Đề xuất cầu Long Biên thành cầu quay sông Hàn
Một số chuyên gia cho rằng, có thể biến cầu Long Biên thành cầu quay như cầu sông Hàn, nhưng nhất thiết phải giữ nguyên vị trí cũ để bảo tồn.
Biến thành cầu quay cho tàu đi qua
Trước một số ý kiến cho rằng, cầu Long Biên quá thấp, cản trở giao thông đường thủy, tiến sĩ khảo cổ học Vũ Thế Long cho rằng, có thể khắc phục khó khăn này bằng việc biến nó thành cầu quay như cầu sông Hàn ở Đà Nẵng. Nhưng nhất thiết, cầu phải được bảo tồn tại vị trí cũ.
Tại hội thảo hôm nay (25/2) do Đại học Phương Đông tổ chức, tiến sĩ Long bày tỏ sự khó hiểu, tại sao đến bây giờ, cầu Long Biên vẫn chưa được xếp hạng di sản văn hóa. Ông cho rằng, cần công nhận cây cầu này là di sản văn hóa cấp quốc gia, thậm chí cấp quốc tế.
Ông Long cho rằng, nhiều người nói cầu Long Biên thấp, tàu thủy không chui qua được. Nhưng thực ra, vấn đề này có thể giải quyết được. Chẳng qua là các nhà quản lý không muốn làm.
“Đà Nẵng, Hải Phòng đều có cầu quay. Tại sao cầu Long Biên không thể quay?” – Nhà nghiên cứu Sử học nói.
Cầu Long Biên
Vị tiến sĩ cho rằng, không thể bê cầu Long Biên đi chỗ khác để bảo tồn. Như vậy, chẳng khác nào lấy một chiếc bình cổ đập vỡ đi rồi gắn lại.
“Tôi phản đối việc phá dỡ cầu sang chỗ khác để bảo tồn!” – TS. Long nhấn mạnh.
GS. TS Nguyễn Tài (Khoa Kiến trúc – Đại học Phương Đông) cũng cho rằng, hoàn toàn có thể bảo tồn cầu Long Biên tại vị trí cũ. Việc làm cho cầu Long Biên trở thành cầu quay không phải là vấn đề quá ghê gớm. Các nhà đầu tư chỉ thay hoặc chế tạo mới những phần nào của cầu đã hỏng và thực sự cần thiết phải thay.
Còn giao thông trên cầu, trọng tải nặng đi cầu Thăng Long, nhẹ qua cầu Long Biên. “Bảo tồn là phải giữ nguyên tại chỗ.” – GS. Tài nói.
Sánh ngang tháp Eiffel
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục (Trưởng ngành Kiến trúc Phương Đông) cho rằng, cầu Long Biên là biểu tượng của kỹ thuật công nghệ những năm đầu thế kỷ XX và là sự khởi động của những yếu tố đô thị hiện đại. Cầu Long Biên không những mang nét đặc sắc của Hà Nội còn lưu thông huyết mạch cho nền kinh tế phi nhà nước. Đó là đường thông thương chủ yếu của những người dân cần lao, nông dân, tiểu thương.
Cầu Long Biên là biểu tượng của sự trường tồn, vẻ đẹp và các giá trị lịch sử của quá khứ cũng như hiện tại. Không cần phải đặt cho nó quá nhiều sức ép về vận tải.
Vị tiến sỹ đánh giá, nhiều người sững sờ khi Bộ GTVT đề xuất đè lên tim cầu 3 phương án thay thế. Hầu như các phương án đó đều không đủ tầm nhìn phát triển.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Thục (Trưởng ngành Kiến trúc Phương Đông)
Cần ứng xử trân trọng, hài hòa giữa di sản quá khứ với sự phát triển của đô thị đương đại. Di sản đô thị nếu được quản lý phù hợp sẽ không cản trở mà còn góp phần phát triển kinh tế đô thị. Gìn giữ cầu Long Biên tạo nên “hồn cốt” cho Hà Nội.
Video đang HOT
PGS.TS. Tôn Thất Đại lại cho rằng, cầu Long Biên là một trong những cây cầu đẹp nhất thế giới. Nó có thể sánh ngang với tháp Eiffel của Pháp. Thậm chí, vị phó giáo sư còn cho rằng, cầu Long Biên có thể là một trong những ý tưởng thiết kế của kỹ sư kết cấu Eiffel. Vì vậy, ông Đại cho rằng phải giữ nguyên kết cấu, tôn tạo cầu Long Biên tại chỗ. Điều đó mới mang lại nhiều giá trị văn hóa lịch sử và du lịch.
Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nhấn mạng, cầu Long Biên là một kỳ công về kỹ thuật xây dựng, kỳ tích về mỹ thuật và là kỳ quan đô thị. Không có cây cầu nào có được diện mạo bề thế và dấu ấn sâu sắc đối với Hà Nội như cầu Long Biên.
Các nhà quản lý phải làm sao để chuyển cầu Long Biên từ giá trị giao thông thành những giá trị văn hóa, lịch sử.
“Hãy biến cầu Long Biên có thể trở thành một con phố để dạo chơi, du ngoạn, để ngắm cảnh, để yêu nhau,…” – GS. Kính nói.
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm đặt vấn đề, tại sao cầu Long Biên không được công nhận là di sản?
“Tôi cho rằng chúng ta chưa quảng bá hết giá trị của nó.” – Ông Nghiêm nói.
