đã đệ trình Quốc hội vào ngày 20/4, đề xuất cải cách hệ thống giáo dục trong ba năm. Bắt đầu từ năm 2021, các trường chuyên sẽ xét tuyển dựa trên thứ hạng của học sinh ở trường và toàn thành phố. Một số vị trí được lựa chọn ngẫu nhiên, miễn học sinh có điểm trung bình là 3.7.
Nếu dự luật này được thông qua, học sinh sẽ không có cơ hội thi vào trường chuyên như trước. Đây là thông tin bất ngờ, đánh thẳng vào học sinh gốc Á, nhóm chiếm phần lớn học sinh hiện tại.
Video đang HOT
Tuyên bố của thị trưởng khiến nữ nghị sĩ Grace Meng, một người gốc Đài Loan, thẳng thắn phản ứng rằng bà cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều người khác nêu quan điểm tương tự.
“Đó rõ ràng là phân biệt chủng tộc, theo ý kiến của tôi. Lý lẽ ở đây là có quá nhiều người châu Á trong các trường này. Bạn không thể trừng phạt học sinh xuất sắc và học hành chăm chỉ”, Angela, bà mẹ có hai con đang học ở trường trung học Stuyvesant cho biết. Cô cũng tham gia vào cuộc biểu tình hôm thứ bảy.
Boaz Weinstein, học sinh tốt nghiệp trường trung học Stuyvesant nói với New York Times: “Tuyên bố của thị trưởng khiến rất nhiều người không hài lòng. Nó làm cho các nhóm thiểu số ở thành phố chúng ta chống lại nhau”.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1.000 thế giới: Định hướng chiến lược phát triển hiệu quả hơn
"Kết quả về thứ hạng của QS theo tôi không quá quan trọng, đó chỉ là sự so sánh tương đối nhưng sẽ giúp cho chúng tôi nhìn nhận mình một cách tốt hơn và từ đó có chiến lược phát triển hiệu quả hơn".
Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia (ĐHQG) TPHCM sau khi ĐH QG TP.HCM cùng với ĐH QGHN lọt vào tốp 1.000 trường đại học xuất sắc nhất thế giới do tổ chức QS (London) vừa công bố.
Ông đánh giá như thế nào sau khi lần đầu tiên ĐHQG TPHCM được tổ chức xếp hạng QS (London) công bố kết quả xếp hạng top 1000 đại học xuất sắc nhất thế giới?
TS Nguyễn Quốc Chính: Thực ra, ĐHQG TPHCM quan tâm đến việc xếp hạng trong 2 năm gần đây, còn những năm trước thì chúng tôi chỉ quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng - đó là cơ sở quan trọng nhất của việc xếp hạng.
Những năm trước ĐHQG TPHCM không quá đặt nặng phải cung cấp số liệu để các bên xếp hạng mình. Bây giờ thì đến lúc mình phải tạo ra sự trao đổi để các tổ chức xếp hạng có cái nhìn thật đầy đủ, nhìn nhận đúng kết quả mà mình đang có để xếp hạng một cách chính xác.
Trong 2 năm vừa qua, ĐHQG TPHCM đã có định hướng việc này rất rõ ràng thông qua một hệ thống thông báo, gửi số liệu rất đầy đủ, giúp các tổ chức xếp hạng nhìn thấy ĐHQG TPHCM rõ hơn.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM
Chúng tôi không thể dự đoán trước được kết quả xếp hạng của chính đại học của mình ở vị trí nào nhưng trong 2 năm qua khi có sự chủ động và tính hệ thống thì họ sẽ đánh giá mình thật hơn và xếp mình vào những vị trí mà mình đáng có.
Chẳng hạn như trong bảng xếp hạng của QS Asian thì ĐHQG TPHCM xếp vị trí 142, còn trong bảng xếp hạng thế giới thì mình nằm trong nhóm 701-750. Kết quả này thể hiện được bản chất của ĐHQG TPHCM. Chúng tôi luôn mong muốn ở vị trí cao nhất nhưng vị trí xếp hạng này cũng là kết quả tương xứng với khả năng của mình.
Có sự khác nhau gì khi trong xếp hạng QS Asian thì ĐHQG TPHCM có vị trí thấp hơn ĐHQG Hà Nội, trong khi ở xếp hạng của QS thế giới thì kết quả lại ngược lại?
TS Nguyễn Quốc Chính: Về tiêu chí thì hai bảng xếp hạng này như nhau, tuy nhiên trọng số của từng tiêu chí có khác nhau một chút và khác về đối tượng mà tổ chức xếp hạng lấy ý kiến phỏng vấn. Đối với bảng xếp hạng QS thì hai tiêu chí đầu (đánh giá của học giả và đánh giá của nhà tuyển dụng - PV) sẽ lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan đến chất lượng của ĐH. Với bảng QS Asian thì tập trung lấy ý kiến ở châu Á, còn QS World thì lấy ý kiến ở toàn thế giới. Do đó, tập hợp lấy ý kiến của 2 bảng xếp hạng này sẽ có khác nhau là chuyện bình thường.
