Đề xuất đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa Ngữ văn mới
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đề xuất đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình Ngữ văn mới để giáo dục cho học sinh.
ảnh minh họa
Sáng 22/3, tọa đàm “Góp ý chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Ngữ Văn” do Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật trung ương tổ chức tại Hà Nội.
Theo ban soạn thảo, dự kiến 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12 gồm: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
Ngoài 6 tác phẩm trên, các tác giả viết sách giáo khoa được phép chủ động lựa chọn tác phẩm văn học phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình, có giá trị đặc sắc về nội dung nghệ thuật, tính chuẩn mực sáng tạo về ngôn ngữ.
Video đang HOT
Đây là cách xây dựng chương trình hoàn toàn mới so với cách tiếp cận hiện nay.
Bày tỏ về vấn đề này, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết quần đảo và đã được đưa vào môn Địa Lý và Lịch Sử, tuy nhiên trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới lại không đề cập nội dung này. Chúng ta phải giáo dục cho học sinh về hai quần đảo này thông qua những bài thơ, văn.
GS Đinh Xuân Dũng, phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, kiến nghị nền văn học hơn 10 thế kỷ (chưa kể đến văn học dân gian Việt Nam) sách giáo khoa môn Ngữ văn chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc là khó chấp nhận. Nếu chỉ dừng lại ở 6 tác phẩm văn học bắt buộc, thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ tập trung 6 tác phẩm đó.
PGS.TS Nguyễn Bá Thành, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu chỉ chọn 6 tác phẩm bắt buộc học, còn lại tự chọn sẽ tạo nguy cơ loạn về sách giáo khoa. Mỗi trường, địa phương sẽ lựa chọn và biên soạn theo cách của mình. Các kỳ thi quốc gia về Ngữ văn sẽ khó đạt được sự thống nhất về định hướng ra đề.
Không đồng tình với 6 tác phẩm bắt buộc trong sách giáo khoa Ngữ văn mới, GS Trần Thị Việt Trung, ĐH Thái Nguyên, góp ý nên mở rộng để có tính thẩm mỹ.
Theo GS Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, các tác phẩm khi chọn lựa cần phải dựa vào 4 nguyên tắc: Mang bóng dáng thời đại; hợp với bản chất của tác giả; hợp với trình độ của người học. Vì vậy, những gì quá khó không nên đưa vào chương trình sách giáo khoa mà chọn tác phẩm mang tính giáo dục giới trẻ.
GS Đỗ Ngọc Thống – Tổng chủ biên chương trình môn Ngữ văn, cho biết việc xây dựng một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa dựa trên các nghị quyết của Đảng. Độ mở của chương trình đáp ứng việc biên soạn nhiều bộ sách và tăng tính tự chủ trong sách giáo khoa.
Bộ phận soạn thảo không thể bao quát hết tác phẩm văn học, chương trình chỉ đưa ra định hướng lớn. Việc lựa chọn tác phẩm văn học tự chọn và tác giả để đưa vào giảng dạy trong nhà trường đã có những tiêu chí cụ thể.
Theo Zing
Mấy băn khoăn về chương trình ngữ văn mới
Việc đưa các tác phẩm hiện hành ở những lớp cao xuống các lớp dưới (như Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ...) liệu có quá sức cho học sinh THCS, nếu không muốn làm mất đi giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của nó?
Học sinh lớp 12 tại TP.HCM học môn ngữ văn
Điểm mới tích cực nhất của bản dự thảo môn văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới, theo chúng tôi, là cách xây dựng chương trình theo hướng mở, phát huy những kỹ năng thiết yếu của người học, hướng đến việc ứng dụng của môn ngữ văn trong việc tạo lập các văn bản, cập nhật thêm nhiều văn bản đương đại được người trẻ yêu thích, dành thời lượng chương trình cho việc thực hiện chuyên đề dạy học...
Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn băn khoăn về một số điểm và việc áp dụng vào thực tế ở nhà trường sau đây:
Việc đưa các tác phẩm hiện hành ở những lớp cao xuống các lớp dưới (như Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ...) liệu có quá sức cho học sinh THCS, nếu không muốn làm mất đi giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của nó?
Các ngữ liệu gợi ý chưa cụ thể từng lớp, mà còn gộp chung lớp 6, 7; lớp 8, 9; lớp 10 - 12. Ở các lớp, dự thảo chỉ mới dừng lại ở chỗ gợi ý theo nhóm thể loại và xáo trộn ngẫu nhiên chứ chưa có sự sắp xếp khoa học. Phần này chúng tôi nghĩ nên chia ra cụ thể từng lớp, thậm chí từng học kỳ để giáo viên có sự đồng bộ trong việc lựa chọn ngữ liệu và dễ dàng thống nhất về kiểm tra đánh giá. Nếu hiệu quả hơn, nên chia các ngữ liệu này (một cách tương đối) theo các thời kỳ lịch sử văn học, trào lưu văn học, hoặc các cụm đề tài, chủ đề, kể cả văn học nước ngoài... Như vậy, sẽ giúp người dạy và người học dễ dàng hệ thống kiến thức.
Theo chương trình mới thì không có những bài khái quát văn học, khái quát lịch sử văn học như hiện hành. Mà thay vào đó là những bài học theo dạng đọc hiểu văn bản, được bố trí học ở lớp 9 và lớp 12, và được tìm hiểu với những kiến thức rất sơ giản. Theo quan sát của chúng tôi từ nhiều năm dạy phổ thông, những học sinh vững về kiến thức môn văn thường nắm rất rõ trước về lịch sử văn học. Vì thế, thiết nghĩ, nên đưa những bài học này lên đầu cấp (lớp 6 và 10), có thêm bài đọc hiểu về hệ thống, khái quát.
Chương trình "mở" nhưng cần "mở" trong một giới hạn "đóng" như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, không thể không khống chế trong việc tùy tiện lựa chọn ngữ liệu từ phía giáo viên, nhất là từ học sinh, để nhằm tránh sự chồng chéo lựa chọn văn bản. Hoặc chiều theo sở thích người học, giới trẻ mà mất đi tính định hướng của giáo dục, "bỏ rơi" những tác phẩm có giá trị. Ngoài ra, chủ trương của ngành là xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho nên cần có nhiều văn bản về văn hóa, phong tục... để giáo dục thế hệ trẻ.
Ngoài ra, việc kiểm tra đánh giá cũng phải có sự thống nhất, cụ thể theo tình hình của ngữ liệu mở.
Theo TNO
Chương trình Ngữ văn mới giáo viên phải có năng lực thật sự Nếu một số thầy cô dạy Văn vẫn lười đọc tác phẩm như hiện nay thì giáo viên làm sao có đủ năng lực để đạt được mục tiêu của chương trình mới? ảnh minh họa LTS: Đưa ra ý kiến về chương trình môn Ngữ văn mới, cô giáo Phan Tuyết nhấn mạnh đến trình độ, năng lực của giáo viên. Theo...