Đề xuất 6 tiêu chí áp dụng cho cửa hàng ăn uống ở TP.HCM
Nhà hàng phải có phương án phòng chống dịch, khu vực ăn uống đảm bảo mật độ tối thiểu 4 m2/người, giãn cách 2 m hoặc bố trí vách ngăn.
Ngày 15/9, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, cống dịch Covid-19 đối với hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn trong tình hình mới.
Tờ trình nêu 6 tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống và 5 tiêu chí đánh giá an toàn đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm tại siêu thị, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi. Hình thức đánh giá đạt – không đạt:
Tiêu chí 1: Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ cơ sở được quy định tại điều 12, Nghị định 15/2018 của Chính phủ – quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm).
Tiêu chí 2: Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở, thực hiện đúng quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan.
Tiêu chí 3: Người lao động, người đến cơ sở (người giao nhận hàng, khách hàng, người liên hệ cơ sở…) phải thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 (tiêm ngừa; xét nghiệm; giấy xét nghiệm âm tính Covid-19; thông báo các trường hợp tiếp xúc F0 hoặc F1).
Video đang HOT
Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đề xuất TP.HCM ban hành các tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch đối với hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tiêu chí 4: Cơ sở kinh doanh phải có biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 đối với người lao động và người ra vào cơ sở như 5K, đo thân nhiệt, tiêm ngừa…).
Tiêu chí 5: Cơ sở phải bố trí khu vực giao, nhận sản phẩm, có bàn trung chuyển và tách biệt với các khu vực khác; đảm bảo khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2 m. Trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn sử dụng một lần.
Riêng tiêu chí 6 dành cho cơ sở ăn uống tại chỗ. Những cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ phải có kế hoạch và các phương án phòng chống dịch Covid-19, khu vực ăn uống phải đảm bảo mật độ tối thiểu 4 m2/người; khoảng cách giữa 2 người tối thiểu 2 m hoặc bố trí vách ngăn.
Đề xuất sớm tiêm vaccine cho shipper và 7 nhóm lao động tại TP.HCM
Sở Công Thương TP.HCM đề xuất 3 đợt tiêm chủng vaccine, trong đó, đợt 1 ưu tiên tiêm mũi 2 cho hơn 33.000 shipper.
Ngày 14/9, Phó giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Nguyên Phương vừa có công văn gửi Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức về đề xuất phương án phối hợp tiêm vaccine cho người lao động doanh nghiệp ngành công thương.
Theo đó, Sở Công Thương phân loại 8 nhóm người lao động doanh nghiệp cần tiêm gồm: Logistics; xúc tiến thương mại; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh gas; kinh doanh hóa chất; phân phối (chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi); sản xuất công nghiệp; và shipper. Tổng số vaccine cần tiêm cho nhóm này tính đến 12/9 là 175.285 liều.
Về phương án phối hợp tổ chức tiêp vaccine, Sở đề xuất tiêm cho 175.285 người theo 3 đợt nối tiếp. Phương án gợi ý là địa phương tổ chức điểm tiêm riêng cho doanh nghiệp ngành công thương, Sở Công Thương cùng tham gia điều phối.
Đợt 1: Tiêm cho 47.250 người. Trong đó, tiêm mũi 1 và 2 cho 14.225 người thuộc 4 nhóm doanh nghiệp là logistics, xúc tiến thương mại, gas, hóa chất; và tiêm mũi 2 cho 33.025 shipper.
Đợt 2: Tiêm mũi 1 cho 71.092 shipper chưa tiêm phòng Covid-19. Dù các doanh nghiệp shipper có trụ sở tại quận 7, 10 và Bình Thạnh nhưng shipper hoạt động toàn thành phố. Sở Công Thương đề xuất mỗi quận, huyện tổ chức tiêm cho khoảng 3.000 shipper, riêng TP Thủ Đức là 9.000 người.
Đợt 3: Tiêm mũi 1, 2 cho 56.943 người lao động thuộc 3 nhóm doanh nghiệp xăng dầu, phân phối và sản xuất công nghiệp.
Shipper là một trong 8 nhóm lao động được ngành công thương TP.HCM đề xuất sớm tiêm vaccine. Ảnh: Phạm Ngôn.
Về tình hình nhập liệu, tính đến 12/9, Sở Công Thương đã chuyển Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật dữ liệu tiêm vaccine cho 54.892 người, thuộc 7/8 nhóm doanh nghiệp (trừ shipper). Trong đó, 41.384 người lao động được tiêm mũi 1 trước 20/7 và 13.508 người trong danh sách tiêm từ 21/7 tới nay. Sở đang tiếp tục cập nhật danh sách.
Từ các thực tế này, Sở Công Thương đề xuất doanh nghiệp lập danh sách người lao động hoặc đối tác (shipper) cần tiêm vaccine, gửi về Sở Công Thương. Sở sẽ tổng hợp để cập nhật lên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, làm căn cứ phối hợp với địa phương tổ chức tiêm.
Để khắc phục tình trạng nhiều địa phương không nhận được dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Sở Công Thương sẽ gửi danh sách cần tiêm về các địa phương. Tinh thần là hỗ trợ tiêm cho người lao động của doanh nghiệp có trụ sở tại địa bàn.
Đề xuất cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi mở cửa đến 21 giờ Sau 14 ngày thực hiện giãn cách tăng cường, ngày 6.9, Sở Công thương đề xuất UBND TP.HCM nghiên cứu cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm được "nới" thời gian hoạt động từ 6 - 21 giờ hàng ngày. Song song đề xuất cho siêu thị, cửa hàng mở cửa đến 21 giờ, Sở Công...