Đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT: Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói gì?

Theo dõi VGT trên

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương giữ ổn định phương thức tổ chức thi, tuyển sinh như các năm 2020, 2021.

Chuyển đổi số là tất yếu

Ngành Giáo dục đang chịu tác động lớn do đại dịch, tuy vậy không thể phủ nhận những thành tích mà ngành đã đạt được thời gian qua.

Đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT: Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói gì? - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Nhật Hồng

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, một trong những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục trong những năm qua là tinh thần thực chất đang lan tỏa và ngấm dần vào các hoạt động, từ quản lý nhà nước, ban hành chính sách cho tới các hoạt động quản lý, điều hành, chỉ đạo của địa phương và hoạt động tác nghiệp tại cơ sở giáo dục.

Cụ thể, năm học 2021, chúng ta đã có những học sinh lớp 1 – lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, mạnh dạn hơn, chủ động hơn, đọc thông viết thạo, các em thích đến trường, mong muốn đến trường;

Phụ huynh sau những băn khoăn ban đầu đã yên tâm và tin tưởng; giáo viên sau những bỡ ngỡ ban đầu đã nhập cuộc và làm chủ sự đổi mới.

Năm 2021 cũng đán.h dấu sự ổn định và đảm bảo về chất lượng giáo dục. Với một năm mà tới 2 đến 3 lần học sinh phải tạm dừng đến trường và phải học trực tuyến, học từ xa, trong khi điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, thì sự ổn định này có thể coi là một thành công.

Giáo dục mũi nhọn tiếp tục có một năm để lại dấu ấn tại các kỳ Olympic khu vực và quốc tế, khi 37/37 học sinh dự thi đều có giải, trong đó 12 huy chương Vàng.

Ở bậc đại học, vị trí của các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế được giữ vững cũng là một thành quả đáng ghi nhận. Một kết quả khác là kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Mặc dù đây là việc năm nào cũng làm, nhưng trong một năm nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có sự linh hoạt để thích ứng, tổ chức thành công 2 đợt của kỳ thi cho thấy nỗ lực không chỉ của ngành Giáo dục mà còn của toàn xã hội.

Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng phương án đặc cách tốt nghiệp cho hơn 2.000 thí sinh vì dịch bệnh không thể dự thi.

Nhìn theo hướng tích cực, dịch bệnh là cú hích thúc đẩy ngành giáo dục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt trong công tác dạy học trực tuyến, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tuy vậy, không phủ nhận chất lượng dạy học trực tuyến không thể hiệu quả như dạy học trực tiếp.

Người đứng đầu ngành Giáo dục thừa nhận, hoạt động dạy học trực tuyến vẫn bộc lộ một số bất cập như: Kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học chưa được chuẩn bị bài bản, thống nhất; chưa chuyển đổi phù hợp với phương thức dạy học trực tuyến, truyền hình; thiếu học liệu.

Video đang HOT

Việc dạy học trực tuyến hay dạy học truyền hình không thay thế được học trực tiếp đối với các cháu mầm non và chưa đáp ứng các yêu cầu chất lượng đối với các cháu tiểu học.

Quá trình học trực tuyến đòi hỏi gia đình học sinh (bố, mẹ) tham gia hỗ trợ nhiều hơn, trong khi họ vẫn phải thực hiện các công việc khác.

Đặc biệt, tâm lý và sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng khi phải dành hàng giờ trước màn hình tivi, máy tính để hoàn thành các nội dung học tập.

Theo báo cáo của các địa phương, chất lượng học tập nói chung và học theo hình thức trực tuyến, truyền hình ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ đang diễn ra tại một số địa phương.

Hệ thống bài giảng điện tử còn hạn chế và đang từng bước xây dựng; điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, nội dung và phương pháp dạy học trực tuyến, truyền hình còn hạn chế.

