Đề xuất dịch tả lợn châu Phi vào danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch
Bộ NN&PTNT đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07 ngày 31/5/2016 của Bộ này quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn. Trong đó, Bộ này đề xuất đưa bệnh Dịch tả lợn châu Phi vào Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.
Dự thảo cũng đề xuất bổ sung hướng dẫn phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Trong đó nêu rõ, bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra.
Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, cả lợn nhà và lợn hoang dã; bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Vi rút gây ra bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASFV) có sức đề kháng cao trong môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đề xuất dịch tả lợn châu Phi vào danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.
Hóa chất để diệt vi rút dịch tả lợn châu Phi bao gồm ether, chloroform và hợp chất iodine hoặc sử dụng sodium hydroxide với tỉ lệ 8/1.000 hoặc formalin với tỉ lệ 3/1.000 hoặc chất tẩy trắng hypochlorite chứa chlorine 2,3% hoặc chất ortho-phenylphenol 3% nhưng phải duy trì thời gian 30 phút.
Dự thảo cũng nêu rõ phương pháp xử lý và chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi như: khoanh vùng ổ dịch; dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn: quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch; chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Thanh Hóa thành lập 4 chốt ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi
Để khoanh vùng, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn, ngày 28/2, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND, thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật tại các huyện.
Theo đó, 4 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời gồm: Chốt tại khu vực xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình); chốt tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (tiếp giáp với tỉnh Nghệ An); chốt tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình) và chốt tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình).
Thanh Hóa thành lập 4 chốt kiểm dịch động vận để ngăn chặn việc vận chuyển động vật nhiễm bệnh và khử độc các phương tiện ra vào địa bàn có lợn nhiễm bệnh.
Mỗi chốt kiểm dịch gồm 8 người. Thời gian hoạt động đến ngày 31/3/2019, thực hiện 24/24 giờ trong ngày (kể cả thứ 7, CN, ngày lễ, ngày nghỉ).
Nhiệm vụ của các chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại đầu mối giao thông của tỉnh gồm tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn từ lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm ra – vào địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển động vận, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch; giảm sát việc xử lý, tiêu hủy khi phát hiện lợn mắc bệnh và các sản phẩm từ lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh dịch nguy hiểm khác trên gia súc, gia, gia cầm; chấp hành nghiêm quy trình, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn.
Trước 16 giờ hàng ngày, các chốt, trạm kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Thú y) để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Bình Minh
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam
Ngày 30/8, Bộ NN&PTNT đã có Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Thông tin và truyền thông, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an và Bộ Quốc phòng về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 1/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - viết tắt là ASF) lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc.
Tính đến ngày 25/8/2018, tổng cộng đã có 4 ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi được Trung Quốc báo cáo cho OIE với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con; mặt khác, từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 12 quốc gia (bao gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ba Lan, CH Séc, Hung-ga-ri, Lát-vi-a, Môn-đô-va, Phần Lan, Rô-ma-ni, Nam Phi, U-crai-na và Dăm-bi-a) báo cáo có Dịch tả lợn Châu Phi.
Ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Bệnh Dịch tả lợn Châu phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Hiện nay, chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; các biện pháp chủ yếu như kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn và chăn nuôi an toàn sinh học được nhiều nước đã và đang áp dụng.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam thông qua việc buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn nhập lậu, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi và thương mại quốc tế, Bộ NN&PTNT đã có Công điện khẩn 6741/CĐ-BNN-TY đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan phối hợp chỉ đạo triển khai một số nội dung ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam.
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục "hoành hành" ở Thái Bình, Hà Nam Lợn ốm chết đang lan ra ở các hộ nuôi ở các địa phương xác định có dịch tả châu Phi. Thái Bình: Hơn 30 hộ nuôi lợn có dịch tả châu Phi Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục "hành hoành" ở Thái Bình Ngày 28/2, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, trong ngày 26/2, trên...