Đề xuất giao ngành Giáo dục chủ trì tuyển dụng giáo viên
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đề nghị vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là tuyển dụng giáo viên nên thống nhất giao cho ngành Giáo dục.
Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Ảnh: Dương Giang /TTXVN
Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) là dự án luật rất quan trọng, nhận được sự quan tâm lớn của các đại biểu Quốc hội, nhân dân và toàn xã hội. Do còn nhiều đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu trong phiên họp sáng 4/4 nên Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiếp tục dành trọn buổi chiều 5/4 để thảo luận về dự án Luật này. Quy định liên quan đến nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến.
Qua giám sát, đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) nêu lên tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương nhưng không điều phối được. Theo đại biểu, nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Cụ thể, ngành Nội vụ chủ trì việc tuyển dụng giáo viên còn ngành Giáo dục chỉ phối hợp. Thực tế này dẫn đến một số giáo viên hợp đồng, dạy rất tốt nhưng không được tuyển dụng. Bởi ngành Giáo dục chỉ sử dụng con người và họ chỉ nhận được người vào làm việc sau khi tuyển dụng xong. Vì thế, đại biểu cho rằng, cần xem lại cơ chế quản lý Nhà nước.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo đại biểu Phan Thái Bình, việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ là do vấn đề phân cấp. Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý giáo viên bậc Trung học Phổ thông còn UBND cấp huyện quản lý giáo viên từ bậc Mầm non đến Trung học Cơ sở. Do đó, khi địa phương này thừa, nơi kia thiếu không thể điều chuyển được.
Đại biểu đề nghị, vấn đề quản lý Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là tuyển dụng giáo viên nên thống nhất giao cho ngành Giáo dục. Việc này sẽ khắc phục được những bất cập nêu trên.
Về lo ngại vượt chỉ tiêu biên chế khi giao cho ngành Giáo dục chủ trì việc này, đại biểu Phan Thái Bình phân tích, tổng biên chế sẽ do ngành Nội vụ tham mưu cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh, huyện. Theo đó, ngành Nội vụ giao tổng biên chế cho ngành Giáo dục, việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên sẽ giao cho ngành Giáo dục. Ngành Giáo dục không được tuyển thừa, vượt chỉ tiêu biên chế được giao.
Nhiều đại biểu đề nghị cân có chính sách tiền lương ưu tiên đối với nhà giáo; đề nghị quy định cụ thể tiêu chuẩn, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đặc thù và các vị trí việc làm khác (không phải là nhà giáo) trong cơ sở giáo dục.
Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án Luật cho rằng, vấn đề chính sách tiền lương phải tương xứng với đặc thù nghề, với vị trí, vai trò của nhà giáo là quan điểm luôn được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng, chu trương cua Nha nươc. Hiên nay, Chinh phu đang triên khai xây dưng Đê an cai cach chinh sach tiên lương, tiêp thu y kiên đai biêu, dự thảo Luật thiêt kê quy định mang tính nguyên tắc vê chính sách ưu tiên cho nhà giáo phù hợp đặc thù nghề nghiêp (Điều 77). Việc xác định vị thế, vai trò của nhà giáo, về đặc thù ngành Giáo dục và quy định cụ thể về chính sách lương, phụ cấp bảo đảm tương xứng với đặc thù nghề nghiệp sẽ được Chính phủ nghiên cứu, cụ thể hóa trong quá trình xây dựng đề án tiền lương mới trên nguyên tăc quy đinh bơi Luât nay.
Về việc quy định rõ về yêu cầu, tiêu chuẩn và chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đặc thù và các vị trí việc làm khác trong cơ sở giáo dục, Thường trực Ủy ban cho đây là môt y kiên xac đang. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã rà soát, điều chỉnh quy định về hiệu trưởng, quy định được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng (Điều 57). Đối với giáo viên đặc thù và các vị trí việc làm khác trong các cơ sở giáo dục, Thường trực Ủy ban đề nghị giao Chính phủ quy định ở văn bản dưới luật để phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của cơ sở giáo dục theo từng loại hình, từng cấp học.
