‘Đệ tử’ trùm lừa đầu tư tiền ảo VNCOINS Nguyễn Hữu Tiến khai gì?
Hai đệ tử trùm lừa đầu tư tiền ảo VNCOINS Nguyễn Hữu Tiến khai gì khi theo ‘phò tá’ ông trùm, lừa đảo nhà đầu tư?
Ông trùm Nguyễn Hữu Tiến ẢNH: C.T.V
Hai đệ tử của “ông trùm”, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VNCOINS Nguyễn Hữu Tiến (34 tuổi, quê Thanh Hóa) đó chính là Phạm Việt Sơn (60 tuổi, ngụ P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM), Tổng giám đốc và Nguyễn Hồng Quân (41 tuổi, ngụ Bình Dương), phụ trách công nghệ thông tin Công ty VNCOINS. Tiến, Sơn và Quân bị khởi tố điều tra hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 30.7, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C44) đã khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với các bị can nói trên trong vụ án lừa đảo 6.000 nhà đầu tư (NĐT) thông qua sàn tiền ảo VNCOINS dạng đa cấp.
Ngoài các bị can trên, cơ quan điều tra còn triệu tập lấy lời khai của 9 người khác như vợ của ông trùm Nguyễn Hữu Tiến là Phạm Thị Phương Thư (kế toán của các công ty do Tiến thành lập); Vũ Văn Thượng (phụ trách IT công ty)…
Theo thông tin ban đầu, từ tháng 8 đến tháng 11.2016, các công ty của Tiến đã lừa hơn 6.000 NĐT tham gia các dự án “ảo” với số tiền hơn 200 tỉ đồng. Trong đường dây lừa đảo đa cấp, tiền ảo này, hai đệ tử ruột của Tiến làm việc dưới sự chỉ đạo của Tiến là Phạm Việt Sơn và Nguyễn Hồng Quân.
C44 khám xét tại nơi làm việc OTCMAX ẢNH: THANH TUYỀN
Theo lời khai của Phạm Việt Sơn, tháng 5.2015, Tiến thành lập và điều hành Công ty cổ phần đầu tư Thiên Rồng Việt. Tháng 8.2016, Tiến thành lập và điều hành Công ty cổ phần OTCMAX (viết tắt OTCMAX). Sau khi công ty phá sản, Tiến thành lập thêm Công ty cổ phần VNCOINS (trụ sở tại P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) để lừa đảo bán tiền ảo cho nhà đầu tư. Tiến thuê Sơn làm tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Hằng ngày, nhiệm vụ của Sơn ở công ty là ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các khách hàng góp vốn đầu tư vào OTCMAX. Sơn làm việc tại OTCMAX đến tháng 2.2017 thì nghỉ làm ở đây.
Sơn khai nhận, từ khoảng tháng 8 đến tháng 12.2016, OTCMAX tổ chức 4 buổi hội thảo với thành phần tham gia gồm: Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Thị Bích Đào (nhân viên công ty) và khoảng 60 người tham gia.
Tại buổi hội thảo này, Tiến là người thuyết trình, trình bày các dự án như mua lại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quảng Phú tại Thanh Hóa, đầu tư cổ phiếu thương mại điện tử, đầu tư khai thác mỏ cát nước ngọt tại Bình Thuận, hợp tác với công ty xây dựng Bắc Nam xây dựng trung tâm thương mại ở Thanh Hóa, dự án san lấp sân bay Long Thành.
Video đang HOT
Đồng thời, Tiến liên tục kêu gọi các nhà đầu tư có mặt hội thảo ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với cam kết trả lợi nhuận liên tục trong thời gian 90 ngày làm việc, mỗi ngày bằng 1,8% số tiền đầu tư. Toàn bộ số tiền thu được của NĐT đều đưa hết cho Tiến và Tiến sử dụng vào việc trả lãi, mua ô tô xịn, ngoại giao.
Chữ ký photocopy và dán lên các hợp đồng của NĐT
Từ tháng 8.2016 đến tháng 2.2017, OTCMAX không kinh doanh gì, không liên kết gì với các dự án đó nhưng vẫn nổ với các NĐT để NĐT đổ tiền vào túi của Tiến. Sơn thừa nhận các hợp đồng hợp tác đầu tư do Sơn ký nhưng Sơn chỉ ký mẫu vào một bản hợp đồng sau đó nhân viên OTCMAX photocopy các bản hợp đồng có chữ ký của Sơn. Việc làm sai trái này Sơn biết rất rõ nhưng vẫn làm.
