Để trúng tuyển vào lớp 10 công lập
Nếu không cẩn thận, nhiều học sinh (HS) sẽ mất cơ hội vào các trường THPT công lập như mong muốn.
Tỷ lệ tăng không đồng nghĩa cơ hội tăng
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, sẽ có khoảng 76.980 HS tốt nghiệp bậc THCS tham dự tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 – 2012. Khoảng 76,11% trong số đó được vào lớp 10 công lập, số còn lại sẽ theo học hệ bổ túc các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc hệ giáo dục thường xuyên, dân lập, tư thục… Theo TS Huỳnh Công Minh – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tỷ lệ này đã tăng 4,44% so với năm học trước.
HS lớp 9 luyện thi tại Trung tâm văn hóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 – Ảnh: Đ.N.T
Thế nhưng điều này không có nghĩa là năm nay HS có nhiều cơ hội trúng tuyển vào các trường THPT công lập vì trên thực tế số chỉ tiêu (CT) vào lớp 10 giảm khá rõ, đặc biệt là các trường lớn.
Tư vấn chọn NV đăng ký – Những HS có học lực giỏi: có thể chọn NV1 là những trường THPT có điểm chuẩn từ 35 trở lên; NV2 từ 30 – 34,75 điểm; NV3 từ 25 – 29,75 điểm. – HS khá: có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 30 – 34,75; NV2 từ 25 – 29,75 điểm; NV3 dưới 25 điểm. – Học lực trung bình khá: NV1 và NV2 từ 25 – 29,75 điểm; NV3 dưới 25 điểm. – Học lực trung bình: có thể chọn NV1 vào trường có điểm chuẩn từ 25 – 29,75; NV2 và NV3 dưới 25 điểm. Tuy nhiên, do điểm chuẩn của một số trường hằng năm có thể thay đổi do phụ thuộc vào số lượng HS đăng ký dự thi và CT của từng trường nên cần thiết nhất là sự tự đánh giá năng lực của bản thân. Ông HỒ PHÚ BẠC – Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD-ĐT TP.HCM
Toàn TP tăng 2.862 CT, trong đó riêng 2 trường mới mở là 1.800 CT nên chỉ còn khoảng hơn 1.000 CT được phân bổ vào 23 trường thuộc diện tăng, phần lớn là các trường ở 9 quận huyện thực hiện xét tuyển.
Trong khi đó, việc giảm CT lại tập trung vào những trường nhiều HS quan tâm như Lê Quý Đôn (giảm 225 CT), Marie Curie (giảm 125 CT), Nguyễn Thị Minh Khai (giảm 105 CT), Tân Bình (giảm 165 CT), Lý Thường Kiệt (giảm 180 CT), Nguyễn Du, Phú Nhuận cùng giảm 45 CT. Đặc biệt, CT giảm mạnh ở khối trường chuyên và các lớp chuyên trong trường thường. Ngoại trừ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là trường cấp quốc gia không giảm CT, còn các trường khác đều giảm như: Nguyễn Thượng Hiền (giảm 150 CT), Nguyễn Hữu Cầu (giảm 75 CT), Trung Phú (giảm 60 CT), Củ Chi (giảm 40 CT), Trung học Thực hành – ĐH Sư phạm (giảm 43 CT), chuyên Trần Đại Nghĩa và Thực hành Sài Gòn – ĐH Sài Gòn cùng giảm 20 CT…
Video đang HOT
Theo Sở GD-ĐT, việc giảm CT ở một số trường trong năm học tới là để tiến tới việc giảm sĩ số HS/lớp tạo điều kiện cho quá trình học theo hướng cá thể. Ngoài ra, theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, sắp tới Sở có thể sẽ mở rộng mô hình trường chất lượng cao tại trường Nguyễn Hiền (Q.11), Nguyễn Du (Q.10), Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh) nên sẽ phải giảm sĩ số để đảm bảo 30 HS/lớp…
Thận trọng đăng ký nguyện vọng
Trước tình hình này, phụ huynh và HS cần phải có những “chiến lược” hợp lý mới vào được trường công lập. Điều này càng gay cấn đối với những trường vốn là niềm mơ ước của HS nhiều năm nay như THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thị Minh Khai, Hùng Vương, Phú Nhuận… Bởi đây là cuộc đua khốc liệt dành cho những HS có học lực giỏi.
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, bắt đầu từ ngày 2 – 15.5, HS lớp 9 tìm hiểu về quy định thi tuyển, xét tuyển và nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng (NV) vào lớp 10. Thế nhưng ngay gần cuối tháng 4, các trường THCS đã tổ chức họp phụ huynh để hướng dẫn và tư vấn cách thức lựa chọn trường đăng ký NV.
Để tránh việc HS bị rớt oan do đăng ký NV không hợp lý, TS Huỳnh Công Minh khuyên: “Căn cứ vào quá trình học ở bậc THCS, các em phải tự đánh giá được năng lực bản thân, tham khảo bảng điểm các kỳ tuyển sinh trước, các em hãy chọn NV1 là trường mình thích (nên ưu tiên trường gần nhà). Còn NV2 là trường có mức độ điểm chuẩn thấp hơn NV1, NV3 là trường có điểm chuẩn thấp hơn NV2 để nếu như hai NV đầu không đạt thì các em còn cơ hội trúng tuyển ở NV cuối cùng “.
