Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học ngoài công lập ở TP.HCM
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND thành phố, đề xuất từ năm 2021-2022, học sinh tiểu học ở trường ngoài công lập được hỗ trợ học phí theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Ngày 24/2, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ học phí cho toàn bộ học sinh tiểu học tại trường tư thục và công lập tự chủ.
Sở đề xuất thực hiện hỗ trợ ngay trong năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ trực tiếp theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm).
Video đang HOT
Học sinh tiểu học tại trường Tiểu học, THCS, THPT Vạn Hạnh – một trong những trường tư thục tại TP.HCM. Ảnh: THPT Vạn Hạnh.
Đối tượng hỗ trợ gồm học sinh tiểu học cư trú thực tế trên địa bàn TP.HCM (thường trú và tạm trú) học tại cơ sở giáo dục tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư của TP.HCM.
Mức hỗ trợ học phí bằng định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách đối với học sinh tiểu học theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TP.HCM. Nguồn kinh phí được trích từ ngân sách thành phố.
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, chính sách này sẽ giúp giảm áp lực tài chính với các gia đình, từng bước giảm áp lực về sĩ số học sinh ở các trường công lập, giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống trường công.
Chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích những nhà đầu tư có đủ năng lực tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở giáo dục tiểu học ngoài công lập.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ bù tiền tổ chức dạy 2 buổi/ngày khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với giáo dục tiểu học.
Luật Giáo dục năm 2019, tại điều 99 khoản 3, quy định: “Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định”.
Hà Nội đạt gần 97% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày
Thành phố Hà Nội hiện đang có 786 trường tiểu học với gần 789 nghìn học sinh. Trong năm học này, tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đã đạt gần 97%.
(Ảnh minh hoạ: DUY LINH)
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ở cấp tiểu học, toàn thành phố hiện có 786 trường với gần 789 nghìn học sinh, hơn 38 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày năm học này đã đạt gần 97%.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong học kỳ I của năm học 2020-2021 vừa qua, cấp tiểu học đã thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là học kỳ đầu tiên các nhà trường thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1.
Trong quá trình thực hiện, Sở GD-ĐT Hà Nội đánh giá các đơn vị, nhà trường đã có nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao.
Các nhà trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1. Kết thúc học kỳ I, theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, về cơ bản, học sinh lớp 1 của thành phố Hà Nội đã đáp ứng tốt các yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học trường tư thục Một chính sách mới trong Luật Giáo dục 2019 rất có ý nghĩa, rút ngắn khoảng cách trường công - tư đã có hiệu lực nhưng chưa thấy dấu hiệu triển khai. Khoản 3 Điều 99 quy định: "Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học...