Còn bị can Nguyễn Hồng Quân, tại CQĐT, Quân khai nhận từ tháng 12.2015 đến nay Quân làm thuê cho Tiến ở Công ty cổ phần đầu tư Thiên Rồng Việt, OTCMAX phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin . Các công ty này đều do Tiến sáng lập và điều hành mọi hoạt động của công ty.
Quân được Tiến phân công phụ trách mảng truyền thông nên Quân biết rõ Tiến thành lập công ty nhưng không thực hiện bất kỳ dự án nào. Quân khai nhận, mọi số tiền của NĐT Tiến dùng đầu tư làm việc riêng của Tiến.
Năm 2016, Tiến mời Quân tham gia cổ đông OTCMAX nhưng Quân từ chối vì Quân biết bị can Tiến thành lập công ty để lừa đảo các NĐT, mô hình Tiến xây dựng là mô hình đa cấp. Theo đó, toàn bộ nội dung phần mềm quản trị do Quân và Thượng xây dựng theo chỉ đạo của Tiến.
Tiến chỉ đạo lập ra cây đa cấp nhị phân OTCMAX trong vòng 5 năm cho Tiến, thực tế Tiến không nộp tiền đầu tư của NĐT vào công ty OTCMAX mà sử dụng vào việc riêng.
Sơ đồ Tiến và 2 đệ tử vẽ ra ẢNH: CTV
Quân thừa nhận OTCMAX không bán mặt hàng gì ngoài mã code là mã đầu tư cho các NĐT. Các mã code này có 9 đến 10 ký tự là các chữ cái liền nhau. Mã code có giá từ 2,5 triệu đồng đến 250 triệu đồng.
Trước khi bán các mã code này cho NĐT thì Tiến đã mở các buổi hội thảo để lôi kéo các NĐT tham gia bỏ tiền mua mã code tương ứng với giá từ 2,5 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Theo lời khai của Quân, ở các buổi hội thảo, Quân đều tham gia và có quay phim ghi hình các buổi hội thảo này. Tiến chỉ đạo các buổi hội thảo phải được phát ở tạp chí do công ty cổ phần Thiên Rồng Việt phát hành, nội dung do Quân và Thư duyệt theo chỉ đạo của Tiến.
Hiện cơ quan điều tra vẫn đang làm rõ các lời khai của bị can nói trên, đồng thời điều tra mở rộng đường dây và hành vi các đối tượng liên quan.
Theo TNO
Lời khai bất ngờ của cấp dưới ông "'trùm" lừa đảo mua bán tiền ảo, đa cấp
Ông "trùm" lừa đảo mua bán tiền ảo, đa cấp Nguyễn Hữu Tiến thuê một số người quen đứng tên cổ đông và điều hành hoạt động của công ty. Dù biết rõ các công ty của Tiến là lừa đảo nhưng những người được thuê làm tổng giám đốc, phụ trách công nghệ thông tin vẫn làm theo chỉ đạo của Tiến để lừa đảo hơn 6000 nhà đầu tư.
Liên quan đến đường dây lừa đảo mua bán tiền ảo do Nguyễn Hữu Tiến cầm đầu, đến nay Cơ quan CSĐT-Bộ Công an đang tiếp tục làm rõ lời khai của các đối tượng.
Giám đốc "bù nhìn" hưởng lương 15 triệu/tháng
Để điều hành công ty, ông "trùm" Nguyễn Hữu Tiến thuê một số người quen đứng tên cổ đông, trong đó, Tiến thuê Phạm Việt Sơn giữ chức danh tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Nguyễn Hồng Quân phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ông "trùm" lừa đảo mua bán tiền ảo, đa cấp Nguyễn Hữu Tiến. Ảnh CA
Tất cả những người đứng tên trong ban lãnh đạo công ty và các cổ đông đều làm việc theo chỉ đạo của Tiến và được nhận lương hàng tháng.
Tại cơ quan điều tra, Phạm Việt Sơn khai nhận rằng, được Nguyễn Hữu Tiến thuê về làm giám đốc Công ty CP OTCMAX với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Vợ của Sơn cũng được Tiến thuê về làm kế toán cho công ty. Khi về OTCMAX, Sơn được giao nhiệm vụ ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các khách hàng góp vốn đầu tư vào công ty.
"Bánh vẽ" mà cấp dưới của Nguyễn Hữu Tiến dùng để thuyết phục nhà đầu tư góp vốn. Ảnh CA
Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016 diễn ra 4 buổi hội thảo, Tiến là người phụ trách thuyết trình về các dự án để nhà đầu tư tin tưởng góp vốn. Khi các nhà đầu tư tin tưởng góp vốn, Tiến là người thu tiền.