Tình trạng thiếu các thiết bị công nghệ học trực tuyến, truyền hình và hạ tầng truyền thông diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hiện còn nhiều tỉnh, thành phố đang rất cần hỗ trợ máy tính, thiết bị học cho các em.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dạy học trực tuyến là một hợp phần trong kế hoạch chuyển đổi số của ngành Giáo dục.

Mục tiêu của dạy học trực tuyến không phải để thay thế dạy học trực tiếp, mà đây là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của giáo dục, hòa nhập với phương thức giáo dục và đào tạo của thế giới.

Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ dừng lại ở việc dạy và học, mà phạm vi rộng hơn. Ở đó, tất cả các hoạt động, quan hệ, thao tác sẽ vận hành cơ bản trên nền tảng số.

Đây cũng là yếu tố cốt yếu thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, quản lý nhà nước về giáo dục và quản trị nhà trường, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt với chi phí thấp cho người dân, từ đó góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Có bỏ thi tốt nghiệp?

Trả lời câu hỏi mà nhiều ý kiến nêu ra, nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và Đào tạo có tính đến phương án thi tốt nghiệp THPT online hoặc bỏ kỳ thi này như ý kiến của nhiều người, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, năm 2022, Bộ chủ trương giữ ổn định phương thức tổ chức thi, tuyển sinh như các năm 2020, 2021.

Đề xuất bỏ thi tốt nghiệp THPT: Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói gì? - Hình 2

Năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương giữ ổn định phương thức tổ chức thi, tuyển sinh như các năm 2020, 2021.

Bộ cũng sẽ tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong chỉ đạo, tổ chức thi, tuyển sinh.

Giai đoạn năm 2023 – 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tham khảo ý kiến rộng rãi các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, giáo viên và học sinh để xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với tình hình dịch Covid-19.

Kịch bản này được xây dựng trên yếu tố dự đoán dịch bệnh có thể kéo dài, đảm bảo thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi cử, tuyển sinh theo tinh thần Nghị quyết 29 và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường đại học tự chủ và chịu trách nhiệm về tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh và giám sát mạnh mẽ của xã hội.

Nói về mục tiêu ưu tiên trong năm 2022, theo tư lệnh ngành Giáo dục, ngành sẽ triển khai thật tốt đổi mới giáo dục phổ thông, củng cố chất lượng dạy và học để ứng phó với dịch bệnh và tăng cường các kỹ năng số, văn hóa số cho học sinh. Đây là giải pháp căn cơ, lâu dài cho công cuộc chuyển đổi số của đất nước.

Bên cạnh đó, thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trong đó, phát triển mạnh mẽ và ưu tiên các trường thuộc khối công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là nhóm đào tạo về công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp lớn phát triển các trường đại học đào tạo về khối kỹ thuật và công nghệ; tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động nhất là giữa các doanh nghiệp và các trường đại học.

Đồng thời ngành sẽ hỗ trợ kịp thời cho những sinh viên chậm tốt nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường năng lực đào tạo, đưa các trường đại học trở lại đào tạo bình thường để có thể giải quyết được nguồn nhân lực trước mắt cho các năm 2022, 2023.

Với những khó khăn mà đội ngũ giáo viên gặp phải trong đại dịch theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị, đề xuất tới Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và giáo viên.

Trong đó, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng phương án đề xuất gói hỗ trợ để trình Chính phủ xem xét, hỗ trợ người lao động và cơ sở giáo dục, với trị giá hơn 800 tỉ đồng.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ chung theo các quy định của Chính phủ, hiện nay, Bộ đang tiếp tục đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chính đặc thù cho ngành Giáo dục.

“Đồng thời, đề xuất Chính phủ xem xét, bố trí nguồn kinh phí để ngành Giáo dục chuyển trạng thái hoạt động thích ứng, ứng phó với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.

