Đề xuất 5 bước phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý GD
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, những vấn đề cơ bản của phát triển chương trình đào tạo sẽ là cơ sở, để từ đó phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
ảnh minh họa
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để thực hiện nhiệm vụ của người cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD), việc phát triển chương trình bồi dưỡng là việc làm quan trọng và cần thiết đối với các trường đại học, bởi chương trình bồi dưỡng sẽ quyết định đến chất lượng bồi dưỡng.
Theo kinh nghiệm của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, để phát triển chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có thể lựa chọn mô hình tiếp cận theo năng lực và tiến hành phát triển chương trình theo các bước sau:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBQLGD trường phổ thông
Cụ thể, tiến hành khảo sát trên đối tượng là cán bộ quản lý Sở/ Phòng GD&ĐT, đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông (Hiệu trưởng, Hiệu phó), với các nội dung về thực trạng năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông hiện nay, điểm mạnh, yếu.
Những yêu cầu về năng lực của người cán bộ quản lý cần có để đáp ứng yêu cầu hoạt động quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay;
Bước 2: Xác định các năng lực cần có của CBQL trường phổ thông
Video đang HOT
Từ kết quả khảo sát, và dựa vào Chuẩn Hiệu trưởng trường phổ thông đi đến nhận định những năng lực cần có của người cản bộ QLGD nhà trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay bao gồm: Năng lực về phẩm chất, chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường
Bước 3: Rà soát lại nội dung chương trình bồi dưỡng hiện hành, xác module kiến thức cụ thể, chuyên đề cụ thể
“Căn cứ vào hồ sơ năng lực của CBQL trường phổ thông và chương trình bồi dưỡng, xác định các module kiến thức và phân thành những module kiến thức chung; kiến thức nghiệp vụ, rồi phân bổ thời gian cho mỗi chuyên đề lý thuyết, thực hành. Sau đó sắp xếp trật tự hợp lý các chuyên đề theo logic về thời gian” – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền .
Bước 4: Thiết kể xây dựng các chuyên đề
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trao đổi, căn cứ theo chương trình bồi dưỡng CBQL, chúng tôi vẫn giữ nguyên tổng thời lượng 360 tiết và tên các module chuyên đề.
Tuy nhiên nội dung kiến thức trong từng chuyên đề có sự thay đổi, để có thể phát triển được những năng lực cần thiết cho CBQL trường phổ thông, đáp ứng với thực tiễn yêu cầu đổi mới giáo dục.Thời lượng của mỗi chuyên đề đều đảm bảo 50% kiến thức lý thuyết, 50% dành I cho thực hành, thảo luận.
Trong chương trình dành thời lượng là 15 tiết cho hoạt động thực tế chuyên môn (thực tế chuyên môn tại các trường phổ thông trong hoặc ngoài tỉnh có bề dầy truyền thống, những trường đạt chuẩn Quốc gia, có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm). Các chủ đề tiểu luận học viên làm bài thu hoạch cuối khóa đều có nội dung mở, bao quát nội dung đã được bồi dưỡng.
Bước 5: Thực thi, đánh giá, điều chỉnh chương trình
Sau khi chương trình hoàn thành, chúng tôi đã tiến hành triển khai bồi dưỡng ở 2 lớp cán bộ quản lý trường THCS (46 học viên) và THPT (54 học yiên) ở tỉnh Thái Nguyên.
Quá trình triển khai thực hiện chương trình có sự phối hợp với Sở GD&ĐT. Hình thức phối hợp theo hướng cùng tham gia hoạt động bồi dưỡng. Cụ thể với những nội dung kiến thức lý thuyết giảng viên trường ĐHSP Thái Nguyên giảng dạy, những phần thực hành, thực tế gắn liền với thực tiễn nhà trường phổ thông mời báo cáo viên là cán bộ quản lý Sở, Phòng GD&ĐT, hoặc Hiệu trưởng trường phổ thông là những người có kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực đó báo cáo.
Sau khi hết thời gian học tập các chuyên đề, học viên được đi thực tế ở 2 trường phổ thông. Tại đây họ được nghe CBQL nhà trường báo cáo, về những kinh nghiệm, cách thức quản lý các hoạt động của nhà trường.
Sau đó học viên có 3 tuần đề hoàn thành bài tiểu luận cuối khóa. Việc triển khai hoạt động bồi dưỡng được tổ chức, quản lý chặt chẽ, theo hướng giao quyền tự chủ về hoạt động dạy cho giảng viên, hoạt động học cho người học nhằm phát huy tối đa năng lực và năng khiếu sáng tạo của giảng viên và học viên.
Quá trình thực hiện thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, việc giám sát và đánh giá thực hiện ở tất cả bước trong quy trình phát triển chương trình, đồng thời đánh giá phát triển chương trình được thực hiện thông qua mỗi chuyên đề và cả mức độ đạt được của mục tiêu đào tạo sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm chưa phù hợp, để chương trình hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt yêu cầu người học và yêu cầu thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay.
Theo Giaoducthoidai.vn
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt
Theo Quyết định số 5/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ.
ảnh minh họa
Học viện Hành chính Quốc gia là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Học viện Hành chính Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước;
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm;
Bồi dưỡng năng lực, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hành chính, quản lý nhà nước cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngành Nội vụ.
Đồng thời, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và khoa học chính sách phục vụ công tác giảng dạy của Học viện; nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học về cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, chính sách công, chiến lược, biện pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm cập nhật nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo sau đại học của Học viện.
Học viện tham gia với các đơn vị của Bộ Nội vụ xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao; tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, giáo trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học hành chính và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật...
Cơ cấu tổ chức
Học viện gồm có 17 đơn vị: Ban Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Quản lý bồi dưỡng; Ban Quản lý đào tạo Sau đại học; Khoa Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ sở; Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự; Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính; Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công; Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội; Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính; Tạp chí Quản lý nhà nước; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Thông tin - Thư viện; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.
Ban Giám đốc Học viện gồm Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đại học Trà Vinh và Đại học Weber State mở cơ hội hợp tác đào tạo Y học Bà Yasmen Simonian, Hiệu trưởng Trường Đại học Weber State, Hoa Kỳ cùng các giảng viên vừa có cuộc làm việc tại Trường Đại học Trà Vinh. Hai bên đã chia sẻ về hoạt động đào tạo ở lĩnh vực y học, thảo luận các hợp tác đào tạo lâu dài và các hoạt động hỗ trợ thực tập, học bổng cho sinh...