Đề xuất “học THPT như Đại học”: Teen hào hứng nhưng vẫn lăn tăn về điều này
Một thành viên trong Hội đồng Quốc gia và phát triển nhân lực đã đề xuất chuyển đổi chương trình học THPT sang hệ tín chỉ trong 5 năm tới. Tức là học sinh sẽ học liên tục từng môn rồi thi hết môn thay vì trải đều các môn học như hiện nay.
Nhiều quốc gia đã áp dụng từ lâu
Trong cuộc họp của Hội đồng Quốc gia và Phát triển nhân lực, ông Trần Đức Cảnh – thành viên hội đồng – đã nêu ý kiến, sau 5 năm không nên thi tốt nghiệp nữa mà nên chuyển sang hệ tín chỉ. Với hình thức này, học sinh học môn nào thi môn nấy, đủ môn (gồm cả môn bắt buộc và tự chọn). Khi số lượng tín chỉ và điểm trung bình đủ theo quy định thì học sinh sẽ được tốt nghiệp.
Ảnh minh họa
Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã được nhiều trường trên thế giới áp dụng từ bậc THPT. Nhưng ở Việt Nam, đào tạo tín chỉ mới chỉ dành cho sinh viên các trường đại học. Khác biệt lớn nhất của phương thức này so với với hệ thống đào tạo theo niên chế, là người học được chủ động sắp xếp lịch học của mình bằng cách đăng ký các môn học theo một trật tự quy định.
Theo hình thức này, học sinh, sinh viên sẽ học và thi liên tục trong suốt kỳ học, không có chuyện học dồn, thi dồn nhiều môn cùng lúc như chương trình phổ thông hiện nay. Điều này khiến học sinh luôn ở tâm thế chủ động trong việc học thay vì thụ động như hiện tại, chỉ chờ tới lúc thi mới bắt đầu học.
Học sinh nắm quyền chủ động học gì, học thế nào, học khi nào
Bạn Nguyễn Hải (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên) chia sẻ: “Mình rất đồng tình nếu chuyển sang cách học tín chỉ ở bậc THPT. Vì mình có thể lựa chọn các môn học bản thân hứng thú, phù hợp với định hướng nghề nghiệp sau này và có thêm kiến thức chuyên sâu về nó ngay từ bậc THPT. Còn như cách học hiện nay ở bậc THPT thì sẽ bắt học sinh phải giỏi toàn diện, điều này dẫn tới áp lực rất lớn cho bọn mình”.
Bên cạnh đó, theo bạn N.A ( THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định), cách học theo tín chỉ sẽ giúp đánh giá toàn diện năng lực học tập của các bạn học sinh, thay vì chỉ dựa trên điểm thi so với hình thức học theo niên chế: “Mình nghe các anh chị đại học nói là điểm một môn sẽ được tính bằng điểm chuyên cần khi đến lớp, điểm điều kiện giữa kỳ và điểm thi cuối môn. Ngoài ra nếu tích cực trong học tập thì cũng sẽ được cộng thêm điểm. Việc đánh giá như vậy sẽ tạo ra kết quả xứng đáng cho những người thực sự chăm chỉ và nỗ lực”.
Video đang HOT
Học tín chỉ ở bậc THPT là hình thức đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Lớp học sẽ không còn không khí gắn kết?
Tuy vậy, việc học theo tín chỉ nếu áp dụng ở bậc THPT vẫn còn nhiều vấn đề cần được bàn đến. Hình thức này đề cao vai trò chủ động của người học, giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó, nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn chưa có thói quen làm việc độc lập.
Bạn Thu Hiền (sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Nếu bạn không phải là một người chủ động và chăm chỉ trong học tập, thì mình thấy học theo tín chỉ sẽ là một bất lợi. Vì bạn hoàn toàn là người quyết định học môn học nào, thời gian nào, nên không quản lý tốt thời gian và nghiêm túc nhắc nhở bản thân sẽ dẫn đến chất lượng học tập kém, phải kéo dài thời gian học tập tại trường”.