Bên cạnh đó, kết quả vị trí 142 trong xếp hạng QS Asian là của xếp hạng năm 2018; còn kết quả vừa công bố là xếp hạng của năm 2019. Như vậy có sự khác biệt về thời gian nên không thể đánh giá hai kết quả này tương đồng với nhau.
Trong 6 tiêu chí đưa ra của QS, tiêu chí nào ĐHQG TPHCM chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Được biết, hai tiêu chí giảng viên quốc tế và sinh viên quốc tế thì ĐH mình đạt tỷ lệ khá thấp. Sắp tới ĐHQG TPHCM sẽ có thay đổi gì đối với những tiêu chí đạt xếp hạng thấp?
TS Nguyễn Quốc Chính: Theo xếp hạng của QS thì 2 tiêu chí đầu là quan trọng nhất, trong đó tiêu chí học thuật chiếm đến 40%, sau đó đến tiêu chí về uy tín giảng dạy là 10%. Hai tiêu chí này cộng lại chiếm tới 50% trên tổng 6 tiêu chí. Còn những tiêu chí còn lại như trích dẫn bài báo chiếm 20%, tỷ lệ giảng viên/sinh viên 20%; còn lại tiêu chí giảng viên quốc tế, tiêu chí sinh viên quốc tế cộng lại 10%.
Bảng xếp hạng 2 Đại học Việt Nam của QS
Kết quả xếp hạng của QS thế giới 2019 cho thấy ĐHQG TPHCM nằm trong nhóm trung bình của thế giới với vị trí thứ hạng tương đối theo từng tiêu chí, trong đó có hai tiêu chí đứng vào top 500 đó là: Tỷ lệ giảng viên trên sinh viên xếp hạng 375, Danh tiếng học thuật xếp hạng 497.
Nhìn vào những gì họ xếp hạng mình thì so với trung bình chung của thế giới và của khu vực thì rõ ràng nhiều chỉ tiêu mình còn kém hơn trung bình của khu vực. Đó chính là những chỉ số tốt để mình định hướng phát triển trong thời gian tới.
Sắp tới ĐHQG TPHCM sẽ có những chính sách rất cụ thể, như thu hút sinh viên quốc tế, giảng viên quốc tế cũng như chính sách giúp cho sinh viên ĐHQG TPHCM tham gia các khóa học của nước ngoài, hay việc trao đổi giảng viên với nước ngoài. Tương tự, từ tiêu chí tỉ lệ sinh viên/giảng viên thì sắp tới chúng tôi cũng quan tâm đến vấn đề nâng chất lượng và số lượng giảng viên của mình lên.
Tóm lại, đánh giá của QS rất toàn diện và giúp chúng tôi nhìn thấy nhiều vấn đề, đặc biệt là những chỉ số được đối sánh với các trường khác. Chính vì vậy giúp cho bản thân ĐHQG chúng tôi thấy được một bức tranh toàn diện hơn, thấy được điểm yếu của mình ở đâu, cần phát triển mạnh ở chỗ nào để điều chỉnh. Kết quả về thứ hạng của QS theo tôi không quá quan trọng, đó chỉ là sự so sánh tương đối nhưng sẽ giúp cho chúng tôi nhìn nhận mình một cách tốt hơn và từ đó có chiến lược phát triển hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Năm 2018, Tổ chức QS đã xem xét dữ liệu của 4763 trường đại học từ 151 quốc gia. Sau vòng sơ loại còn 1233 trường được đối sánh tiếp. Kết quả cuối cùng 1000 trường đại học của 85 quốc gia đã được xướng tên.
Có 60 đại học lần đầu lọt top 1000 này, trong đó ĐHQG TPHCM thuộc nhóm 701-750 và ĐHQGHN thuộc nhóm 801-1000.
Dữ liệu xếp hạng của QS dựa trên ý kiến khảo sát của 1,2 triệu các nhà khoa học và 200 nghìn các nhà tuyển dụng; số bài báo Scopus tính trong 5 năm (2011-2016) còn số trích dẫn tính cho giai đoạn 2012-2017.
Lê Phương (ghi)
Theo Dân trí
'Vì cha mẹ muốn hạng 1, tôi đã học như điên' 'Khi còn học phổ thông, cha mẹ luôn yêu cầu tôi phải là hạng 1. Tôi phải học như điên, có lúc học quên cả bản thân. Tôi ít nói, lầm lì và ít bạn bè', một cựu học sinh chia sẻ. Hãy để mỗi ngày đến trường của con trẻ là một ngày vui - Ảnh: NHƯ HÙNG Điều cha mẹ cần...