Đề xuất chi biên soạn tài liệu giáo dục
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo nguồn kinh phí thực hiện gồm: Ngân sách địa phương; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
Dự thảo nêu rõ đối với chi biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương: Các Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung chi, mức chi biên soạn tài liệu như sau: Thù lao cho tác giả tối đa 450.000 đồng/tiết; Thù lao cho chủ biên tối đa 50.000 đồng/tiết; thù lao cho tổng chủ biên tối đa 35.000 đồng/tiết;
Thù lao minh họa tài liệu: Thù lao trang bìa tối đa 350.000 đồng/bìa; thù lao can, vẽ kỹ thuật tối đa 15.000 đồng/hình; thù lao vẽ hình minh họa có tính nghệ thuật tối đa 200.000 đồng/hình.
Đối với chi hoàn thiện tài liệu: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định tổ chức hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương, tối đa không quá 3 ngày cho một lần tổ chức hoàn thiện tài liệu. Trong thời gian tập trung để hoàn thiện tài liệu được chi các nội dung sau: Chi thù lao cho tác giả, biên tập viên tối đa 100.000 đồng/ người/ngày; chi phụ cấp tiền ăn cho tác giả, biên tập viên, thành viên ban tổ chức tối đa 150.000 đồng/người/ngày; tiền tàu xe thanh toán theo thực tế.
Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức…
Video đang HOT
Chi tổ chức các hội thảo, tọa đàm liên quan đến việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo baochinhphu.vn
Lời cảnh tỉnh từ quy định phạt tiền trong giáo dục
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Nội dung, hình thức, số tiền đặt ra tuy còn cứng nhắc nhưng vấn đề được đề cập này xứng đáng là bài học, là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người từ mỗi người thầy, mỗi bậc làm cha làm mẹ, mỗi học trò... nghiêm túc nhìn nhận lại mình.
Nhiều ý kiến tập trung vào việc phản đối việc xử phạt bằng tiền trong giáo dục, nhất là phía đội ngũ giáo viên. Nào là khó khả thi, nào là giáo viên lấy đâu ra tiền để đóng phạt... mà nhiều không mấy để tâm đến nội dung mà dự thảo đề cập. Quý hơn cả tiền - đó còn là lời nhắc nhở và sự cảnh tỉnh.
Nếu chưa bàn chuyện phạt với hình thức nào thì nội dung dự thảo đề cập là những vấn đề nhức nhối, đau đớn diễn ra trong giáo dục đã được nhắc hoài nhắc miết trong nhiều năm qua.
Đó là chuyện dạy thêm học thêm bát nháo, sai quy định diễn ra nhan nhản, tình trạng giáo viên làm đủ chiêu trò ép học sinh đi học thêm... làm tăm tối bức tranh giáo dục. Dạy thêm học thêm tiêu cực không chỉ làm rối bời các nhà quản lý mà còn là nỗi đau của những người thầy chân chính, là sự bức bối của phụ huynh, dư luận.
Trẻ mần non ở TPHCM thăm khám sức khỏe sau vụ giáo viên, bảo mẫu bạo hành trẻ gây chấn động vào cuối năm 2017
Đó là chuyện bạo lực học đường từ chính người thầy được tôn là "mẹ hiền" đối với học trò. Từ những cách xử phạt phản giáo dục đến việc bạo hành tinh thần, thân thể học trò diễn ra khắp nơi ở các bậc học. Không ít vụ việc bạo hành trẻ ở trường học khi được đưa ra dư luận như lấy dép đánh bôm bốp mặt trẻ, bóp mồm miệng đổ thức ăn, cầm doa dọa trẻ, dốc ngược chân tay... hành vi không phải giữa người và người chứ chưa nói là thầy với trò.
Ngay sau sự việc cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh xảy ra ở Long An gây choáng váng vào đầu năm nay, dư luận mới thật sự dậy sóng với hành vi xâm phạm nhà giáo. Trước đó, cũng đã xảy ra không ít sự việc phụ huynh xông vào tận trường tát, đánh giáo viên gây phẫn nộ.
Không cần đến những nghiên cứu, số liệu, phân tích nào hết thì vẫn có thể khẳng định các hành vi trên là phản giáo dục, đều làm méo mó, biến dạng môi trường học đường. Người thầy mệt mỏi, học sinh sợ hãi, phụ huynh, dư luận mất niềm tin và vô số hậu quả để lại về lâu về dài.
Thế nhưng, nhắc đến việc xử phạt những hành vi sai phạm này lại rất nhiều người phản đối, nhất là phía đội ngũ giáo viên.
Nhiều giáo viên không hài lòng với việc xử phạt dạy thêm sai quy định. Cũng không ít giáo viên có xu hướng ủng hộ việc phạt thật nặng, thậm chí bỏ tù những hành vi xâm phạm thân thể, danh dự nhà giáo nhưng lại bất mãn với việc xử phạt giáo viên xâm phạm thân thể người học.
Giáo viên cũng không thể kỳ vọng khi mình hành xử bạo lực, thiếu thân thiện với học trò nhưng đòi hỏi phụ huynh, dư luận phải chấp nhận, đối xử tôn kính với mình.
Giáo dục cần vận hành trên nền tảng nhân văn, nhân ái (Trong ảnh: Thầy trò TPHCM trong lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019)
Được biết, Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ lấy ý kiến đóng góp đến hết ngày 25/11 tới. Chắc chắn sẽ cần nhiều thay đổi, chỉnh sửa để phù hợp nhưng cần nhìn nhận, dự thảo đã dám nhìn thẳng vào "ung nhọt" đang tồn tại lâu nay trong học đường.
Nội dung, hình thức, số tiền đặt ra tuy còn cứng nhắc nhưng vấn đề được đề cập này xứng đáng là bài học, là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người từ mỗi người thầy, mỗi bậc làm cha làm mẹ, mỗi học trò... nghiêm túc nhìn nhận lại mình.
Khi giáo dục tìm được giá trị, nền tảng chung, đó phải là nền tảng giáo dục tích cực, cư xử nhân văn, nhân ái, bao dung, không bạo lực... thì quy định phạt gì đi nữa cũng không phải là việc quá phải nặng lòng.
Một số quy định xử phạt của Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đối với hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục. Đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm này.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên cơ sở giáo dục.
Trường hợp vi phạm quy định về xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học:Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học. Đồng thời, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Ai phải chịu trách nhiệm khi giáo viên vừa thừa vừa thiếu? Lãnh đạo Bộ Giáo dục cho biết, thời gian tới, các địa phương chủ động rà soát, sắp xếp lại các điểm trường, biên chế giáo viên phù hợp. Theo bao cao cua Bộ Giáo dục và Đào tạo, tinh đên thơi điêm 15/8/2018, so vơi nhu câu sư dung theo đinh mưc quy đinh, sô giao viên con thiêu sau khi đa...