Cũng theo Thu Hiền, việc đăng ký tín chỉ sẽ khá bất lợi với những bạn không có máy tính. Việc đường truyền mạng không tốt, dẫn đến đăng ký muộn cũng khiến nhiều sinh viên không chọn được những lớp có giảng viên mình muốn học.
Bên cạnh đó, nhiều bạn học sinh THPT cho rằng sẽ khó có thể gắn kết các thành viên trong lớp khi học theo từng lớp tín chỉ khác nhau. Trong khi 3 năm cấp 3 lại là khoảng thời gian đáng nhớ nhất để tạo nên những kỷ niệm đẹp cùng bạn bè.
Nên tiến tới học bằng tín chỉ để xét tốt nghiệp THPT!
Theo ông Trần Đức Cảnh, sau 5 năm tới, chương trình học THPT nên chuyển hẳn sang hệ tín chỉ. Học môn nào thi môn nấy và đủ môn, tín chỉ, điểm trung bình thì đương nhiên tốt nghiệp THPT.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. - NGỌC DƯƠNG
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho biết ông vừa tham dự cuộc họp của Hội đồng vào ngày 23.9 và có đề xuất một số ý kiến liên quan đến việc thi hoặc xét tốt nghiệp THPT trong tương lai. Đây chỉ là các ý kiến của cá nhân ông tại cuộc họp gửi đến Chính phủ.
Chuyển sang học theo tín chỉ
Ông Trần Đức Cảnh cho biết trong cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực vào chiều ngày 23.9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có đặt câu hỏi đang là quan tâm của nhiều người: "Thi tốt nghiệp THPT hàng năm học sinh cả nước đậụ với tỷ lệ 97-98%, liệu chúng ta có nên tiếp tục tổ chức thi?".
Các thành viên Hội đồng, chuyên gia, hiệu trưởng các trường ĐH lớn đa số thuận theo hướng tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo cách như hiện nay cho những năm tới.
Ông Trần Đức Cảnh cho biết ông có phát biểu và chia sẻ tại cuộc họp: "Tôi đồng tình với kế hoạch của Bộ GD-ĐT là ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 3-5 năm tới, tránh thay đổi liên tục như những năm qua. Trong thời gian này chúng ta nên suy nghĩ, có sự chuẩn bị tốt và hướng lâu dài về cách thi, cách học, cánh đánh giá, kiểm tra năng lực học của học sinh hiệu quả, tạo động lực cho học sinh học tập và phát huy".
Nhưng theo ông Cảnh, thời gian sau 5 năm nữa thì không nên thi tốt nghiệp.
"Tôi đồng tình với lập luận "học là phải thi, không thi thì học sinh không học". Tuy nhiên, thi như thế nào để bớt tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho học sinh, gia đình và xã hội, nhưng mang lại hiệu quả cao mới là chuyện quan trọng. Thời gian, công sức phải bỏ ra cho kỳ thi hiện nay không chỉ là của học sinh mà cả bố mẹ. Cả xã hội phải chạy theo một cuộc thi", ông Cảnh chia sẻ.
Ông Trần Đức Cảnh trao đổi với học sinh,sinh viên trong một buổi hội thảo về du học Mỹ - ĐÀO NGỌC THẠCH
Vậy nên thay đổi như thế nào?
Ông Cảnh đề xuất là sau 5 năm tới, chương trình học THPT hiện nay nên chuyển hẳn sang học theo tín chỉ như đa số các nước. Có nghĩa là học sinh học môn nào thi (xong) môn nấy, đủ môn (gồm các môn bắt buộc và tự chọn), tín chỉ và điểm trung bình thì đương nhiên tốt nghiệp THPT. Tín chỉ là chuẩn của thế giới, giải quyết được rất nhiều vấn đề trong giáo dục.
