Đề xuất đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc đưa ‘dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông’ vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Một trung tâm học thêm ở TP.HCM được cấp phép – BẢO CHÂU
Văn bản của bộ này đề cập đến kết quả thực hiện tăng cường quản lý việc dạy thêm học thêm và cho rằng việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, xuất phát từ nguyện vọng của học sinh, gia đình. Tuy nhiên, ở một số nơi, tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Đáng chú ý, theo Bộ GD-ĐT, quy định tại luật sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật Đầu tư năm 2014, việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm hiện nay chưa có trong danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
Video đang HOT
Theo Bộ GD-ĐT, đã 2 lần gửi văn bản kiến nghị với Bộ Kế hoạch – Đầu tư đưa việc cấp phép tổ chức dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để trình Quốc hội thông qua. Mục đích là để tăng cường công tác quản lý hoạt động này.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ rà soát, ban hành văn bản thay thế Thông tư số 17 quy định về dạy thêm, học thêm cho phù hợp với tình hình thực tế, sau khi được bổ sung hoạt động về dạy thêm, học thêm vào danh mục hoạt động đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong luật Đầu tư.
Khi dạy thêm, học thêm được đưa vào luật, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với việc thực hiện dạy thêm, học thêm trái quy định.
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đưa ra những giải pháp đã và sẽ thực hiện để giảm áp lực cho việc dạy thêm học thêm. Trong đó, chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng giảm tải các môn văn hóa, tăng thêm giờ học thể dục và hoạt động giáo dục thể chất; giao quyền chủ động, hướng dẫn nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt.
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá, vừa đảm bảo định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, TP chỉ đạo, quản lý việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm.
Bạc Liêu: Không dạy và học thêm để phòng dịch Covid-19
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho cấp Tiểu học, Mầm non trở lại học từ ngày 11/5; giao sở, ngành, địa phương đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi đi học trở lại.
Ngày 7/5, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này thống nhất cho trẻ các lớp Mầm (3 tuổi), Chồi (4 tuổi), Lá (5 tuổi) đi học trở lại từ ngày 11/5; còn trẻ nhà trẻ đi học lại từ ngày 18/5.
Bạc Liêu cho học sinh Tiểu học và Mầm non đi học trở lại từ ngày 11/5. (Ảnh minh họa)
Trong khoảng thời gian từ ngày 11/5 đến 18/5, đối với cấp Tiểu học và Mầm non chỉ tổ chức học một buổi (riêng các lớp chất lượng cao, tổ chức học theo kế hoạch đã được phê duyệt); không tổ chức ăn bán trú tại trường.
Thời gian tổ chức cho học sinh và trẻ mầm non ăn bán trú tại trường bắt đầu từ ngày 25/5, sau khi các cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, cùng UBND các địa phương chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở giáo dục, đảm bảo an toàn cho học sinh và trẻ mầm non sau khi đi học lại", Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo rõ.
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm việc không tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (trừ việc tổ chức ôn tập cho các lớp cuối cấp tại trường theo kế hoạch) để đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Cà Mau, Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết trong buổi đầu tiên đi học trở lại (ngày 4/5), cấp THCS có 98% và cấp THPT có 99% học sinh đến lớp. Tuy nhiên, ở cấp học Tiểu học vắng hơn 1.500 em; còn ở cấp Mầm non vắng hơn 12.000 em (đạt chưa tới 60% tổng số học sinh).
Trong ngày 7/5, đã có khoảng 70% học sinh cấp học Mầm non đến lớp.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Cà Mau, qua 2 ngày đầu đi học, có tình trạng học sinh bỏ học hẳn dù số này không nhiều. Nguyên nhân là do gia đình gặp khó khăn, các em đi lao động ngoài tỉnh.
Ngày đầu tiên đi học sau kỳ nghỉ dài nhất lịch sử: học sinh háo hức, không quên đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn Vẫn tiếp tục duy trì những biện pháp phòng dịch với tiêu chí 'Đi học an toàn, kiên cường chống dịch', nhiều trường học giám sát chặt chẽ hoạt động kiểm tra y tế. Sáng nay (27/4), 36 tỉnh thành đã thực hiện đón học sinh quay trở lại trường, chủ yếu là lớp 9 và 12. Hầu hết các trường đều tiến...