Đề Văn thi học sinh giỏi ‘Viết là tự giết mình’
Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, đề thi học sinh giỏi tỉnh dành cho học sinh lớp 12 chuyên ở Thừa Thiên – Huế khiến nhiều người thích thú.
Đề nằm trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn dành cho học sinh lớp 12 chuyên ở tỉnh Thừa Thiên – Huế diễn ra ngày 3/11.
Đề gồm hai câu, nghị luận xã hội 8 điểm và nghị luận văn học 12 điểm. Cả hai câu hỏi đều thu hút sự chú ý của cộng đồng người yêu Văn và được đánh giá cao về mức độ yêu cầu thí sinh tư duy.
Đề thi môn Ngữ văn chọn học sinh giỏi tỉnh dành cho lớp 12 chuyên tỉnh Thừa Thiên – Huế năm học 2016-2017. Ảnh: B.K.
Ở câu 1, người ra đề cho một bức ảnh, yêu cầu thí sinh quan sát rồi chọn và viết suy nghĩ của bản thân về bức hình và một trong hai ý kiến:
Sao phải hòa nhập khi mà bạn sinh ra để nổi bật? (Dr Seuss)
Đám đông và sự ồn ào không phải luôn luôn là đại diện của sự sống.(Trịnh Công Sơn) (Sưu tầm Internet)
Ở câu hai, đề bài trích dẫn câu nói của nữ nhà văn và đạo diễn người Pháp Marguerite Duras: “Viết là tự giết mình nhưng không phải bằng cái chết”.
Người ra đề yêu cầu thí sinh nêu quan điểm, làm rõ ý kiến này qua hai tác phẩm của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn trung học.
Cả hai câu hỏi đều thiên về lý luận và đòi hỏi người học phải có kiến thức vững, cái nhìn sâu sắc về văn học.
Nội dung đề thi khiến nhiều người dùng mạng thích thú. Bạn Hồng Mơ đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh và yêu cầu học sinh tư duy.
Bạn Quang Phương nhận xét câu thứ hai hay nhưng hóc búa. Về câu thứ nhất, anh sẽ lựa chọn câu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để viết vì câu trích dẫn khá nhẹ nhàng trong khi câu nói của nhà văn người Mỹ Theodor Seuss Geisel hơi “ngông”.
Video đang HOT
Bạn Phạm Lan Anh lại thiên về câu của Seuss, cho rằng nó phù hợp những thí sinh có ngòi bút và phong cách viết sắc sảo.
Trao đổi với Zing.vn, bạn Bảo Khuyên, học sinh lớp 12 trường THPT Tam Giang, cho biết đây là đề dành riêng cho học sinh trường THPT chuyên Quốc học Huế nên khó và nặng về lý luận văn học hơn đề thi dành cho học sinh trường khác.
“Đề rất thú vị nhưng thách đố học sinh quá, chỉ những bạn hiểu rõ vấn đề mới làm được”, Khuyên nói.
Là học sinh trường chuyên nhưng Uyên Thi, học sinh trường Quốc học Huế, phải thừa nhận khi mới đọc đề, em cảm thấy khá mơ hồ. Tuy nhiên, Thi cho biết thêm chỉ cần suy nghĩ cẩn thận, thí sinh hoàn toàn có thể làm tốt. Hơn nữa, trong quá trình học, các thầy cô cũng dạy khá kỹ phần kiến thức về lý luận văn học.
Nữ sinh cũng không bất ngờ về câu 1 có hình ảnh, vì vài năm trước, tỉnh Thừa Thiên – Huế từng đưa hình ảnh vào câu nghị luận xã hội trong đề thi chọn học sinh giỏi.
Song Uyên Thi cho rằng cái mới của đề năm nay là thí sinh phải chọn giữa hai nhận định, giúp các em có thể chọn câu mình thích hoặc phương án an toàn.
Nữ sinh cũng rất thích câu 2 vì ngắn, gọn, cô đọng và thực sự thú vị. “Câu 2 khá khó nhưng nếu đọc kỹ, phân tích từng vế, chúng ta vẫn có thể nhận ra nó nhắc đến phần nào trong kiến thức lý luận văn học”, Uyên Thi chia sẻ.
Theo Zing
Gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy
Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định - gợi ý giải đề thi minh họa môn Ngữ văn.
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.
Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải.
Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta.
Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.
Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough - Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói sau: "Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh"?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: "Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả"?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Gợi ý:
II. Làm văn
Câu 1 (2 điểm)
Đề bài: Câu 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu ở phần đọc hiểu: "Leo lên đỉnh cao là để các em ngắm nhìn thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em".
Gợi ý:
Với 200 chữ đòi hỏi viết ngắn gọn, không lặp ý mà vẫn đủ ý. Học sinh chỉ cần trả lời 4 câu hỏi sau: Cái gì? (giải thích), ai? (nêu 1 dẫn chứng), tại sao (phân tích), làm thế nào (bài học cho bản thân).
Với sơ đồ tư duy dù 600 chữ hay 200 chữ, cách học, hình thành ý cũng không thay đổi.
Câu 2: (5 điểm):
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng.
Gợi ý: Phần nghị luận văn học dành để phân hóa học sinh, vì vậy để đạt điểm giỏi phải từ 3/5 điểm trở lên. Trong đó lưu ý đề thi có thể đòi hỏi tổng hợp các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận và so sánh.
Học sinh phải nhận diện được yêu cầu và đảm bảo đầy đủ các thao tác nghị luận. Nhiều học sinh quá chú trọng thao tác phân tích mà quên mất các thao tác khác dẫn đến mất điểm.
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ sẽ giúp ích cho học sinh khi làm bài: Đảm bảo đủ luận điểm; ghi nhớ luận điểm bằng hình ảnh, bố cục rõ ràng dễ triển khai ý tránh trùng lặp.
Theo Zing
Học sinh giỏi có thể gặp khó khăn với đề thi Ngữ văn 2017 Theo thầy Trịnh Quỳnh, học sinh giỏi thường làm đề thi trong 180 phút và quen viết dài. Điều này có thể khiến các em gặp khó khi làm đề thi Ngữ văn 2017 với thời gian 120 phút. Theo phương án thi chính thức của Bộ GD&ĐT, môn Ngữ văn ít có sự thay đổi. Tuy nhiên, thời gian làm bài sẽ...