Năm 2022: Kiên trì mục tiêu nâng chất lượng giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận định 2022 tiếp tục là một năm nhiều khó khăn, thử thách; giáo viên, học sinh nỗ lực hơn nữa để kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục, đồng thời ứng phó và thích nghi an toàn trước dịch bệnh

. Phóng viên: Nhìn lại năm 2021 - năm có thể coi là vô vàn khó khăn và thách thức của ngành giáo dục, bộ trưởng có thể khái quát về những việc đã làm được trong điều kiện dịch bệnh suốt nhiều tháng?

- Bộ trưởng NGUYỄN KIM SƠN: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường khiến ngành giáo dục vừa phải hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm học vừa phải triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến ngành. Nói một cách chủ quan, tôi cho rằng các nhiệm vụ cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, bảo đảm những yêu cầu về chất lượng giảng dạy và học tập. Ngành giáo dục đã triển khai linh hoạt, đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch bệnh, chủ động các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp...

Chúng tôi cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Rất nhiều thầy cô giáo đã chủ động, linh hoạt, đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, tích cực phối hợp hiệu quả với gia đình và học sinh để thực hiện tốt nhiệm vụ. Những thành quả đáng ghi nhận đó là sự nỗ lực của từng học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ; sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương; sự đồng hành của các bậc phụ huynh và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và trong một năm khó khăn của ngành giáo dục nói riêng.

Năm 2022: Kiên trì mục tiêu nâng chất lượng giáo dục - Hình 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (bìa phải) trao đổi với thầy cô giáo và học sinh tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: DUNG BÙI)

. Bộ trưởng cho biết cụ thể hơn một số nhiệm vụ ưu tiên của ngành giáo dục trong năm 2022?

- Chúng tôi tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó ưu tiên triển khai một số nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, tiếp tục chỉ đạo ứng phó với dịch Covid-19, củng cố chất lượng, khắc phục các tác động của dịch bệnh đối với ngành giáo dục. Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo; rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời; rà soát Luật Giáo dục đại học.

Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8, lớp 11. Tăng cường các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, như chuẩn bị đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022 bảo đảm ổn định, phù hợp với tình hình dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới giáo dục ĐH.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện Khung chiến lược phát triển giáo dục ĐH; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và CĐ sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch mạng lưới các trường chuyên biệt.

Tiếp tục triển khai thực hiện tự chủ ĐH, tăng cường giải pháp phát triển khoa học - công nghệ; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH. Tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; xây dựng hạ tầng học tập quốc gia; xây dựng kho học liệu số; tăng cường các điều kiện bảo đảm và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến.

. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cũng là mong mỏi của rất nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh. Bộ sẽ làm gì để ngăn ngừa những vi phạm, tiêu cực trong giáo dục?

- Ngành giáo dục sẽ quan tâm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên.

Một việc nữa là trong năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong giáo dục và đào tạo.

. Bộ trưởng có kỳ vọng gì đối với ngành giáo dục trong năm mới Nhâm Dần?

- Điều kỳ vọng, mong mỏi lớn nhất của tôi và cũng là của toàn ngành ở thời điểm này là dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát để học sinh sớm trở lại trường học, các hoạt động giáo dục sớm trở lại bình thường.

2022 là một năm có nhiều nhiệm vụ đặt ra với ngành và sẽ tiếp tục là một năm nhiều khó khăn, thử thách. Tôi mong rằng các thầy cô giáo và học sinh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục, đồng thời ứng phó và thích nghi an toàn trước dịch bệnh.

Còn nhiều việc phải làm

Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay năm 2021 vẫn còn không ít hạn chế cần phải khắc phục. Theo đó, công tác xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao vẫn còn những bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa bám sát điều kiện và khả năng thực hiện. Một số hướng dẫn triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động. Nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến; việc học trực tuyến, truyền hình đối với học sinh tiểu học - nhất là lớp 1, lớp 2 - gặp nhiều khó khăn. Vấn đề tự chủ đại học còn chưa thống nhất và đồng bộ, dẫn đến việc triển khai ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng.

