Đề xuất các chỉ số phát triển giáo dục mầm non
Chiều 5/6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ chủ trì phiên họp với chủ đề “Định hướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục mầm non (GDMN) trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045″.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại phiên làm việc.
Tại phiên làm việc, các đại biểu thống nhất: Mục tiêu phát triển GDMN giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030 là củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.
Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng GDMN trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tôt cho trẻ em vào học lơp 1; hướng đến phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo vào năm 2030.
Đề xuất chỉ số phát triển giáo dục mầm non, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) nêu lên 7 chỉ số, gồm:
Tỷ lệ huy động trẻ em mầm non đến trường; Số giáo viên bình quân một nhóm/lớp (nhà trẻ, mẫu giáo); Tỷ lệ giáo viên mầm non có bằng cao đẳng sư phạm trở lên; Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục mầm non; Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; Tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng.
Đây cũng là nội dung được các đại biểu, nhà khoa học thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tại phiên làm việc.
Video đang HOT
Phát biểu tại phiên làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận: Các ý kiến thảo luận, tham góp đều hướng đến chiến lược phát triển GDMN. Đây là dịp để chúng ta đưa thực tiễn vào xây dựng chính sách, để chính sách đi vào cuộc sống.
Thứ trưởng cho rằng, chúng ta cần thực hiện tốt 7 chỉ số phát triển giáo dục mầm non.
Đối với chỉ số: Tỷ lệ huy động trẻ em mầm non đến trường (thuộc nhóm chỉ tiêu/chỉ số về tiếp cận giáo dục), Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi:
Đây chính là thể hiện sự công bằng trong giáo dục. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT có nêu: Chuyển từ quy mô, sang chú trọng phát triển chất lượng.
Do đó, việc vận động học sinh đến lớp chính là vấn đề phổ cập, nhưng để học sinh được học có chất lượng thì phải quan tâm chú trọng hơn nữa. Chúng ta thống nhất, định hướng đến năm 2030 phổ cập mẫu giáo; còn lộ trình thực hiện tùy thuộc vào điều kiện thực tế.
Về chỉ số giáo viên bình quân một nhóm/lớp, Thứ trưởng chia sẻ: Hiện nay, đã có quy định về tỷ lệ giáo viên/lớp và tỷ lệ học sinh/lớp. Từ hai tỷ lệ này sẽ suy ra tỷ lệ giáo viên/học sinh hoặc ngược lại. Chúng ta cũng thống nhất quy định về tỷ lệ tối đa học sinh/lớp.
Về chỉ số bằng cấp đối với giáo viên mầm non, Luật Giáo dục 2019 quy định: Giáo viên mầm non có bằng cao đẳng sư phạm trở lên và có lộ trình thực hiện đến năm 2030. Chiến lược phát triển giáo viên mầm non cần theo hướng nâng chuẩn bằng cấp và chuẩn nghề nghiệp.
Thứ trưởng cũng tán thành với đề xuất các chỉ số: Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục mầm non; Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non; Tỷ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng.
Thứ trưởng lưu ý, cần quan tâm đến chương trình giáo dục, mục tiêu giáo dục và cách đánh giá học sinh. Mục tiêu cuối cùng là phải đánh giá được học sinh hoàn thiện chương trình.
Riêng về chỉ số dinh dưỡng, Thứ trưởng nhấn mạnh: Đây là chỉ số quan trọng, không thể thiếu đối với GDMN, nên cần được đưa vào chiến lược phát triển.
Linh động phương án xét tuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh
Tuyển sinh năm 2020 có gì mới? Thí sinh dự tuyển vào Trường Cao đẳng Cần Thơ cần lưu ý gì để chọn ngành nghề phù hợp, khả năng trúng tuyển cao? Xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cần Thơ (CĐCT), cho biết:
- Năm 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 2.230 sinh viên cho 23 ngành trình độ cao đẳng (trong đó có 1 ngành cao đẳng sư phạm Giáo dục Mầm non). Các ngành giáo dục nghề nghiệp, gồm: Bảo vệ môi trường đô thị, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Quản lý xây dựng, Hệ thống thông tin, Tin học ứng dụng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Việt Nam học, Công nghệ may, Dịch vụ pháp lý, Quản trị văn phòng, Tiếng Anh, Marketing, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính tín dụng, Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quản trị mạng máy tính, Thiết kế trang web... Trường còn có 540 chỉ tiêu cho 14 ngành trung cấp giáo dục nghề nghiệp.
Phó Hiệu trưởng Trường CĐCT Hồ Thanh Tâm (phải) ký kết với doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng lao động. Ảnh: B.NG
* Xin ông cho biết về nét mới tuyển sinh của trường năm 2020?
