Để trở thành nữ phi công
Em là nữ giới nhưng muốn được làm việc trong lĩnh vực hàng không, cụ thể là trở thành phi công hoặc tiếp viên hàng không. Cho em hỏi Học viện Hàng không Việt Nam có đào tạo 2 ngành này không, điều kiện thế nào, chi phí đào tạo và khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? (Bích Vân, học sinh Trường THPT Marie Curie, TP.HCM).
- Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Tuân, Phó trưởng phòng Đào tạo, Học viện Hàng không Việt Nam: Hiện học viện chỉ đào tạo bậc đại học chính quy các ngành: quản trị kinh doanh, công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông và kỹ thuật hàng không. Với ngành phi công và tiếp viên hàng không, học viện chỉ có chương trình đào tạo ngắn hạn, tuyển sinh riêng theo từng đợt chứ không qua kỳ thi đại học, cao đẳng.
Cả hai ngành phi công và tiếp viên hàng không đều tuyển sinh cả nam và nữ. Điều kiện chung để vào học là tốt nghiệp THPT, giao tiếp tốt, có sức khỏe và ngoại hình theo quy định. Riêng trình độ tiếng Anh, với ngành phi công thí sinh phải đạt tối thiểu 450 TOEIC, ngành tiếp viên hàng không tối thiểu 350 TOEIC.
Chi phí đào tạo và việc làm tùy thuộc vào hai hình thức tuyển sinh đầu vào. Nếu học viên được các hãng hàng không tuyển và gửi đi đào tạo thì hãng hàng không đó sẽ đài thọ chi phí đào tạo và phân bổ công việc khi học viên hoàn thành khóa học. Ngược lại, học viên phải đóng tiền để học và tự tìm việc làm khi ra trường.
Video đang HOT
Với chương trình đào tạo phi công hiện nay do học viện liên kết với trường đối tác của Pháp tổ chức, học phí trọn gói 3 năm (1 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Pháp) là 60.000 – 70.000 USD.
Theo thanh niên
Chỉ tiêu tuyển sinh 2013
Nhiều trường đại học tại TP.HCM đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay.
ĐH Quốc gia TP.HCM
- Trường ĐH Bách khoa: Các ngành bậc ĐH gồm: nhóm ngành công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính) 350 chỉ tiêu; nhóm ngành điện - điện tử (kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển tự động, kỹ thuật điện tử viễn thông) 660; nhóm ngành cơ khí - cơ điện tử (kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật nhiệt) 500; kỹ thuật dệt may 70; nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học (kỹ thuật hóa học, khoa học và công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học) 450; nhóm ngành xây dựng (kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, kỹ thuật cảng và công trình biển, kỹ thuật tài nguyên nước) 520; kiến trúc 50; nhóm ngành kỹ thuật địa chất - dầu khí (kỹ thuật dầu khí, kỹ thuật địa chất) 150; quản lý công nghiệp 160; nhóm ngành kỹ thuật và quản lý môi trường (kỹ thuật môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường) 160; nhóm ngành kỹ thuật giao thông (kỹ thuật hàng không, kỹ thuật ô tô - máy động lực, kỹ thuật tàu thủy) 180; kỹ thuật hệ thống công nghiệp 80; kỹ thuật vật liệu 200; kỹ thuật vật liệu xây dựng 80; kỹ thuật trắc địa - bản đồ 90; nhóm ngành vật lý kỹ thuật - cơ kỹ thuật 150. Ngành bảo dưỡng công nghiệp, bậc CĐ 150.
Thí sinh dự thi vào Trường đại học Bách khoa TP.HCM năm 2012 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên: Các ngành bậc ĐH gồm: toán học 300; vật lý 250; kỹ thuật hạt nhân 50; kỹ thuật điện tử truyền thông (điện tử nano, máy tính và mạng, viễn thông, điện tử y sinh) 200; hải dương học 100; nhóm ngành công nghệ thông tin 550; hóa học 250; địa chất 150; khoa học môi trường 150; công nghệ kỹ thuật môi trường 120; khoa học vật liệu 180; sinh học 300; công nghệ sinh học 200. Bậc CĐ ngành tin học 700.