"Không ít việc ngành giáo dục mong muốn làm nhưng do điều kiện khách quan nên chưa làm được hoặc kết quả chưa như kỳ vọng. Bên cạnh đó là những nhiệm vụ lâu dài, không thể giải quyết trong một năm. Vì vậy, ngành giáo dục còn nhiều việc phải làm trong năm 2022 và những năm tiếp theo" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood
11:09:30 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Người xui xẻo nhất trong scandal của Negav
10:31:38 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n
11:06:00 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 3/10/2024

Trắc nghiệm

15:33:22 02/10/2024
Con số may mắn hôm nay 3/10 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp

Bom tấn game đình đám giảm giá sập sàn tới 80%, cơ hội cuối cho người chơi sở hữu

Mọt game

15:30:32 02/10/2024
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Forza Horizon 4 - một trò chơi đua xe tốc độ từng được đán.h giá rất cao vào năm 2018 khi ra mắt.

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng nhận mưa lời khen vì quá xinh, lên hình vài phút mà hút cả triệu view

Hậu trường phim

15:29:54 02/10/2024
Thực tế nhân vật mới này chưa đóng góp được gì cho cốt truyện, càng chưa ảnh hưởng gì tới nam chính thế nhưng khán giả vẫn vô cùng háo hức với sự xuất hiện của cô.

Trong 5 phút, lũ quét mang 1,6 triệu m nước và đất đá gây thảm họa Làng Nủ

Tin nổi bật

15:28:05 02/10/2024
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học Thảm họa Làng Nủ - Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh .

Hoa sữa về trong gió - Tập 25: Hoàn tiếp tục bịa chuyện Linh ngoạ.i tìn.h

Phim việt

15:22:58 02/10/2024
Hiếu (NSƯT Bá Anh) mặc dù hôm trước vẫn nói tin tưởng vợ trước mặt Hoàn nhưng thực ra ông vẫn suy nghĩ rất nhiều và bán tín bán nghi về chuyện vợ ngoạ.i tìn.h.

Nhan sắc Lisa (BLACKPINK) - Lưu Diệc Phi dưới ống kính "hung thần" Getty Image

Sao châu á

15:19:53 02/10/2024
Lisa xuất hiện với tạo hình được nhận xét là cool ngầu với bộ đồ da từ đầu tới chân. Không những vậy, em út BLACKPINK còn khiến người hâm mộ xuýt xoa với nhan sắc ngày càng lên hương.

HIEUTHUHAI: Rapper tài năng nhất là Sơn Tùng M-TP!

Nhạc việt

14:56:56 02/10/2024
Trong hậu trường 2 Ngày 1 Đêm, HIEUTHUHAI cũng không giấu chuyện Sơn Tùng M-TP chính là thần tượng và nguồn cảm hứng khiến anh theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp.

Người đàn ông Hải Phòng đâ.m thương vong 3 mẹ con hàng xóm

Pháp luật

14:38:34 02/10/2024
Đào Văn Hùng (37 tuổ.i, ở Tiên Lãng, Hải Phòng) cầm dao đâ.m t.ử von.g bà M.T.T. (hàng xóm) và đâ.m bị thương 2 người con của bà T.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Thế giới

14:35:41 02/10/2024
Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái Đất để tiếp nhiên liệu.

Sau khoảng thời gian cảm thấy lạc lõng, thành viên gầy nhất BLACKPINK sẽ ra album solo hẳn 12 bài!

Nhạc quốc tế

14:32:06 02/10/2024
Đúng 22h ngày 1/10 (giờ Việt Nam), Rosé (BLACKPINK) đã khiến người hâm mộ trong nước và quốc tế đứng ngồi không yên khi chính thức thả thính full album phòng thu đầu tay trong sự nghiệp.

Xoài Non đăng clip nghi khóa môi Gil Lê tại nhà riêng

Sao việt

13:49:25 02/10/2024
Dù chưa thừa nhận nhưng qua những động thái quá thân mật trên MXH, ai cũng ngầm hiểu mối quan hệ giữa Gil Lê và Xoài Non hiện tại