Đề xuất đưa giáo dục gia đình vào dự thảo Luật Giáo dục
Theo một số chuyên gia, trên thế giới, phương pháp tự học tại nhà (home schooling) có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có quy chế này. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận.
Người mẹ tốt, hơn cô giáo tát
Ngày 11/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại hội thảo, ngoài việc đề xuất chỉnh sửa một số chi tiết trong Dự thảo Luật Giáo dục, nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục cũng được đặt ra.
TS Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam chia sẻ, Dự thảo Luật Giáo dục có điều 41 về nội dung giáo dục thường xuyên được thực hiện trong các chương trình, gồm vừa học vừa làm, học từ xa, tự học, tự học có hướng dẫn…
Nhiều vấn đề nóng của giáo dục được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo. (Ảnh: Đ.T).
Tuy nhiên, phần cấp phép và hoạt động chưa thấy rõ hình thức giáo dục được thế giới, đặc biệt là châu Âu, Mỹ, công nhận, đó là giáo dục tại nhà (home schooling). Với hình thức này, bố mẹ có thể dạy con dựa vào chương trình chung trên Internet do Bộ GD&ĐT hoặc tỉnh quy định.
“Một người mẹ tốt hơn cô giáo tát. Nếu có kỹ năng và nghiệp vụ, mẹ có thể dạy và hiểu con hơn người thầy tát con 231 cái. Việc dạy học tại nhà phải được đưa ra tại Luật Giáo dục và được công nhận”, TS Lan Anh nêu quan điểm.
Trước đó, một số chuyên gia dẫn điều 18 của Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học và quy định tại khoản 3, điều 11, Luật Giáo dục, cho rằng việc phụ huynh không cho con đến trường là không phù hợp luật.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, trên thế giới, phương pháp tự học mà không đến trường có quy chế cụ thể. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định về việc này.
Video đang HOT
TS Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục Trí tuệ Việt Nam. (Ảnh: Đ.T).
GS.TS Nguyễn Đình Hương, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, hiện giáo dục đang chệch theo hướng hàn lâm, phục vụ thi cử, ít các trường “đa cấp” từ mầm non đếp cấp THPT. Nếu có các hệ thống trường này, sẽ không có tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên bởi cấp THPT của trường đó có thể xuống cấp dưới để dạy.
Cũng theo chuyên gia này, cần quan tâm hơn đến giáo dục mầm non. Giáo viên dạy mầm non phải có trình độ, kể cả ngoại ngữ. Nhiều nước khác, giáo dục mầm non có trình độ thạc sỹ và phải có chế độ lương bổng thỏa đáng cho giáo viên. Việc tăng tiền lương sẽ tạo động lực cho giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề, từng bước khắc phục tình trạng tuyển sinh ngành sư phạm có điểm thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng vẫn không thu hút được người học.
PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông.
“Tôi sợ hãi với vụ việc 231 cái tát”
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Phương Đông cho hay: “Chúng ta tổ chức hội thảo trong bối cảnh vừa qua, trong giáo dục xảy ra nhiều vụ bạo lực. Sự việc khiến cho tôi và cả xã hội bàng hoàng, đau xót”.
Ông dẫn sự việc cô giáo cho học sinh tát 231 cái ở Quảng Bình, cô giáo cho học sinh tát nhau để phạt ở Trường tiểu học Quang Trung- Hà Nội, cô giáo đánh học sinh bầm tím mông ở Long An…
“Tôi nghĩ, đấy không còn là bệnh thành tích mà là bệnh dối trá trong giáo dục. Đặc biệt vụ 231 cái tát khiến tôi sợ hãi. Chúng ta đang tạo ra một lớp học sinh hoàn toàn “người máy hóa”, hoàn toàn chấp hành một cách thụ động, chỉ nghe lời cho dù biết là sai trái.
Giá như có một em không tát, giá như chỉ một vài bạn nỡ xuống tay tát thôi. Ở đây chúng ta không bàn xem mấy tát là đủ mà hành động tát đó đã hoàn toàn sai. Giá như có một cá nhân nào đó biết phản kháng, có lẽ xã hội đã tốt đẹp hơn”, PGS Dụ nói.
GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Đ.T)
Nên tách bạch thi cử
Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam – quan tâm điều 28, mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vòa cuộc sống lao động”.
Theo GS Phú, điều này cần ghi rõ các trường THCS phải định hướng nghề nghiệp tốt cho học sinh vào những năm cuối cấp. Ví dụ ở Pháp, học kỳ 2 của năm lớp 9, giáo viên phải đánh giá và cho học sinh phương án nên đi theo hướng nào, sau đó thảo luận với phụ huynh để chốt. Học sinh có thể học nghề hay vào đại học, hoặc theo hướng nghiên cứu, kỹ thuật?
GS Phú cho rằng, ngành giáo dục Việt Nam phải làm tốt điều này để học sinh phân tán nhiều hướng khác nhau chứ không nên “túm tụm” chen chân trên một chiếc cầu cùng vào đại học.
Về vấn đề này, PGS Bùi Thiện Dụ cũng đưa quan điểm, nên chấm dứt việc thi một trong hai hay trong một, nên tách riêng ra chỉ có một kỳ thi phổ thông. Sau đó, việc thi đại học nên để các trường tự chủ.
Mỹ Hà (ghi)
Theo Dân trí
Đại biểu đề xuất: Xong lớp 9 có thể liên thông vào đại học?
Thảo luận dự án Luật Giáo dục, ĐB Lê Quân (Hà Nội) cho rằng nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổi có thể gia nhập thị trường lao động. Sau đó, có thể học liên thông lên cao hơn.
Theo ĐB Lê Quân, theo chỉ thị của Bộ Chính trị năm 2011 cũng như quyết định năm 2018 của Chính phủ thì mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% học sinh trung học cơ sở học nghề và 2025 đạt 40%.
Tuy nhiên, đến nay thực tế mới đạt rất ít, khoảng 8%.
Ông Lê Quân góp ý cho dự án luật.
Ông cho rằng có việc phân luồng chưa tốt, chưa thực sự gắn với đào tạo, công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề, phải đến tận thôn xóm để tư vấn tuyển sinh.
Theo vị ĐB, con em học giỏi đỗ cấp 3, các địa phương ưu tiên trường chuyên lớp chọn nhưng chưa quan tâm đến đối tượng học sinh không đỗ cấp 3 làm lãng phí nguồn lực xã hội.
ĐB khẳng định xu hướng thế giới là gia nhập thị trường lao động sớm. Nếu học hết lớp 9 vào học nghề, 18-19 tuổi có thể gia nhập thị trường lao động với mức lương 8-9 triệu đồng/tháng, sau đó, có thể học liên thông vào đại học. Mô hình này đã thành công ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay các quốc gia phát triển như Pháp, Anh.
"Nếu phân luồng tốt cũng như đang giải quyết vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hưu, chúng ta có nguồn lao động chất lượng, tăng cường tuổi lao động sớm đặc biệt là con em nhà nghèo, người dân tộc thiểu số" - ông Quân nói.
Trách nhiệm của các bậc học, theo ĐB phải đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để theo bậc trên. Đề nghị quy định là người học xong trình độ bậc dưới đủ điều kiện để học liên thông lên bậc trên, tránh tình trạng như hiện nay, học hết văn bằng, muốn liên thông lên đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia.
Ông đề nghị nên đưa vào dự luật là "học sinh THCS không chỉ học lên trung cấp mà có thể học lên cao đẳng..." - ông Quân nói.
Theo Pháp luật TPHCM
Khuyến nghị về học tập suốt đời trong Luật Giáo dục sửa đổi Một trong những khuyến nghị của Unicef và Unesco đối với dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi là xem xét phản ánh những nội dung quan trọng về "Học tập suốt đời" vào phần liên quan đến giáo dục thường xuyên. Ảnh minh họa Trong khuyến nghị được đưa ra tại hội nghị về các vấn đề trẻ em trong Luật Giáo...