Tại hội nghị, quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm, một số đại biểu cho rằng quy định nhà giáo không được ép buộc học sinh học thêm để thu thêm tiền (Điều 22 dự thảo Luật) chưa bao quát hết những bức xúc từ dư luận xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội dẫn chứng: “Giờ học thêm dạy kiến thức chính, giờ học chính dạy kiến thức khác. Vì thế, nhiều học sinh phản ánh nếu không học thêm chỉ được 5 điểm, trong khi học thêm sẽ được 8, 9 điểm. Rõ ràng trong trường hợp này, giáo viên sử dụng phương thức như vậy dẫn tới không cần ép, con em cũng phải đăng ký học thêm”. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo bổ sung các quy định nhà giáo không được làm trong đó có việc cố ý không dạy hết, không dạy đủ chương trình để tổ chức dạy thêm.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu tối đa, đầy đủ các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những nội dung mà các đại biểu đã đồng tình ngay sau hội nghị. Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ban soạn thảo bổ sung kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật, giải trình kỹ lưỡng về các nội dung để các đại biểu Quốc hội có thêm thông tin trước khi lựa chọn.
Phan Phương
Theo baotintuc
Tiếp sức người Thầy - một chương trình giàu tính nhân văn
"Tiếp sức người Thầy" là một chương trình ý nghĩa, giàu tính nhân văn được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang triển khai từ năm 2011 đến nay. Từ chương trình này, nhiều cán bộ, giáo viên đã nhận được sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn, gắn bó với sự nghiệp trồng người.
Cô Trần Thị Liễn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá được trợ giúp từ Chương trình "Tiếp sức người Thầy." (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh ở Kiên Giang có hơn 24.000 cán bộ, giáo viên ở hơn 700 trường học, cơ sở giáo dục. Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn... Nhằm chia sẻ, hỗ trợ những đồng nghiệp gặp khó khăn, ngoài việc vận động các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, một số công đoàn giáo dục huyện, thành phố trong tỉnh đã chủ động vận động thành lập quỹ với nhiều tên gọi khác nhau như: Quỹ Tương tế, Quỹ Mệnh sự...Tuy cách thức triển khai chưa được đồng đều giữa các cơ sở giáo dục, các địa bàn, địa phương trong tỉnh nhưng đều có cùng mục đích là hỗ trợ các gia đình giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.
[Cô giáo của những học sinh đặc biệt: Những nỗ lực phi thường]
Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang cho biết, khởi đầu chương trình "Tiếp sức người Thầy" với tinh thần đồng nghiệp lo cho đồng nghiệp, vận động mỗi giáo viên đóng góp 1.000 đồng/năm. Sau đó, số tiền quyên góp được nâng lên 2.000 đồng/người/năm, số người được thăm hỏi, hỗ trợ vì vậy cũng tăng lên.
Đến năm 2016, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang tiếp tục mở rộng chương trình "Tiếp sức người Thầy" giai đoạn 2016-2020, mỗi giáo viên ủng hộ 1 ngày lương/năm. Nhờ đó, Quỹ của chương trình huy động được khoảng 2,2 tỷ đồng/năm và nguồn ủng hộ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm được gần 1,2 tỷ đồng.
Trong những năm qua, chương trình đã hỗ trợ hơn 1.700 trường hợp tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng (trong đó kinh phí trong chương trình là 3,3 tỷ đồng, còn lại của các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đóng góp). Trong năm 2018, tính đến cuối tháng 8, chương trình đã hỗ trợ 426 trường hợp với tổng số tiền 901 triệu đồng.
