Để tư vấn hướng nghiệp nâng cao hiệu quả “phân luồng”
Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong trường học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân luồng học sinh. Vì vậy, công tác này cần được nhà trường quan tâm, chú trọng và tích cực triển khai trong trường học.
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Nhà trường q uan tâm tư vấn hướng nghiệp
Theo các chuyên gia hướng nghiệp, riêng với bậc THPT, giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích giúp học sinh có được ý thức như là chủ thể trong sự lựa chọn nghề nghiệp, có định hướng khi chọn nghề dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường, sức khoẻ của bản thân.
Bà Trần Thị Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) cho biết, công tác tư vấn hướng nghiệp luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng và bắt đầu triển khai khi học sinh đang học lớp 11. Nhà trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm tư vấn định hướng cho học sinh theo nhóm đối tượng gồm: Qua kết quả học tập, sở trường, hoàn cảnh gia đình, mong muốn, xu hướng việc làm… hướng cho các em vào ngành học rồi chọn trường phù hợp với điều kiện gia đình và khả năng học tập của mỗi học sinh.
Cùng với đó, nhà trường mời chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp tới nói chuyện chọn ngành nghề để học sinh có thêm cơ sở lựa chọn cho phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nhiều học sinh không xác định được khả năng của mình, chọn ngành học theo số đông và phong trào nên không thành công.
Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các trường đại học vào giới thiệu về công tác tuyển sinh và các ngành nghề để các em tham khảo. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các thông tin về thi và tuyển sinh của Bộ, Sở và các trường đại học, cao đẳng để các em học sinh nắm được.
“Năm học này, nhà trường có 650 học sinh sẽ tham gia kỳ thi tốt nghiệp lớp 12. Các buổi tư vấn hướng nghiệp thực sự giúp ích cho học sinh, nhờ đó ngay từ năm lớp 11 các em đã hình dung được kế hoạch học tập, định hướng ngành nghề, chọn trường đại học, chuẩn bị tâm lý trường thi… giúp học sinh tự tin, phụ huynh yên tâm”, bà Trần Thị Bích Hợp cho biết.
Video đang HOT
Ảnh minh hoạ. (nguồn: Internet)
Hiện nay, gần như 100% các trường phổ thông đều có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có giáo viên tư vấn nghề nghiệp. Hàng năm, tổ chức ngày hội tư vấn, phân luồng học sinh, thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động, kết nối các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn để định hướng phân luồng học sinh.
Không chỉ riêng học sinh THPT cần hướng nghiệp, mà ngay từ sớm học sinh THCS cũng cần được định hướng nghề nghiệp tương lai. Trường THCS Thị trấn Văn Điển cho biết, vừa qua trường đã đưa hơn 60 học sinh lớp 9 đến tham quan, tìm hiểu Trường cao đẳng Công thương Hà Nội và Trường THPT Hoàng Mai.
Các em học sinh được trao đổi, thảo luận và được giải đáp các thắc mắc, đồng thời tham quan khuôn viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các lớp học của trường. Đây là một trong những hoạt động hướng nghiệp thiết thực cho học sinh sau THCS nhằm giúp các em có thể lựa chọn đăng ký thi học tiếp lên THPT hay chuyển sang đi học nghề phụ thuộc vào khả năng của mình.
Công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp phổ thông định hướng vào ba con đường chính là: học đại học; học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề và du học. Để truyền tải được hết các nội dung hướng nghiệp, các trường phổ thông thực hiện giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy các môn văn hoá, dạy nghề phổ thông và dạy môn công nghệ, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, các hoạt động tham quan ngoại khoá.
Góp phần nâng cao hiệu quả phân luồng học sinh
Giáo dục hướng nghiệp có mục đích là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội và làm tốt công tác phân luồng học sinh sau mỗi bậc học. Ở một số nước trên thế giới, điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo Kosen, việc đào tạo song hành học nghề và văn hoá sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể học liên thông lên cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo.
Trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động phân luồng nhằm tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. Góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau trung học gặp nhiều khó khăn, nhất là phân luồng sau tốt nghiệp THCS. Điểm mấu chốt quyết định thành công việc phân luồng học sinh là sự định hướng của phụ huynh. Phần lớn các phụ huynh vẫn đặt nặng tâm lý là con em mình phải học xong phổ thông, phải vào được đại học mà chưa tính đến nhu cầu thực tế lao động của xã hội hiện nay. Vì vậy, cấn có nhiều cơ chế khuyến khích người học phân luồng sang giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nâng chất hoạt động hướng nghiệp học sinh
Mới đây, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay".
Từ năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo Sở GD-ĐT 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thiện chương trình giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh phổ thông, biên soạn tài liệu GDHN, đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động, đáp ứng mục tiêu phân luồng học sinh. Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện, GDHN vẫn còn nhiều bất cập. Vì sao?
Học sinh Trường THCS Cầu Kiệu (quận Phú Nhuận) trong giờ học môn nghề phổ thông
Không bột khó gột nên hồ
Mới đây, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM phối hợp với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia "Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay". Tại hội thảo, TS Vũ Đình Bảy, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM, cho biết, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" nhưng trên thực tế, công tác GDHN cho học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế.
Tỷ lệ học sinh chọn ngành, nghề chưa đúng sở trường, năng lực của bản thân, chưa phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển nghề nghiệp của xã hội còn khá cao; sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm, và tình trạng thừa thầy, thiếu thợ ngày càng phổ biến.
