Đề xuất học sinh nghỉ thứ Bảy: Chất lượng giáo dục đâu phải ở chỗ học tăng ca, tăng ngày!
Đề xuất cho học sinh phổ thông được nghỉ học ngày thứ Bảy đang gặp những ý kiến trái chiều. Nhưng nên xem rằng, sự bàn thảo đa chiều như vậy là bình thường.
Học sinh phổ thông đang thực sự bị quá tải. Ảnh: Hải Nguyễn.
Cần nhớ rằng, vài chục năm về trước, thời của người viết bài này còn học phổ thông, học sinh đâu phải học ngày thứ Bảy.
Thế nhưng ngày ấy, Việt Nam vẫn có những học sinh giỏi được quốc tế khâm phục, như Lê Bá Khánh Trình, Lê Tự Quốc Thắng, Đàm Thanh Sơn…
Video đang HOT
Học thêm một ngày thứ Bảy, không có nghĩa là nền giáo dục phổ thông có thể “đẻ” ra thêm những học sinh giỏi. Và ngược lại, bớt đi một ngày học theo hướng giảm tải, cũng không có nghĩa là nền giáo dục phổ thông nước ta sẽ mất đi những học sinh xuất sắc.
Vấn đề cốt lõi quan trọng nhất vẫn là: Dạy như thế nào và học như thế nào. Việc này bắt buộc phải được triển khai trên nền tảng là sách giáo khoa và chương trình giảng dạy. Cần giảm tải từ sách giáo khoa bằng cách bớt đi những môn học, những tiết học, những thứ không cần thiết hoặc chưa cần thiết cho bậc học phổ thông.
Thực trạng giáo dục phổ thông tại Việt Nam hiện nay được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là: Học sinh phải học quá nhiều thứ, sinh ra học nhồi học nhét những thứ không thấy thích thú, thậm chí trong không ít trường hợp chưa thực sự giúp ích một cách thiết thực đối với học sinh.
Chính do sách giáo khoa, chương trình giảng dạy tăng tải trong hàng chục năm qua, khiến cho thầy và trò phải mệt mỏi học thêm ngày thứ Bảy trong suốt một thời gian dài. Khi chúng ta chưa đủ sáng suốt, tinh nhạy, và thậm chí cả sự dũng cảm và thông minh để lược bỏ, lọc lại chương trình xem cái gì cần bỏ, cái gì cần giữ lại nhưng tinh giảm, cái gì cần tăng cường thêm… thì chưa thể tạo ra một môi trường dạy và học tạo được hứng thú, hữu ích thiết thực, không quá tải và cũng không thiếu kiến thức.
Học sinh nghỉ ngày thứ Bảy, có thêm thời gian nghỉ ngơi thoải mái gần gũi người thân, sẽ giúp vun đắp được tình cảm yêu thương, ấm áp trong mỗi gia đình nhiều hơn. Hiện nay, hầu hết cán bộ, công chức và viên chức đều nghỉ hai ngày cuối tuần. Một bộ phận không nhỏ nhân viên làm cho các Cty nước ngoài, liên doanh, tư nhân cũng chỉ phải làm hết nửa ngày thứ Bảy.
Tuy nhiên, về mặt qui định, thay vì chốt cứng “học sinh phổ thông được nghỉ học ngày thứ Bảy” thì nên đưa ra phương án linh hoạt và dung hòa hơn là “học sinh phổ thông không bắt buộc học ngày thứ Bảy” để tăng sự chủ động cho các trường, đặc biệt là những trường không đủ cơ sở vật chất, phòng ốc, giáo viên…. đáp ứng cho học sinh học chính khóa cả sáng và chiều.
Thay vào đó, trường hợp nếu học sinh chỉ có thể học chính khóa 1 buổi tại trường do các hạn chế kể trên, việc giảm số ngày học có thể dẫn đến tình trạng học sinh không thể học đủ kiến thức.
THẾ LÂM
Theo laodong.vn
Chương trình giáo dục phổ thông mới có những môn học gì?
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung chương trình được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp. Mục tiêu của chương trình mới là giúp hình thành năng lực, phẩm chất nên sắp tới, cách dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh cũng phải thay đổi hoàn toàn.
Chương trình môn học mới nội dung được giảm tải, hình thành một số môn học mới mang tính tích hợp.
Cụ thể các môn học:
- Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Giáo dục lối sống, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Hai môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 và Tiếng dân tộc thiểu số.
- THCS, các môn học bắt buộc gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Tin học, Công nghệ, giáo dục thể chất, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật. Môn tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ 2.
- THPT, các môn bắt buộc chỉ còn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, học sinh ở cấp học này được lựa chọn học theo nhóm gồm các môn Khoa học xã hội (Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử và Địa lý), Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Sinh học, Hóa học), Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật).
Theo Baodansinh.vn
Thực hư việc khan hiếm SGK đầu cấp Học sinh phổ thông nhiều trường ở Hà Nội đã tựu trường. Tuy nhiên, một số thông tin phản ánh cho biết, đến thời điểm này, tại các nhà sách của Thủ đô nhiều phụ huynh vẫn đôn đáo tìm mua sách giáo khoa (SGK) đầu cấp cho con... Quầy sách giáo khoa lớp 6 tại Nhà sách Habook Nhà sách nào cũng...