Theo Thanh Niên
Vụ lộ đề kiểm tra học kỳ 2 tại TP.HCM: Nghi vấn ở khâu sao in đề
Trả lời về vụ lộ đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn toán và vật lý, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết:
Ông Nguyễn Hoài Chương - Ảnh: H.Hg.
- Chúng tôi đã phối hợp với công an để điều tra làm rõ vụ này. Hiện chưa có kết quả cuối cùng nhưng thông tin ban đầu chúng tôi nhận được là lộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn toán lớp 9 xuất phát từ một số học sinh ở Q.1. Còn đề kiểm tra môn vật lý thì hiện công an vẫn đang xác minh, đến thời điểm này chưa tìm được chứng cứ của việc lộ đề.
Đây là sự cố đáng tiếc, bởi kết quả kiểm tra cuối học kỳ 2 của học sinh lớp 9 không mang tính quyết định về việc xét tốt nghiệp THCS hay tuyển sinh vào lớp 10 (theo quy định của Bộ GD-ĐT, khi đánh giá điểm trung bình môn học của học sinh trong một học kỳ, giáo viên sẽ lấy điểm kiểm tra cuối học kỳ nhân hệ số 3, điểm kiểm tra một tiết nhân hệ số 2, điểm kiểm tra miệng và 15 phút tính hệ số 1; sau đó lấy tổng các loại điểm này chia theo hệ số - PV).
* Nếu như vậy thì có cần thiết phải ra đề kiểm tra chung cho học sinh toàn TP hay không?
- Trước đây sở đã giao cho các quận huyện tự ra đề kiểm tra trong nhiều năm. Nhưng thực tế kỹ năng ra đề tại một số địa phương chưa thuần thục, việc đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức chưa đồng đều. Có năm khi xem lại cách đánh giá học sinh ở các địa phương, chúng tôi phát hiện một số nơi khó khăn nhưng tỉ lệ học sinh giỏi lại cao hơn những nơi thuận lợi.
Với mục đích muốn tạo một chuẩn chung đồng thời hướng dẫn các địa phương từng bước thực hiện ma trận đề theo quy định của Bộ GD-ĐT, ba năm trở lại đây sở mới ra đề kiểm tra chung vào cuối học kỳ 2 cho học sinh lớp 9. Các kỳ kiểm tra còn lại và các khối lớp còn lại vẫn do phòng GD-ĐT hoặc nhà trường THCS tự ra đề.
Năm nay, sở cũng đã giao việc ra đề kiểm tra cuối học kỳ 2 lớp 12 về cho các trường THPT.
* Hiện quy trình làm đề kiểm tra ở TP.HCM được thực hiện ra sao?
- Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 có cả một hội đồng ra đề thi, hội đồng thẩm định đề thi và hội đồng sao in đề thi. Tất cả những người này đều bị cách ly đến khi kỳ thi kết thúc mới được ra ngoài.
Vì tầm quan trọng của đề kiểm tra cuối học kỳ khác với đề thi tuyển sinh lớp 10 nên chỉ do chuyên viên phụ trách bộ môn của sở ra đề và lãnh đạo sở sẽ thẩm định. Sau khi thẩm định xong, người ra đề sẽ photo thành 24 bản, niêm phong rồi giao cho các phòng GD-ĐT. 24 phòng GD-ĐT nhận đề mang về địa phương mình, đồng thời có nhiệm vụ sao in cho tất cả học sinh trên địa bàn.
Cũng bởi là đề kiểm tra nên người sao in đề không bị cách ly như trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
* Ông có nghĩ rằng việc lộ đề là do quy trình làm đề kiểm tra của sở quá đơn giản không?
- Như tôi đã nói, đây chỉ là đề kiểm tra, một năm học có rất nhiều bài kiểm tra. TP.HCM có vài chục ngàn giáo viên. Mỗi năm học họ phải ra rất nhiều đề kiểm tra cho học sinh của mình, họ tự bảo mật và tự đọc cho học sinh chép nội dung đề trong ngày kiểm tra. Không thể mỗi lần kiểm tra đều phải cách ly người ra đề hoặc người sao in đề.
Vấn đề ở đây là sự tự trọng nghề nghiệp: anh được giao nhiệm vụ thì anh phải bảo mật, cho dù đó là đề kiểm tra 15 phút.
* Thưa ông, Sở GD-ĐT sẽ giải quyết vụ này ra sao?
- Người làm lộ đề đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh, giáo viên. Hiện công an chưa có kết luận chính thức nên chưa thể nói điều gì, tôi chỉ biết họ đang đặt nghi vấn ở khâu sao in đề. Sở GD-ĐT đang nhờ bên công an truy ra người phát tán đề và sẽ xử lý theo đúng pháp luật.
Chúng tôi cũng đang tìm hiểu xem mức độ ảnh hưởng của việc này như thế nào. Sau đó ban giám đốc sở sẽ có cách giải quyết cụ thể và phù hợp, bảo đảm quyền lợi của học sinh.
Theo Tuổi Trẻ
Sai mã ngành ĐKDT, có được sửa đổi? Xin nhầm dấu xác nhận địa phương trong hồ sơ ĐKDT có phải sửa chữa không? Sai mã ngành ĐKDT có thể sửa đổi được không? Em của em đã nộp hồ sơ dự thi đại học vào cuối tháng 3 tại Sở giáo dục, lẽ ra phải xin dấu xác nhận của Công an phường thì lại xin của chủ tịch phường....