Đề xuất bổ sung đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng; sửa đổi điều kiện vay vốn, kéo dài thời hạn cho vay từ gói 62.000 tỷ đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội khi xảy ra dịch Covid-19 lần 2.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng hỗ trợ là giáo viên mầm non. Ảnh: Bùi Tư
Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đề nghị ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ và quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính đến ngày 27/7, các địa phương đã phê duyệt danh sách gần 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, với tổng kinh phí trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Kho bạc bạc Nhà nước trung ương đã thực hiện giải ngân 11.920,865 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho 11.964.652 người và 12.784 hộ kinh doanh. Các chi cục thuế đã thực hiện thẩm định được 22.908 hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ…
Video đang HOT
Đến nay, về cơ bản đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với nhóm đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đối với việc hỗ trợ người lao động (NLĐ), hộ kinh doanh, nhìn chung các chính sách hỗ trợ đã bao phủ tới các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, so với dự kiến ban đầu số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ NLĐ còn ít.
Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và NLĐ vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, Bộ LĐTB&XH đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng; sửa đổi điều kiện vay vốn, kéo dài thời hạn cho người sử dụng lao động vay đến hết tháng 12 năm 2020 và đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với người lao động tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng.
Thời gian được tính để nhận hỗ trợ được xác định từ thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2020 đến ngày 1/6/2020.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất nới lỏng điều kiện để được nhận hỗ trợ. Theo đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12/2020 đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chung lòng vượt qua đại dịch
Đến thời điểm này, TP Cần Thơ cơ bản hoàn tất việc rà soát, tổng hợp các nhóm đối tượng trong diện được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ (NQ42).
Đồng thời, các ngành, đơn vị chức năng giám sát chặt chẽ việc chi hỗ trợ các đối tượng diện quản lý tại các quận, huyện. Qua đó, góp phần ổn định đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Công chức Văn hóa - Xã hội xã Giai Xuân, huyện Phong Điền chi hỗ trợ các đối tượng theo quy định.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch UBND phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, cho biết: "Phường cơ bản hoàn thành chi hỗ trợ 716 người thuộc các nhóm đối tượng người có công với cách mạng (NCCVCM), bảo trợ xã hội (BTXH), hộ nghèo, cận nghèo. Việc chi trả đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng". Anh Nguyễn Văn Phát, hộ nghèo khu vực Thạnh Thắng, chia sẻ: "Suốt 5 năm nay, tôi bị suy thận, phải lọc thận cách nhật, chi phí điều trị tốn kém, gia cảnh khó khăn. 2 năm nay, tôi được phường xét vào diện hộ nghèo, có thẻ bảo hiểm y tế để trị bệnh. Số tiền hỗ trợ tôi được nhận đợt này thể hiện sự quan tâm chăm lo của Nhà nước, tạo động lực để các hộ nghèo vững lòng vượt khó".
Phường Thường Thạnh cũng đã rà soát, tổng hợp xong các nhóm đối tượng lao động và hộ kinh doanh cá thể diện quy định. Mới đây, ban tổ chức 2 phiên Chợ nhân đạo phường Thường Thạnh trao 150 phần quà gồm gạo và các nhu yếu phẩm (trị giá 200.000 đồng/phần) cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi neo đơn, bệnh tật... Trước đó, trong cao điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND phường vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm đóng góp 765 phần quà (100.000-150.000 đồng/phần); khẩu trang vải; gạo, tổng trị giá gần 193,5 triệu đồng... hỗ trợ hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Theo UBND quận Cái Răng, quận thực hiện chi hỗ trợ 6.061 người thuộc các nhóm đối tượng; rà soát, thống kê 3.629 lao động và 322 hộ kinh doanh cá thể tạm ngừng kinh doanh theo quy định NQ42. Bên cạnh vận động hàng ngàn phần quà (gồm tiền mặt, gạo, mì, và nhu yếu phẩm), trên 12.700 khẩu trang, quận phối hợp lắp đặt 4 cây "ATM gạo" tại các phường: Hưng Phú, Phú Thứ, Lê Bình, Ba Láng để hỗ trợ người bán vé số, hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn bị mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, nhanh chóng hoàn tất công tác chi hỗ trợ 1.169 người thuộc các nhóm đối tượng diện quản lý. Chị Lê Thị Trúc Phương, hộ cận nghèo, ở ấp Thới An B, cho biết: "Nhà tôi có 4 người, được hỗ trợ 3 tháng (1 triệu đồng/tháng). Vợ chồng tôi gói ghém chi tiêu...". Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện Phong Điền, huyện tổ chức chi hỗ trợ 8.447 người thuộc các nhóm đối tượng theo quy định. Các xã, thị trấn, Hội, đoàn thể vận động khẩu trang, dung dịch sát khuẩn; hàng ngàn suất cơm miễn phí, quà, tiền mặt để kịp thời chăm lo các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Ổn định cuộc sống người dân
Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ kịp thời triển khai thực hiện các chính sách, chế độ hỗ trợ đến các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và người lao động bị tác động bởi dịch bệnh. Đồng thời, nhanh chóng chuyển đổi các hoạt động giao dịch trực tiếp sang trực tuyến hay sử dụng dịch vụ bưu chính công ích... Sở LĐ-TB&XH thành phố vận động các nhà hảo tâm đóng góp và trao tặng hơn 1.000 phần quà, trị giá gần 500 triệu đồng đến lao động gặp khó khăn về việc làm, thu nhập và lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Công chức, viên chức và người lao động toàn ngành may và tặng hơn 5.000 khẩu trang vải; làm hơn 6.000 tấm ngăn giọt bắn tặng các y, bác sĩ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, trị giá hơn 50 triệu đồng. Các quận, huyện đẩy mạnh vận động xã hội hóa hàng chục tỉ đồng chăm lo người nghèo, khó khăn, khuyết tật trên địa bàn.
Mặt khác, ngành LĐ-TB&XH tích cực rà soát, tổng hợp từng nhóm đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 theo NQ42, để kịp thời chi hỗ trợ không lọt, sót đối tượng. Theo báo cáo tiến độ, đến 20-5, các quận, huyện cơ bản chi hỗ trợ 84.260 người (đạt 98% kế hoạch) thuộc các nhóm đối tượng diện quản lý gồm: gia đình NCCVCM, BTXH, hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, thành phố có 992 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương; 27.024 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; 149 hộ kinh doanh cá thể... được chi hỗ trợ theo quy định.
Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo thành phố quan tâm các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và đảm bảo an sinh xã hội thời gian tới.
Các địa phương giãn cách xã hội: Nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tại nhà Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, BHXH Việt Nam yêu cầu, BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Bưu điện tỉnh báo cáo UBND tỉnh phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BHTN tháng 8/2020 và các tháng tiếp theo. Riêng địa bàn có nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội triển...