Về hoạt động của công ty, Sơn khai nhận rằng trong khoảng thời gian trên, công ty không kinh doanh gì, cũng không liên hệ liên kết với các dự án mà Tiến giới thiệu trong các buổi hội thảo.
Các hợp đồng hợp tác đầu tư đều do Sơn ký nhưng chỉ ký mẫu vào một bản hợp đồng, sau đó công ty photo chữ ký và dán vào các hợp đồng đầu tư khác. Việc này Sơn biết rõ nhưng không phản đối.
Biết lừa đảo nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo
Nguyễn Hồng Quân khai từ tháng 12/2015 đến nay, được Nguyễn Hữu Tiến thuê về làm việc ở Công ty CP đầu tư Thiên Rồng Việt và phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Quân cũng được giao phụ trách mảng truyền thông của công ty nên biết rõ các công ty của Tiến không thực hiện dự án nào, tiền của các nhà đầu tư cũng không sử dụng vào mục đích như cam kết ban đầu với các nhà đầu tư.
Đến năm 2016, Quân được Tiến mời tham gia vào OTCMAX nhưng từ chối vì công ty này lừa đảo nhà đầu tư. Quân cũng biết rõ, mô hình các công ty Tiến dựng lên là đa cấp, toàn bộ nội dung phần mềm quản trị do Quân xây dựng theo chỉ đạo của Tiến.
Lực lượng công an thu giữ nhiều tài liệu trong đường dây lừa đảo này. Ảnh CA
Quân khai thêm rằng công ty không bán mặt hàng gì ngoài mã code (mã đầu tư) cho các nhà đầu tư. Các mã code này có 9 đến 10 ký tự là các chữ cái liền nhau. Các mã code này có giá từ 2,5 đến 250 triệu đồng.
Trước khi bán các mã code này cho nhà đầu tư, Tiến đã mở các buổi hội thảo để lôi kéo nhà đầu tư tham gia bỏ tiền mua mã code tương ứng với các gói 2,5 triệu, 5 triệu, 25 triệu, 80 triệu.
Trong các buổi hội thảo, Tiến kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào các dự án của công ty. Quân khai có tham gia các buổi hội thảo này và có quay phim ghi hình. Nội dung các buổi hội thảo được Quân thực hiện và được phát trên các tạp chí do Công ty CP Thiên Rồng Việt phát hành theo chỉ đạo của Tiến.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8-12/2016, Cty CP OTCMAX của Nguyễn Hữu Tiến đã ký kết với hơn 6000 nhà đầu tư, tổng số tiền Tiến thu hơn 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của các nhà đầu tư, Tiến đã không triển khai các dự án nhưng đã hứa với các nhà đầu mà dùng số tiền này với mục đích khác.
Cụ thể như trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư khoảng 150 tỷ đồng; trả tiền thuê trụ sở công ty, thuê địa điểm tổ chức các hội thảo, tiệc chiêu đãi khách...hết 5 tỷ đồng; mua các trang thiết bị và chi phí thường xuyên cho hoạt động của công ty hết 15 tỷ đồng.
Trả lương cho nhân viên cũng hết 7 tỷ đồng; trả 1 tỷ đồng tiền mua 1 xe ô tô hiệu Camry do Cty Thiên Rồng Việt mua trả góp trước đó. Số tiền còn lại khoảng 22 tỷ đồng, Tiến đã tiêu xài cá nhân như uống café, ăn nhậu, tiếp khách...
Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tối bị can đối với Nguyễn Hữu Tiến (34 tuổi, quê quán Thanh Hóa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VNCOINS, tọa lạc quận 1, TPHCM), Phạm Việt Sơn (60 tuổi, ngụ quận 9, TPHCM, Tổng giám đốc) và Nguyễn Hồng Quân (41 tuổi, ngụ Bình Dương, phụ trách công nghệ thông tin Công ty VNCOINS) để điều tra mở rộng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
VĂN MINH
Theo TPO
Bắt khẩn cấp Chủ tịch HĐQT Công ty VNCOIN và Thiên Rồng Việt Không có hoạt động sản xuất kinh doanh gì nhưng Nguyễn Hữu Tiến lấy danh nghĩa công ty tổ chức nhiều buổi hội thảo, đăng các thông tin trên website "otcmax.vn" của Công ty cổ phần OTCMAX (VNCOIN) để quảng bá, kêu gọi các nhà đầu tư hợp tác góp vốn thực hiện các dự án. Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch HĐQT Công...