Học, kiểm tra liên tục chứ không "thi dồn"
Theo ông Cảnh, những ai từng trải nghiệm học và thi cử theo môn (tín chỉ) thì sẽ thấy nó hiệu quả hơn cách thi "dồn" ở THPT của ta hiện nay rất nhiều. Chẳng hạn, học kỳ môn lịch sử bậc THPT là 16 tuần. Thầy/cô có thể cho học sinh thi 7-10 lần theo chương trình môn (syllabus), các bài kiểm tra (quiz) ngắn 15-20 phút/lần, giữa kỳ (mid-term) và cuối kỳ (final), điểm chia theo tỷ lệ của các ký thi, ngoài ra có thể có các bài tập, viết và học nhóm ...
"Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy học sinh, sinh viên ở Mỹ và các nước phát triển học và thi rất nhiều trong kỳ học. Chính vì học và thi liên tục nên không bị "áp lực dồn", thường tiếp thu tốt hơn, không phải đối phó áp lực mỗi kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT mà thi xong là quên gần hết. Lúc này, học sinh ở tâm thế chủ động trong việc học, luôn tiếp thu tốt hơn là bị động (đối phó).
Nhiều người chưa trải nghiệm điều này cho rằng như vậy học sinh sẽ không học. Nhưng không phải! Học sinh học nhiều hơn nhưng học theo hướng xong môn nào thi môn đó và thi liên tục. Cấu trúc như vậy xem học sinh cũng như người đi làm. Tư duy của chúng ta hiện nay không giống như vậy" - ông Cảnh cho biết.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - HUY ĐẠT
Tuy nhiên, theo ông Trần Đức Cảnh, nếu chuyển sang hệ tín chỉ thì nội dung chương trình THPT hiện nay phải thay đổi. Cách dạy cách học cũng phải thay đổi. Ở các địa phương xa, chương trình chuyển qua tín chỉ có thể phải cấu trúc lại nội dung chương trình để đồng bộ, liên tục. Giáo viên cũng phải đào tạo lại. Nhưng điều này làm không khó. Với thời gian chuẩn bị 5 năm, hoàn toàn có thể làm được.
Ông Cảnh cũng cho rằng khi không có kỳ thi tốt nghiệp THPT thì để các trường ĐH xét tuyển, cần có cuộc thi cấp quốc gia, không phải để xét tốt nghiệp THPT mà để lấy điểm nộp vào ĐH (như kiểu thi SAT hay ACT của Mỹ). Thời gian thi chỉ cần 3 - 6 giờ (nếu tổ chức bài thi một cách khoa học), thi bằng máy tính và thời gian thi linh động. Thí sinh có thể tham gia các trung tâm tổ chức kỳ thi này ở nhiều thời điểm khác nhau
Dựa trên điểm của thí sinh nộp vào, các trường ĐH còn có thể kiểm tra chéo học bạ THPT của thí sinh để quyết định. Các trường ĐH lớn sẽ xét điểm cao hơn, khó hơn cũng như có thể tổ chức kỳ thi/kiểm tra riêng (theo ngành), thời gian thi khoảng 1-2 giờ là đủ. Các trường lớn nên giảm bớt "thi tuyển", mà tư duy theo hướng xét năng lực trong việc "xét tuyển". Điểm là một phần quan trọng nhưng không phải là tất cả (quan điểm xét tuyển Ứng viên vào Harvard điểm học thi chỉ nằm trong khoảng 60% /-). Cần đánh giá khả năng tư duy, năng lực, động cơ, đam mê, năng khiếu và sự tổng hợp (holistics) đóng vai trò không nhỏ trong việc xét tuyển ĐH.
"Học là phải thi. Nhưng học và thi theo cách nào cho hiệu quả trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay thì còn cả một sự tranh luận. Nhưng sẽ có cách tối ưu hơn cách khác thì nên lựa chọn", ông Trần Đức Cảnh chia sẻ.
Trường sư phạm chưa mở ngành mới theo chương trình, lấy đâu ra giáo viên? Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm lớn nhất sẽ đến với giáo viên dạy ba môn mới (Khoa học Tự nhiên; môn Lịch sử và Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố các môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn cho chương trình mới áp...