Công đoàn cơ sở ở các trường học, địa phương tìm hiểu, chọn các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật sau đó lên danh sách để đồng nghiệp chia sẻ, thăm hỏi, tùy vào mức độ khó khăn sẽ hỗ trợ với các mức từ 1 triệu đến 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chương trình "Tiếp sức người Thầy" phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Kiên Giang tổ chức chương trình tuyên truyền hằng tháng với số tiền hỗ trợ là 10 triệu đồng. Thông qua sóng truyền hình, nhiều đơn vị, tổ chức xã hội đã biết thông tin và hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho các trường hợp giáo viên gặp khó khăn. Từ năm 2019, chương trình "Tiếp sức người Thầy" dự kiến nâng mức hỗ trợ mỗi trường hợp lên từ 15 triệu đến 30 triệu đồng.
Cô giáo Trần Thị Liễn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư, tỉnh Kiên Giang là một trong những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt. Cô Liễn bị bệnh tiểu đường từ năm 2011, đến năm 2016, bệnh trở nặng đúng lúc gia đình cô đang vay nợ làm nhà, chồng cô lại bị tai nạn giao thông. Mặc dù vậy, cô vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Khánh Dư Nguyễn Đỗ Xuân Nguyện chia sẻ: Cô Liễn là giáo viên đã công tác tại trường 27 năm. Cô đã tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường trong nhiều năm. Gia đình cô từng phải thuê nhà ở trọ, đến năm 2016 mới vay mượn để làm nhà, bệnh lại trở nặng, chồng bị tai nạn khiến cô suy sụp. Tuy vậy, cô vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao. Cô Liễn rất xúc động khi nhận được sự hỗ trợ từ chương trình "Tiếp sức người Thầy."
Cô Lâm Thị Mạnh, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang, Phó Ban vận động chương trình "Tiếp sức người Thầy" cho biết, trong suốt những năm làm chương trình, cô Mạnh đã gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn. Chẳng hạn, cô Nguyễn Thị Nguyệt (cũng là giáo viên Trường Tiểu học Trần Khánh Dư) là một trường hợp bị bệnh ung thư. Nhận được sự thăm hỏi, động viên, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần của chương trình "Tiếp sức người Thầy", cô từng bước hồi phục, chiến thắng bệnh tật. Hiện nay, cô Nguyệt cô đã đi dạy trở lại.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang Lâm Thị Mạnh cho biết thêm: Dịp 20/11 năm nay, chương trình "Tiếp sức người Thầy" tổ chức tặng quà cho 380 giáo viên đang gặp khó khăn với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng. Thời gian qua, chương trình đã nhận được sự đóng góp của nhiều tập thể, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm. Phong trào quan tâm chăm lo giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn đang lan tỏa trong từng cơ sở giáo dục ở Kiên Giang, góp phần xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thị Minh Giang, chương trình "Tiếp sức người Thầy" giờ đây không chỉ dừng lại là hoạt động từ thiện mà còn góp phần giáo dục lòng nhân ái. Đặc biệt, nhiều thầy cô từng nhận được hỗ trợ, sau khi nghỉ hưu đã đóng góp cho chương trình mỗi tháng 100.000-200.000 đồng từ tiền lương hưu của mình.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục tỉnh Kiên Giang đã quyết định chọn Chương trình "Tiếp sức người Thầy" trong ngành giáo dục và đào tạo là mô hình Dân vận khéo giai đoạn 2016-2020, nhằm tiếp tục tạo sự lan tỏa của chương trình./.
Theo vietnamplus.vn
Giáo viên chua xót bỏ nghề đi bán hàng online, đi xuất khẩu lao động: "Em sắp thoát rồi chị ạ!" Cận kề 20.11, cô giáo Dương Thị Phương Thảo nghẹn ngào chia tay một đồng nghiệp với hàng chục năm kinh nghiệm, đạt giáo viên giỏi cấp quận đã rời bục giảng đi xuất khẩu lao động vì không thể chịu được áp lực trong nghề với lương tháng chỉ 4,1 triệu đồng. Chưa bao giờ ngành giáo dục bất an như hiện...