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có quyết định đầu tư cho trường 3 nghề trọng điểm cấp quốc gia năm 2020 (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Tin học ứng dụng, Công nghệ kỹ thuật môi trường). Đây là điều kiện để trường nâng cao năng lực đào tạo vì được đầu tư bổ sung trang thiết bị thực hành, thực tập. Trường liên kết hợp tác với Trung tâm Công nghệ Phần mềm, Trường Đại học Cần Thơ đào tạo song song 2 chương trình: Cao đẳng khối công nghệ thông tin và chương trình Aptech Ấn Độ, thời gian học 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp nhận Bằng Cao đẳng chính quy và Bằng ADSE do Aptech Ấn Độ cấp. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này có cơ hội việc làm cao, vì được đào tạo về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Aptech cũng có mạng lưới liên kết doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Ngoài ra, trường sẽ triển khai đào tạo văn bằng 2 song song với văn bằng 1. Sinh viên học ngành thứ nhất sau khi hoàn thiện 2/5 học kỳ, có thể đăng ký học thêm 1 ngành là ngành gần, ngành đúng, tùy năng lực. Ví dụ, sinh viên học Quản trị kinh doanh thì có thể đăng ký học thêm Kế toán, Anh văn. Sau khi sinh viên học 5 học kỳ sẽ được cấp văn bằng 1 và sẽ có bằng 2 nếu như học thêm một học kỳ nữa.
Trường có 2 phương thức xét tuyển là xét điểm thi tốt nghiệp THPT dựa vào tổ hợp ngành nghề thí sinh đăng ký và xét điểm học bạ cuối năm lớp 12 của thí sinh có điểm trung bình học lực từ 5,0 trở lên. Riêng ngành cao đẳng sư phạm Giáo dục Mầm non phải có học lực từ loại Khá trở lên và phải đạt kỳ thi năng khiếu (hát, kể chuyện, đọc diễn cảm). Bậc trung cấp, trường tuyển thí sinh tốt nghiệp từ THCS trở lên. Trường tuyển sinh toàn quốc, trừ ngành cao đẳng sư phạm Giáo dục Mầm non chỉ xét tuyển thí sinh có hộ khẩu TP Cần Thơ. Hiện trường đang nhận hồ sơ. Thí sinh đăng ký nguyện vọng ở trường THPT mà học sinh học; trực tuyến của trường (https://tuyensinh.cdct.edu.vn/), trực tiếp tại Trường CĐCT; qua đường Bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh.
* Ông nhận định như thế nào về triển vọng của những ngành được trường đào tạo?
- Trước tiên, phải nói đến khối ngành sư phạm. Trường hiện vẫn còn tuyển sinh đào tạo cao đẳng sư phạm Giáo dục Mầm non vì nhu xã hội vẫn còn cao, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành này có việc làm 100%. Đối với các khối giáo dục nghề nghiệp, một số ngành mới mở gần đây xuất phát từ nguồn lực của trường và nhu cầu thực tiễn. Ví như ngành Quản trị mạng máy tính, Thiết kế trang web đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, có những ngành nghề tạo cơ hội việc làm cao, như: Công nghệ may, Công nghệ kỹ thuật xây dựng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh... Tỷ lệ sinh viên học các ngành này có việc làm sau tốt nghiệp từ 90% đến gần 100%. Riêng sinh viên ngành Công nghệ may trong quá trình thực tập đã được doanh nghiệp tuyển dụng.
* Trường có những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút thí sinh cũng như đưa thông tin tuyển sinh 2020 kịp thời đến thí sinh?
- Với 44 năm phát triển, Trường CĐCT đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ dạy và học, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên. Bên cạnh đó, trường tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp, cùng giảng viên chuyên môn xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo. Đặc biệt là đẩy mạnh liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Qua đó cập nhật, bổ sung những điểm mới vào chương trình đào tạo, để chuẩn đầu ra đáp ứng thị trường lao động; giúp sinh viên có nơi thực hành thực tập, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt hơn 80%.
Để đưa thông tin tuyển sinh đến thí sinh, sắp tới, trường tổ chức đoàn đến trực tiếp trường phổ thông tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp; tham gia ngày hội tuyển sinh với quy mô lớn; phát thanh truyền hình; tư vấn trực tuyến trên trang web của trường, giúp thí sinh chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế gia đình.
* Xin cảm ơn ông!
Tiến sĩ Hồ Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cần Thơ
Hai tin buồn đối với nhà giáo từ ngày 1/7 Có nhiều chính sách không vui đối với nhà giáo khi Luật Giáo dục mới chính thức có hiệu lực. Ngày 01/7/2020 cũng là ngày chính thức Luật Giáo dục mới chính thức có hiệu lực (còn có thể gọi là Luật Giáo dục 2019) thì theo đó có hàng loạt chính sách mới đối với nhà giáo ở thời điểm trên. Tuy...