Còn theo TS Nguyễn Đặng An Long, Chánh Văn phòng Đảng ủy Sở GD-ĐT TPHCM, hiện nay công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn chồng chéo, sức hấp dẫn của chương trình đào tạo nghề chưa cao, sự gắn kết giữa các trường phổ thông, trường nghề với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đội ngũ giáo viên đào tạo nghề thiếu kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, phần lớn phụ huynh định hướng con em mình phải vào đại học.
Hiện nay, TPHCM nói riêng và cả nước nói chung hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp THCS theo 4 con đường chính: học tiếp lớp 10 các trường THPT công lập và ngoài công lập; học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và đi du học.
Thực tế cho thấy, dù tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập hàng năm của thành phố đều tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Lý giải thực tế này, ThS. Nguyễn Quốc Cường, giáo viên Trường THCS-THPT Hồng Hà (quận Gò Vấp), bày tỏ, ở các trường phổ thông hiện nay, dạy hướng nghiệp chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy chưa đủ số tiết được tăng cường, chưa có giáo viên được đào tạo bài bản về tư vấn hướng nghiệp.
Ngoài ra, trường học thiếu các tài liệu tham khảo về giáo dục nghề nghiệp, phòng tham vấn, thiết bị lưu trữ hồ sơ, công cụ chẩn đoán nên không tạo lập được hồ sơ tư vấn cho học sinh. Ngay cả các cơ sở đào tạo nhân lực như trường ĐH, CĐ cũng không có chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, đội ngũ tư vấn không được đào tạo bài bản nên chưa thể hỗ trợ các trường phổ thông trong công tác hướng nghiệp. Công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh hiện nay chủ yếu tập trung đối tượng học sinh THPT, chưa quan tâm đúng mức đến học sinh THCS.
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
Trước thực tế khó khăn đó, nhà giáo Hàng Quốc Tuấn, giáo viên Trường THPT Phong Phú (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cho rằng, phân luồng học sinh hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục đào tạo mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, từ cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các bộ, ngành, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực và cả học sinh, phụ huynh.
Trong đó, để nâng cao hiệu quả công tác GDHN ở trường phổ thông cần tổng hợp nhiều giải pháp như: phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông trong giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nhân lực giáo dục nghề nghiệp.
Riêng ngành giáo dục và đào tạo, cần xây dựng các quy định cụ thể phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, triển khai đại trà các mô hình trường trung học nghề, trung học phổ thông kỹ thuật để thu hút học sinh sau tốt nghiệp THCS rẽ hướng học nghề.
Ngoài ra, theo Ths Trần Thanh Xuyên, giảng viên Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, mỗi đơn vị trường học cần tăng cường công tác phối hợp giữa Đoàn - Hội, ban giám hiệu và doanh nghiệp. Các hoạt động truyền thông, quảng bá giáo dục nghề nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh cần tổ chức thường xuyên, liên tục.
Song song đó, chính quyền địa phương hỗ trợ về mặt cơ chế, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Doanh nghiệp cũng đồng hành thông qua các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và một phần kinh phí hoạt động chương trình GDHN.
PGS-TS Trần Thị Mai Phương, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Chủ biên nhóm biên soạn SGK lớp 10 môn học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (thay thế môn Giáo dục Công dân ở chương trình giáo dục hiện hành) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết, chương trình mới sẽ tập trung vào mục tiêu đào tạo năng lực và phẩm chất cho người học.
Theo đó, SGK sẽ chú trọng kiến thức thực tế đời sống như khái niệm về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thế nào là ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh... Ngoài lý thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành
Tìm "chìa khóa" công tác phân luồng, khởi nghiệp với HS phổ thông Ngày 26/12, Trường Cán bộ Quản lý GD TP.HCM phối hợp với Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh phổ thông trong bối cảnh hiện nay. Giờ học nghề của học sinh THCS tại TP.HCM. Ảnh minh hoạ T.Trang Hội thảo có sự góp mặt của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza
Thế giới
08:53:28 01/04/2025
3 lưu ý cho chuyến đi Huế tiết kiệm thực sự: Giảm tối đa chi phí di chuyển, ăn uống và vé tham quan
Du lịch
08:49:17 01/04/2025
Cảnh sát Việt Nam tìm thấy thi thể bé trai 10 tuổi trong vụ động đất ở Myanmar
Tin nổi bật
08:37:09 01/04/2025
20 giây hé lộ thái độ của Jennie khi ngồi cạnh nhóm đàn em "đại mỹ nhân"
Nhạc quốc tế
08:34:05 01/04/2025
Vụ dùng gậy bóng chày đánh người đi xe máy: Tài xế ô tô khai gì?
Pháp luật
08:32:01 01/04/2025
Vợ Đức Tiến kiện mẹ chồng, tranh chấp nhà 14 tỷ đồng ở Thủ Đức: Tung clip được cho là bằng chứng
Sao việt
08:28:28 01/04/2025
5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
08:24:09 01/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 19: An cố gồng để cất giấu cảm xúc thật trước Nguyên
Phim việt
08:15:43 01/04/2025
Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả
Sức khỏe
08:04:23 01/04/2025
Kim Soo Hyun làm 1 việc y chang Park Yoo Chun và Jung Jun Young, liệu có đi theo "vết xe đổ"?
Sao châu á
08:03:23 01/04/2025