Để xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế nói gì?
Trong thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình trạng học sinh đánh nhau vẫn tái diễn, đặc biệt là các vụ việc xảy ra vào đầu năm học 2022-2023 với đối tượng chủ yếu là các nữ sinh THCS.
Chiều 23/9, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, trước tình trạng bạo lực học đường liên tiếp xảy ra đầu năm học trên địa bàn tỉnh, Ban Giám đốc Sở vừa tổ chức buổi làm việc trực tiếp với các phòng ban liên quan để kịp thời chỉ đạo, tăng cường giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường.
Trong đầu năm học 2022-2023, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế liên tiếp xảy ra 3 vụ nữ sinh trung học cơ sở đánh nhau. Các trường hợp đánh nhau này là nữ sinh của Trường THCS Lộc Thủy (huyện Phú Lộc); Trường THCS Phong Sơn (huyện Phong Điền) và Trường THCS Chu Văn An (TP Huế). Điều đáng nói là trong khi các nữ sinh đánh nhau thì nhiều học sinh khác không can ngăn mà chỉ đứng xem và dùng điện thoại quay clip.
Nữ sinh T.T.H.L (Trường THCS Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) bị bạn học cùng lớp đánh chảy máu ở vùng đầu.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế, dù trong thời gian qua, Sở đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình trạng học sinh đánh nhau vẫn tái diễn, đặc biệt là các vụ việc xảy ra vào đầu năm học 2022-2023 với đối tượng chủ yếu là các nữ sinh THCS.
Tại buổi làm việc giữa Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan, có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa, việc nhận định tình hình chưa nhanh nhạy; nắm bắt thông tin, dư luận trong học sinh chưa kịp thời. Ngoài ra vụ việc còn chậm được phát hiện khiến những mâu thuẫn giữa học sinh với nhau không được can thiệp, can ngăn giải quyết. Ý thức của người học, đạo đức, lối sống, tâm lý của các em bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng. Bên cạnh đó có nguyên nhân từ công tác quản lý của nhà trường và gia đình, xã hội, thiếu sự quan tâm thường xuyên.
Trước các vụ việc nữ sinh đánh nhau liên tiếp xảy ra, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành công văn khẩn gửi đến các cơ sở giáo dục, trường học.
Do đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế yêu cầu các phòng ban liên quan khẩn trương ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Đồng thời yêu cầu các cơ sở giáo dục thành lập ngay Ban phòng chống bạo lực học đường tại đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng ban; thành viên là các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, công an địa phương, đại diện cha mẹ học sinh.
Yêu cầu nâng cao trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm lớp để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; ngành giáo dục thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát, trang mạng xã hội để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế còn cho biết, hiện Sở đã hành công văn chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bạo lực học đường ngay từ đầu năm học 2022 – 2023 nhằm không để tái diễn và ngăn chặn kịp thời các vụ học sinh đánh nhau.
Năm học 2022-2023, TPHCM dự chi 1.541 tỉ đồng bù học phí
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có tờ trình UBND thành phố dự thảo hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập.
Mức hỗ trợ là phần chênh lệch giữa học phí năm 2022 với 2021 sao cho mức thực đóng của phụ huynh không tăng so với năm ngoái, ước khoảng 1.541 tỉ đồng.
Theo đó, nhóm 1 (thành thị) gồm thành phố Thủ Đức và các quận tại TPHCM; nhóm 2 (nông thôn) là 5 huyện còn lại: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Nếu thành phố áp dụng mức bù mới này, học phí bậc nhà trẻ, mẫu giáo nhóm 2 không tăng so với năm 2021, nhưng nhóm 1 tăng 1,5-1,9 lần. Tại bậc phổ thông, THCS tăng 5 lần, còn lại 2-3 lần.
Ảnh minh họa - TL
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, thực tế 6 năm qua, TPHCM không tăng học phí (mức thu năm 2021 đã được áp dụng từ 2016). Do đó, khi phải điều chỉnh mức thu theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, dù áp dụng mức thấp nhất, con số này vẫn có sự chênh lệch đáng kể với mức thu cũ. Nên khi TPHCM vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế chưa phục hồi, chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời là hết sức cần thiết đối với nhân dân thành phố.
Sở cũng yêu cầu các trường học duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục - đào tạo công lập trên địa bàn như năm học trước. Các khoản này gồm mức thu trường tiên tiến; tổ chức dạy học hai buổi mỗi ngày; tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề; tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú và các khoản thu hộ, chi hộ của ngành giáo dục đào tạo.
Các nhà trường khi xây dựng dự toán cần lưu ý thời gian thu đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định của UBND thành phố về kế hoạch, thời gian năm học.
Tất cả khoản thu phải được thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Bộ phận tài vụ của nhà trường thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn cho từng học sinh, sinh viên; không cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.
Theo Cổng thông tin điện tử Sở GD-ĐT TPHCM
Hơn 20 học sinh đứng xem, quay clip 2 nữ sinh đánh nhau: Giáo dục thế nào? Trong lúc 2 nữ sinh THCS ở Thừa Thiên Huế đánh nhau, hàng chục học sinh khác đã đứng xem, nhiều em dùng điện thoại quay clip. Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Sau vụ 2 nữ sinh đánh nhau nhưng hàng chục học sinh khác chỉ đứng xem ở Huế mới đây, nhiều người đặt...