Để việc học không trở thành “cực hình” với con, bố mẹ hãy thử áp dụng ngay những cách này
Hầu như tất cả trẻ em, kể cả bố mẹ ngày còn bé, cũng đều không thích bị ép học nhiều. Vậy làm thế nào để khiến việc học hành không trở thành “cực hình” khiến con phải trốn tránh?
Bản tính của trẻ chính là ham chơi. Nếu đột nhiên đè trên vai chúng trách nhiệm phải học toán, tiếng việt rồi đến cả anh văn, thì lẽ dĩ nhiên tất cả sẽ trở thành “cực hình”. Bố mẹ phải gào thét nhắc nhở, trẻ mếu máo ngồi vào bàn mà đầu óc lại để ở đâu đâu là hệ quả dễ thấy nếu như bố mẹ không biết cách đem lại niềm vui học hành cho con mình.
Dưới đây là một số bí quyết giúp trẻ học như chơi mà chơi mà học bố mẹ nên áp dụng với trẻ:
Không mắng mỏ
Ảnh minh họa
Điều quan trọng số 1 để khiến trẻ nổi lên ham thích đối với việc chúng ghét là đừng bao giờ ép buộc. Bởi ép buộc chắc chắn sẽ phản tác dụng, hoặc dù cho trẻ có nghe lời bạn thì đó cũng chỉ là sự nghe lời trong chống đối mà thôi. Hãy tạo cho trẻ một môi trường học tập khiến chúng không có cảm giác rằng “đây là vì bố mẹ” để tự giác hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Những thứ khô khan như bảng cửu chương, chủ ngữ vị ngữ, thì hiện tại thì quá khứ sẽ khiến làm trẻ tự hỏi: “Học cái này để làm gì?”, thế nhưng nếu bạn truyền cho chúng cảm hứng từ việc học vào cuộc sống, chúng sẽ hào hứng trong việc tiếp thu cái mới. Đơn giản hơn, hãy khuyến khích trẻ xem các video dạy học sinh động và trực quan trên youtube, khi ấy trẻ sẽ cảm thấy việc học không hề nhàm chán như mình tưởng tượng.
Ảnh minh họa
Làm sao để từ ghét thành thích một việc, đó là cần truyền cho chúng động lực phấn đấu. Hãy thúc đẩy chính sự tò mò, ham khám phá của trẻ bằng cách tạo động lực, cảm hứng cho chúng. Rằng nếu hoàn thành xong bài tập này, học thuộc công thức kia thì bố mẹ sẽ cho đi chơi, mua quần áo mới, được xem hoạt hình… Trẻ sẽ cảm thấy nếu mình cố gắng hoàn thành thật tốt việc học, mình sẽ được trả bằng những phần thưởng xứng đáng
Ảnh minh họa
Cha mẹ không nên lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào những khuyết điểm và những điều con còn chưa giỏi, hãy dành lời khen cho những điều mà con mình đã làm thật tốt, dù nó chỉ nhỏ đi chăng nữa. Điều đó sẽ khiến con tự tin vào bản thân và khả năng của mình, không còn cảm giác sợ hãi trước thành tích nữa. Hoặc nếu khi trẻ bị điểm kém, bố mẹ cũng không nên trách móc mà hãy động viên để con tiến bộ vào lần sau.
Học cùng bạn
Ảnh minh họa
Trẻ con thường thích vui chơi cùng nhau, vậy thì cũng hãy để chúng được học cùng nhau. “Học thầy không tày học bạn”, chắc chắn trẻ sẽ học thêm được điều gì đó từ chính những người bạn của mình. Sự “đồng điệu” giữa những đứa trẻ còn khiến việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Theo Helino
Khi phụ huynh kỳ vọng vượt quá khả năng của con
Trong cuộc sống hiện nay, chỉ vì muốn con mình học giỏi, tương lai sau này được tươi sáng, có nghề nghiệp ổn định, mà có không ít bậc làm cha, làm mẹ đã can thiệp vào việc học hành của con cái mình và sẵn sàng áp đặt con cái một cách vô tội vạ.
Điển hình như việc bắt trẻ đi học thêm và chọn nghề cho con chẳng hạn. Chính điều này đã vô tình tạo nên áp lực đối với trẻ.