TS Đào Ngọc Nghiêm cũng lưu ý rằng, cần xem xét ở các góc độ: Nếu bảo tồn, phải xác định bảo tồn để làm gì? Bảo tồn cùng với lưu thông phương tiện hay chỉ bảo tồn rồi để đó? Bảo tồn và phát huy giá trị của cầu bằng cách nào? Tôi chưa thấy ai nói đến điều đó cả. Phải giải quyết được tất cả vấn đề đó thì việc bảo tồn mới là hiệu quả.
Nói về đề xuất của Bộ GTVT, GS.TS. Nguyễn Việt Châu nêu câu hỏi, tại sao lại có 3 phương án như thế? Đó là vì họ không nghĩ nó là di sản văn hóa, ứng xử với nó không đúng mực. Vì vậy, phải lập ngay hồ sơ để công nhận cầu Long Biên là di sản quốc gia, di sản thế giới. Từ đó, cầu không chỉ đơn giản để lưu thông phương tiện mà còn là một trong những yếu tố tạo nên hình ảnh tổng thể, cảnh quan đô thị.
Theo Khampha
Cận cảnh những "vết lở loét" trên cầu Long Biên
Cầu Long Biên hiện đang "nóng" trong dư luận về phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy những công năng mới...
Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một con rồng sắt vắt qua dòng sông Hồng thơ mộng để vào trung tâm Thủ đô Hà Nội. Cây cầu là nhân chứng lịch sử đã trải qua ba thế kỷ thăng trầm của dân tộc trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ.
Tuy nhiên, thực trạng của cây mang giá trị lịch sử này không còn được nguyên vẹn như trước. Đi trên cầu, có thể tận mắt nhìn cận cảnh sự xuống cấp của cây cầu và cách ứng xử thiếu ý thức của nhiều người dân đối với di sản văn hóa, lịch sử này.
Cầu Long Biên bây giờ không còn có kiến trúc hào hoa bởi một thời gian cầu đã bị bom đạn tàn phá. Cây cầu bây giờ là sự vá víu, rỉ sét, thành cầu nhiều thanh giằng bị long, hỏng.
Giá trị di sản của cầu Long Biên là không gì so sánh, bởi vậy cầu rất cần được giữ gìn, bản tồn. Tuy nhiên, cây cầu giờ như "lở loét" khi bị nhiều thanh niên bôi bẩn, viết bậy. Không những thế, nó còn biến thành khu chợ tạm của một số người dân. Họ buôn bán đủ mọi thứ từ rau, củ, quả đến thịt cá, rác vứt bừa bãi trên cầu.
Hình ảnh cầu Long Biên hiện tại:
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối liền trung tâm Hà Nội và trị trấn Gia Lâm (quận Long Biên ngày nay). Đây cũng là cây cầu kim loại có quy mô lớn nhất thế kỷ 20 (dài 1.862m qua sông và hơn 1.300m qua hai bờ sông, với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) được xây bằng chính những người thợ Việt Nam trong thời gian rất ngắn.
Cầu Long Biên là di sản về kiến trúc độc đáo do người Pháp xây dựng, thế giới ít có công trình như vậy. Giá trị di sản của cầu Long Biên là không có gì so sánh được nên cần giữ gìn, bảo tồn.
Cầu được thiết kế cho nhiều loại phương tiện lưu thông như tàu hỏa, xe đạp, xe máy và người đi bộ
Hiện tại, cây cầy là sự chắp vá, nhiều thanh sắt ở thành cầu đã rỉ sét , bong tróc
Cầu Long Biên là nhân chứng lịch sử nhưng đã bị đối xử như thế này
Các bạn trẻ thể hiện tình yêu của mình bằng cách dùng khóa - khóa vào thành cầu khiến thành cầu như một cửa hàng bán khóa
Một số đoạn sắt của thành cầu đã xuống cấp
Hà Nội đang có dự án xây dựng đường sắt mới bên cạnh cầu Long Biên
Các thang gỗ dưới đường ray đã bị thời gian bào mòn
Các ống vít đã rỉ sét, loang lổ
Mất cả mấu ốc
Nhìn thành cầu như một bức tranh nham nhở
Một số bạn trẻ không ý thức được việc mình đang làm
Không biết từ bao giờ, cầu Long Biên đã biến thành chợ
Hàng quán mọc lên, rác vứt bừa bãi...
Phía dưới chân cầu cũng trong cảnh tương tự
Khúc gỗ mục chưa được thay ở đầu cầu
Hàng rào chắn đã bị khoét thủng
Gỗ được buộc vào thành sắt làm cầu thang
Bảo tồn cầu Long Biên là cần thiết nhưng chúng ta hãy đối xử đúng với giá trị vốn có của cây cầu mang nhiều giá trị lịch sử
Ba phương án cải tạo cầu Long Biên do Bộ GTVT đề xuất: Phương án 1: Xây cầu mới tại tim cầu hiện tại, dời 9 nhịp cầu cũ về thượng lưu để bảo tồn. Phương án 2: Xây dựng cầu mới tại tim cầu hiện tại, có kết cấu nhịp dàn thép tương tự thiết kế ban đầu. Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại và giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
Theo Khampha
Bảo tồn cầu Long Biên: Chuyên gia Pháp lên tiếng "Việc di chuyển cây cầu khỏi vị trí ban đầu của nó, dù có giữ nguyên trạng cấu trúc hiện tại, vẫn làm cho công trình mất đi rất nhiều giá trị lịch sử". Sự kiện Bộ Giao thông Vận tải đề xuất ba phương án cải tạo cầu Long Biên đang tạo ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chuyên môn cũng...