- Trường ĐH Công nghệ thông tin: khoa học máy tính 130; kỹ thuật máy tính 130; kỹ thuật phần mềm 160; hệ thống thông tin 130; truyền thông và mạng máy tính 160; công nghệ thông tin (an ninh thông tin) 40.
- Trường ĐH Quốc tế: Các ngành do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng gồm: công nghệ thông tin 60; quản trị kinh doanh 240; công nghệ sinh học 120; kỹ thuật điện tử truyền thông (điện tử viễn thông) 50; kỹ thuật hệ thống công nghiệp 50; kỹ thuật y sinh 50; quản lý nguồn lợi thủy sản 20; công nghệ thực phẩm 50; tài chính ngân hàng 120; kỹ thuật xây dựng 40; kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro 50.
- Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: văn học 100; ngôn ngữ học 100; báo chí 130; lịch sử 170; nhân học 60; triết học 120; địa lý học 130; xã hội học 180; khoa học thư viện 120; đông phương học 140; giáo dục học 120; lưu trữ học 60; văn hóa học 70; công tác xã hội 70; tâm lý học 70; quy hoạch vùng và đô thị 70; quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 90; Nhật Bản học 90; Hàn Quốc học 90; ngôn ngữ Anh (ngữ văn Anh) 270; ngôn ngữ Nga (song ngữ Nga - Anh) 70; ngôn ngữ Pháp (ngữ văn Pháp) 90; ngôn ngữ Trung Quốc (ngữ văn Trung) 130; ngôn ngữ Đức (ngữ văn Đức) 50; quan hệ quốc tế 160; ngôn ngữ Tây Ban Nha (ngữ văn Tây Ban Nha) 50; ngôn ngữ Ý (ngữ văn Ý) 50.
- Trường ĐH Kinh tế - Luật: kinh tế học 100; kinh tế và quản lý công 100; kinh tế đối ngoại 240; kinh doanh quốc tế 240; tài chính ngân hàng 240; kế toán và kiểm toán 240; hệ thống thông tin quản lý 100; quản trị kinh doanh 240; luật kinh doanh 100; luật thương mại quốc tế 100; luật tài chính - ngân hàng - chứng khoán 100; luật dân sự 100.
- Khoa Y: y đa khoa 100 chỉ tiêu.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM: Tại cơ sở TP.HCM: kỹ thuật xây dựng 200; kỹ thuật đô thị 75; kiến trúc 150; kiến trúc cảnh quan 75; quy hoạch vùng và đô thị 75; thiết kế nội thất 75; nhóm ngành mỹ thuật ứng dụng: thiết kế công nghiệp 50, thiết kế đồ họa 50, thiết kế thời trang 50. Tại cơ sở TP.Cần Thơ: kỹ thuật xây dựng 75; kiến trúc 75; thiết kế nội thất 75. Tại cơ sở TP.Đà Lạt: kỹ thuật xây dựng 75; kiến trúc 75; thiết kế đồ họa 75.
Học viện Hàng không Việt Nam: Các ngành bậc ĐH gồm: quản trị kinh doanh (các chuyên ngành: quản trị kinh doanh vận tải hàng không, quản trị doanh nghiệp hàng không, quản trị du lịch, quản trị cảng hàng không) 450; công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông 90; kỹ thuật hàng không (chuyên ngành quản lý hoạt động bay) 60. Các ngành bậc CĐ gồm: quản trị kinh doanh 90; công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông (chuyên ngành: công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không) 30.
Theo thanh niên
Sẽ thu học phí cao đối với sinh viên tài chính, kế toán, luật Ông Nguyễn Ngọc Vũ- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian tới sẽ thực hiện giảm dần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đối với những ngành nghề đào tạo có khả năng xã hội hóa cao như Kinh tế, Tài chính, Luật... Cụ thể: Đối với các ngành này, các cơ sở đào tạo tự...