Đề văn cần rõ nghĩa hơn, tránh gây hoang mang cho học trò
Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng đề Ngữ văn năm nay không thay đổi nhiều so với đề thi các năm trước, nội dung nằm trong phần tinh giản.
Theo nhận định của Tổ văn của Hệ thống giáo dục Học Mãi thì đề minh họa cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn nhìn chung không có thay đổi so với đề thi Trung học phổ thông quốc gia các năm trước.
Các đơn vị kiến thức và kĩ năng được kiểm tra không vượt ra ngoài nội dung chương trình được điều chỉnh theo hướng tinh giản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố gần đây.
Đề văn cần rõ ràng hơn tránh gây hoang mang cho học sinh (ảnh minh họa – nguồn TTXVN).
Cấu trúc đề vẫn gồm hai phần, đó là phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm).
Câu hỏi Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu nằm ngoài sách giáo khoa cùng 4 câu hỏi đọc hiểu theo các mức độ: nhận biết/ thông hiểu/ vận dụng và vận dụng cao.
Đó là những dạng câu hỏi quen thuộc với học trò từ nhiều năm nay.
Video đang HOT
Phần Làm văn, câu Nghị luận xã hội (2 điểm) với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận là vấn đề có quan hệ hữu cơ với nội dung trong ngữ liệu đọc hiểu – đó cũng là kiểu dạng câu hỏi từ năm 2016.
Câu nghị luận văn học yêu cầu nêu “ Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị tromg đêm mùa xuân ở Hồng Ngài ( Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)” - thứ nhất, đây là phần kiến thức trong chương trình Học kì 2 lớp 12, không ra ngoài nội dung tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, đây là đơn vị kiến thức nhỏ, phù hợp với dung lượng bài văn 5 điểm trong thời lượng đề thi 120′; cũng là kiểu dạng bài nghị luận quen thuộc với học trò mấy năm gần đây.
Nhìn chung, nếu đề thi Ngữ văn trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 bám sát mô hình đề minh họa, học trò sẽ rất thuận lợi về tâm thế cũng như kiến thức, kĩ năng đã được ôn luyện.
Tuy nhiên, cũng muốn nêu một đề xuất không nhỏ – đó là trong đề thi chính thức, đề nghị Ban ra đề lưu tâm việc diễn đạt chặt chẽ hơn các câu lệnh, tránh gây hoang mang cho học trò.
Ví dụ câu Nghị luận xã hội trong đề thi minh họa, khi yêu cầu: “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”, học sinh sẽ băn khoăn trong quá trình triển khai hệ thống ý nghị luận.
Vì đây thực chất là yêu cầu nghị luận cho một bài văn, không phải cho đoạn văn.
Các trò sẽ yên tâm hơn nếu đề bài xác định rõ là “…trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa/ hiệu ứng/ tầm quan trọng/ những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”…
Trinh Phúc
Giảm tải môn Ngữ văn khối THPT
Môn Ngữ văn khối THPT tinh giản tiếng Việt, tập làm văn mang tính lý thuyết hoặc những nội dung đã học ở các lớp dưới.
Để ứng phó với tình hình Covid-19 lan rộng làm ảnh hưởng tới việc dạy và học, ngày 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ hai, năm học 2019-2020, chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam. Đối với môn Ngữ Văn - khối THPT (học kỳ hai), theo thầy Đặng Ngọc Khương, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục Học Mãi, việc tinh giản thực hiện xung quanh ba hướng:
Không dạy: Đây là những nội dung được giảm hẳn không thực hiện trên lớp và sẽ không rơi vào nội dung bài thi hoặc kiểm tra đánh giá, chủ yếu nằm ở nội dung tiếng Việt, tập làm văn mang tính lý thuyết hoặc nội dung đã được học ở các lớp dưới. Bài "Thực hành về hàm ý" (lớp 12) đã được dạy kỹ ở lớp chín. Việc lược bớt những nội dung này sẽ tiết kiệm thời gian học trên lớp của học sinh.
Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm: Những nội dung không dạy trên lớp nhưng khuyến khích học sinh đọc thêm, thường là các văn bản đọc hiểu (thơ, truyện, ký, kịch, chương trình địa phương...). Cụ thể, đó là bài Những đứa con trong gia đình, Thuốc, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc... (Lớp 12); bài Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân... (Lớp 11); bài Tựa Trích diễm thi tập, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử ký toàn thư), Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử ký toàn thư)... (lớp 10).
Tự học có hướng dẫn: Đây là một số nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trên lớp theo hai dạng:
- Dạng dẫn tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung. Ví dụ lớp 12 bài "Diễn đạt trong văn nghị luận" (hai bài, hai tiết) nay chuyển thành tự học có hướng dẫn (một tiết). Lớp 11 bài "Nghĩa của câu" (hai bài, hai tiết) gộp lại thành một tiết. Lớp 10 bài "Tổng kết phần Văn học" gộp lại thành một tiết.
- Dạng giảm nội dung trong một bài để giảm thời lượng. Ví dụ lớp 12 có bài "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (hai tiết) nay tự học có hướng dẫn (một tiết): giáo viên cho học sinh tóm tắt văn bản; tập trung đoạn đối thoại giữa Trương Ba - Đế Thích và các câu hỏi 1, 3; bỏ câu hỏi 2, 4, 5 và phần luyện tập...
Thầy Đặng Ngọc Khương cho rằng, số lượng nội dung được bỏ qua so với phân phối nội dung chương trình của Bộ trong học kỳ hai không ít nhưng so phạm vi kiến thức trọng tâm cần ôn thi là không nhiều. Về cơ bản những nội dung giảm tải, trừ ba văn bản: "Rừng xà nu" (Nguyễn Trung Thành), "Những đứa con trong gia đình" (Nguyễn Thi), "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (Lưu Quang Vũ), còn lại đều rơi vào phần đọc thêm, văn học nước ngoài, văn nghị luận và kiến thức tiếng Việt, tập làm văn. Đây vốn là phần không nằm trong trọng tâm ôn thi của học sinh. Những điều chỉnh này khuyến khích hoạt động tự học của học sinh.
Theo thầy Đặng Ngọc Khương, số lượng nội dung được bỏ qua so với phân phối nội dung chương trình của Bộ trong học kỳ hai không ít nhưng so phạm vi kiến thức trọng tâm cần ôn thi là không nhiều.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh cuối cấp có thể yên tâm lướt qua các phần được giảm tải để tập trung vào phần kiến thức trọng yếu. Ở môn Ngữ văn - một trong các môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT quốc gia - có nhiều tác phẩm văn học được đưa vào phần khuyến khích tự đọc, như Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Một người Hà Nội, Thuốc, Mùa lá rụng trong vườn, Bắt sấu rừng U Minh Hạ... một số bài thuộc diện tự học có hướng dẫn, một số bài không dạy hoàn toàn hoặc một phần.
Với học sinh lớp 12, đây là giai đoạn nước rút quan trọng, dựa vào những nội dung tinh giản, học kỳ hai chỉ còn lại ba tác phẩm nằm trong chương trình ôn thi: "Vợ chồng A Phủ", "Vợ nhặt" và "Chiếc thuyền ngoài xa", học sinh có thể bắt đầu ôn luyện lại các kiến thức về đọc - hiểu, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ và một số tác phẩm trọng tâm cần lưu ý: Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước, Sóng, Người lái đò sông Đà, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa...
Ngoài ra, việc tự xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện hợp lý cũng có vai trò quan trọng. Sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT Quốc gia 2020, học sinh cần theo dõi để cập nhật cấu trúc và nội dung đề thi để ôn luyện cho tốt.
Thế Đan
Đề tham khảo kỳ thi THPT 'dễ' hơn cả hướng dẫn tinh giản của Bộ GD-ĐT Hầu hết các ý kiến giáo viên đều chung nhận xét đề tham khảo thi THPT quốc gia năm học 2019 - 2020 Bộ GD-ĐT vừa công bố có yêu cầu "khiêm tốn" hơn cả mong đợi. Giờ dạy học trực tuyến của giáo viên Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội) - Ảnh M.C Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố...