Đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực giám đốc, phó giám đốc Sở GD&ĐT
Chương trình bồi dưỡng sẽ cung cấp cho người học kiến thức hiện đại về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên sâu quản lý nhà nước về GD&ĐT; kiến thức quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế và CM CN 4.0.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu đề xuất chương trình của bồi dưỡng năng lực giám đốc, phó giám đốc Sở GD&ĐT theo tiêu chuẩn chức danh này do nhóm GS.TS Phạm Quang Trung, PGS.TS Trần Hữu Hoan, PGS.TS Phạm Quang Trình, TS Phạm Xuân Hùng của Học viện Quản lý giáo dục thực hiện.
Theo nhóm nghiên cứu, chương trình bồi dưỡng năng lực này được đề xuất dựa trên cơ sở kết quả “Nghiên cứu xây dựng khung năng lực/ chuẩn của giám đốc, phó giám đốc Sở GD&ĐT” năm 2017 của Học viện.
Chương trình bồi dưỡng sẽ cung cấp cho người học kiến thức hiện đại về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên sâu quản lý nhà nước về GD&ĐT; kiến thức quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục, hội nhập quốc tế và CM CN 4.0; phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý các hoạt động trong cơ sở giáo dục dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; giúp họ nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, thích ứng tốt với những đổi mới và phát triển giáo dục VN và thế giới.
Cơ sở xây dựng chương trình, dựa trên những kinh nghiệm quốc tế , đồng thời dựa vào những văn bản quy định trên cơ sở pháp lý của Việt Nam phù hợp với khung năng lực lãnh đạo, quản lý nền công vụ theo thông lệ quốc tế.
GS.TS Phạm Quang Trung cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của lãnh đạo quản lý các Sở GD&ĐT, đa số các ý kiến thống nhất về việc thiết kế chương trình bồi dưỡng năng lực giám đốc, phó giám đốc và cần đảm bảo các nguyên tắc: Tiếp cận khung năng lực; Cá nhân hóa: Khuyến khích tự học, học tập thường xuyên và suốt đời; Hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm phát huy tri thức, kinh nghiệm đã có của giám đốc, phó giám đốc Sở GD&ĐT; Đảm bảo tính thống nhất, đa dạng và phù hợp thực tiễn kinh tế, xã hội địa phương; Đề cao đạo đức công vụ gắn với kỹ năng tác nghiệp và trách nhiệm giải trình.
Chương trình bồi dưỡng gồm 4 lĩnh vực gồm: Giáo dục đào tạo trong bối cảnh hiện nay; Lãnh đạo và quản lý trong giáo dục; Quản trị nguồn lực trong giáo dục và Quản lý mối quan hệ xã hội. Theo đó, có 13 chuyên đề học tập.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Giáo sư Trần Công Phong muốn mỗi địa phương có một bộ Sách giáo khoa
Giáo sư Trần Công Phong nhấn mạnh tầm quan trọng về việc mỗi địa phương phải có một bộ Sách giáo khoa.
Mỗi địa phương có một nét đặc thù riêng
Vừa qua, kỳ họp thứ 12 Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã được tiến hành.
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến chất vấn ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc cho ra đời một bộ Sách giáo khoa riêng của địa phương.
Ngay sau đó, nhiều ý kiến trái chiều được đặt ra là thành phố Hồ Chí Minh có nên dùng riêng bộ Sách giáo khoa như thế hay không?
Giáo sư Trần Công Phong. (Ngồn ảnh: vnies.edu.vn)
Trao đổi với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Trần Công Phong - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam khẳng định, thay đổi lớn nhất của chương trình Sách giáo khoa giai đoạn này là thực hiện theo khoa học giáo dục.
Đó là, một chương trình mà có nhiều bộ sách. Chương trình có 3 cấp độ, gồm: Chương trình quốc gia, chương trình địa phương và chương trình nhà trường.
Chương trình quốc gia sẽ được quy định chiếm bao nhiêu phần trăm, chương trình địa phương và chương trình nhà trường cũng sẽ được quy định chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm.
"Với tinh thần đổi mới như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nhà trường từ nhiều năm nay", giáo sư Phong nói.
Nói nôm na, từ chương trình quốc gia và chương trình địa phương thì mỗi trường phải có một chương trình giáo dục đặc thù của nhà trường.
Cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với đối tượng người học. Và do đó, sẽ có nhiều bộ sách và trong bộ Sách giáo khoa sẽ đảm bảo mục tiêu giáo dục chung của quốc gia là chương trình quốc gia.
Bộ Sách giáo khoa còn sẽ đảm bảo mục tiêu giáo dục chung của địa phương mang nét đặc thù riêng.
Một bộ sách dùng chung cho cả nước là không hợp lý
Giáo sư Trần Công Phong phân tích, đứng về mặt khoa học, nếu sử dụng một bộ Sách giáo khoa dùng chung cho các địa phương như từ trước đến nay là không hợp lý.
Đối với chương trình đại học thì điều này là rất bình thường vì các trường chỉ cần đề cương chi tiết. Giảng viên sẽ soạn ra các bài giảng cho sinh viên.
Thế nên, mỗi giảng viên giảng ở các lớp khác nhau thì bài giảng không hoàn toàn giống nhau.
Giáo sư Phong đánh giá, tuy nhiên, lần đầu tiên đưa ra ý kiến mỗi địa phương có một bộ Sách giáo khoa riêng sẽ gặp rất nhiều ý kiến trái chiều.Trong khi đó, giáo dục Việt Nam cứ mang một cuốn sách đi giảng từ vùng này sang vùng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác và đối tượng người học khác nhau là không phù hợp.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có nguồn lực và dự kiến viết bộ sách riêng đó là chủ trương đúng và nên ủng hộ.
Mặc khác, Sách giáo khoa của thành phố Hồ Chí Minh ra đời nên theo lộ trình sau khi có bộ Sách giáo khoa tạm gọi là để dùng chung cho cả nước.
Theo Nghị quyết 88, Quốc hội giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn một bộ sách nhằm chủ động cho tỉnh nào chưa biên soạn được thì có sách để học.
Giáo sư Trần Công Phong chia sẻ, sau khi có bộ sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành thì các địa phương cũng nên chủ động có bộ Sách giáo khoa riêng cho địa phương mình.
Từ bộ Sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, các địa phương phải xem xét bộ sách phù hợp đến mức độ nào, nếu chưa phù hợp thì có thể viết lại.
Ở đây không phải viết lại tất cả các cuốn, không phải viết lại tất cả các môn và trong một cuốn như vậy không phải viết lại tất cả mà nên có gì đó để bổ sung mang tính chất đặc thù của địa phương.
Giáo sư Phong khẳng định, đó cũng là chủ trương tương lai mà chúng ta phải hướng tới.
Theo giaoduc.net.vn
Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí. Có nên miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp THCS hay không? Nếu miễn thì ngân sách Nhà nước có đủ để thực...