Với mong muốn con em của mình phải đạt kết quả cao trong các kỳ thi, phải học giỏi, phải hơn bạn bè, cho nên nhiều phụ huynh đã tìm đủ mọi cách để ép buộc trẻ phải đi học thêm. Nếu như trước đây, chuyện cho con đi học thêm chỉ xuất hiện ở những gia đình khá giả, thì ngày nay, những gia đình nghèo cũng tìm đủ mọi cách để cho con cái được đi học thêm. Về vấn đề này, từ thực tế cho thấy nhiều phụ huynh có cùng quan niệm là: Hễ cho trẻ đi học thêm thì các em sẽ học giỏi. Vì thế, nhiều người sẵn sàng bỏ công sức, tiền của để ép buộc con mình đi học thêm cho bằng được. Trong khi đó, không cần biết năng lực họccủa trẻ như thế nào, sức khỏe của các em ra sao và suy nghĩ của trẻ như thế nào?!
Việc phụ huynh buộc trẻ đi học thêm sẽ có hai mặt. Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là giúp trẻ có thêm điều kiện trau dồi và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của bản thân các em, hỗ trợ tích cực vào việc học tập của trẻ ở trường.
Còn ngược lại, việc đi học thêm sẽ xảy ra nhiều vấn đề đối với trẻ: Thứ nhất, đối với những trẻ nắm bắt được kiến thức thì sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của trẻ. Một khi, các em được học trước chương trình sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường. Khi vào lớp học, những em học trước sẽ tỏ ra vẻ ta đây và luôn ỷ lại vì mình đã biết, không chú ý đến việc học, dần dần tạo thành thói quen không tốt trong học tập.
Thứ hai, đối với những em không tiếp thu được kiến thức (vì trình độ nhận thức có giới hạn) thì dần dần sẽ tạo cho trẻ sự nhàm chán, trẻ không quan tâm đến việc học nữa, xem việc học như thể là áp lực đối với bản thân. Nếu phụ huynh không biết được sức học, cũng như suy nghĩ của con trẻ như thế nào mà quyết định ép trẻ đi học thêm, thì khiến trẻ dễ rơi vào trường hợp bị động. Từ đó, việc học trở thành một gánh nặng đối với trẻ. Trong khi đó, ở độ tuổi của trẻ chưa đủ khả năng để hiểu được chuyện gì nên làm và không nên làm. Do đó, dẫn đến việc các em nghĩ quẩn và hành động cảm tính là chuyện có thể xảy ra.
Bên cạnh việc buộc trẻ đi học thêm, việc chọn nghề cho con cũng được không ít ông bố, bà mẹ quan tâm. Thực tế, khi con học gần xong lớp 12 thì nhiều cha mẹ cứ giành phần chọn nghề thay cho con của mình, buộc con mình phải đăng ký vào ngành nghề theo ý của mình. Họ phớt lờ đi tất cả từ việc tìm hiểu sở trường của con mình là giỏi về lĩnh vực gì, ngành nghề nào phù hợp với con mình, rồi năng lực học của con ra sao... Họ chọn nghề cho con theo suy nghĩ của mình là nghề đó hiện phải là nghề đang "hot", ra trường sẽ dễ tìm việc làm; thậm chí một số phụ huynh còn buộc con mình chọn nghề theo kiểu "cha truyền con nối"...
Như chúng ta biết, nếu các em chọn một nghề mà không phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của mình thì làm sao tương lai cái nghề ấy được phát huy hiệu quả?! Có chăng các em chỉ chọn để học cho có, cho vui lòng và vừa ý của cha mẹ mà thôi!
Một vấn đề nữa cũng gây áp lực không kém đối với trẻ là việc một số phụ huynh có suy nghĩ mang việc học của con em mình đi so sánh với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Chúng ta nên nhớ, trong xã hội thì kiến thức vốn là mênh mông, còn khả năng nhận thức của mỗi người thì lại có giới hạn. Hơn nữa, trình độ nhận thức, năng lực và sở trường của mỗi đứa trẻ đều khác nhau, không có đứa trẻ nào giống nhau. Do đó, chính những đòi hỏi cũng như sự kỳ vọng của phụ huynh vượt quá khả năng của con em mình, sẽ gây áp lực đối với các em là điều không tránh khỏi.
Thiết nghĩ, cha mẹ tỏ vẻ quan tâm, chăm sóc, giáo dục và kỳ vọng ở con mình là điều cần thiết. Nhưng sự kỳ vọng đó phải được dựa trên cơ sở từ sự đánh giá đúng năng lực thực tiễn của con mình. Từ đó, sẽ giúp cho các bậc làm cha mẹ có được hướng trong việc giáo dục trẻ, không có những ảo tưởng để rồi thất vọng về con.
Nguyễn Văn Dô (Vĩnh Long)
Theo giaoducthoidai.vn
Chính phủ sẽ sửa đổi chính sách học bổng khuyến khích đối với HSSV Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung chính sách học bổng khuyến khích học tập đối với HSSV để tiếp tục tạo động lực cho các HSSV có thanh tích xuất...