Để trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Nhà trường và ngành giáo dục luôn duy trì việc tổ chức hội thi để công nhận giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp giỏi. Tuy nhiên, việc công nhận thông qua hội thi chưa thực sự thuyết phục, bởi để trở thành GVCN lớp giỏi đòi hỏi phải có nhiều yếu tố.
Vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm
Có thâm niên hàng chục năm trong ngành giáo dục và có luận văn thạc sĩ về công tác quản lý GVCN, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Bình Sơn) Ngô Quang Vinh bày tỏ quan điểm: “Hội thi GVCN lớp giỏi là cơ hội để các thầy, cô giáo học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, để xứng đáng với danh hiệu GVCN lớp giỏi đòi hỏi nhiều yếu tố. Danh hiệu đó thực sự có ý nghĩa khi được phụ huynh, học sinh (HS) và nhà trường công nhận…”.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt tâm lý học sinh để sẻ chia và giúp các em tiến bộ hơn.Theo thầy Vinh, vai trò của GVCN gần như quyết định tất cả công việc chung của nhà trường từ nền nếp, chất lượng giáo dục… Vì vậy, việc chọn GVCN là rất khó đối với nhà quản lý. Người quản lý phải làm thế nào để phân công công tác chủ nhiệm giữa các khối lớp cho phù hợp. Nếu GVCN không làm tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến cả một thế hệ HS.
“Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi phải hiểu được vai trò, nhiệm vụ của mình và phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức mọi hoạt động của lớp. Công tác sắp xếp ban cán sự lớp cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu GVCN thực sự giỏi sẽ chọn được “thủ lĩnh” làm lớp trưởng. Muốn phát hiện thủ lĩnh đòi hỏi phải có sự quan sát, tổng hợp tốt để chọn ra trợ thủ đắc lực cho GVCN”, thầy Vinh chia sẻ.
Nhiều ý kiến cho rằng, GVCN lớp phải yêu thương HS của mình thì mới cảm nhận để chia sẻ và có hưởng xử lý những vấn đề trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được tâm lý HS, khoan dung, động viên, khen thưởng các em thay vì sử dụng các hình thức kỷ luật cứng nhắc.
Phải được công nhận từ thực tế
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thị Thu Hà – Chủ nhiệm lớp 12 Sử – Địa, Trường THPT chuyên Lê Khiết cho rằng: Hội thi GVCN lớp giỏi chỉ là một hội thi, còn trên thực tế không phải như thế. Nhiều giáo viên chỉ mới làm công tác chủ nhiệm một vài năm nhưng lại có giải cao hơn những GVCN lâu năm. Bởi vì các thầy, cô giáo đó có khả năng thuyết trình và “diễn xuất” nhiều hơn. Tuy nhiên, công nhận GVCN lớp giỏi đòi hỏi phải từ thực tế đánh giá của nhà trường, HS, phụ huynh và đồng nghiệp.
Theo Hiệu trưởng Trường THCS Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) Hồ Quang Bình, nhà trường tổ chức hội thi cấp trường, chọn ra giáo viên đảm bảo các yếu tố vừa có tinh thần trách nhiệm, vừa có phương pháp chủ nhiệm, có kế hoạch, giải pháp đối với lớp chủ nhiệm và có những ý tưởng sáng tạo để tham gia hội thi GVCN giỏi cấp tỉnh. Mỗi GVCN sẽ có cách thức riêng để làm tốt vai trò của mình, đưa lớp ngày một đi lên trong các phong trào và hoạt động.
Em Ngô Xuân Nguyên, lớp 6G, Trường THCS Chánh Lộ bộc bạch: “Em nghĩ, GVCN lớp giỏi là người hiểu và chia sẻ với HS. Các thầy, cô giáo sử dụng các hình thức xử lý nhẹ nhàng thay vì kỷ luật mang tính răn đe. Tuy nhiên, bản thân chúng em cũng phải có ý thức học tập và đảm bảo nội quy của trường, lớp”.
Một giáo viên chủ nhiệm suốt cấp học thì chỉ cần tìm hiểu HS ở năm đầu tiên. Còn nếu giáo viên chủ nhiệm từng năm thì phải tìm hiểu thông qua người chủ nhiệm trước và có sự phân định, tìm hiểu những quan điểm của GVCN cũ để đối chứng và mở dần khúc mắc giữa GVCN cũ với HS, tránh những định kiến cá nhân để đánh giá sai lệch HS. Điều quan trọng nhất là GVCN phải luôn bên cạnh học trò để điều chỉnh lại ý thức của các em.
Nữ sinh 'rớt từ vòng hồ sơ' trở thành kỹ sư của Facebook ở Anh
Sau những nỗ lực không mệt mỏi, Đỗ Thanh Lam (24 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trở thành kỹ sư phần mềm cho 'ông lớn' Facebook tại Anh. Google cũng đề xuất cho cô một công việc toàn thời gian tại Đức.
Thanh Lam (bìa trái) trong chuyến đi dự hội thảo Grace Hopper Celebration (GHC) ở Mỹ. Đây được xem là một trong những hội thảo về công nghệ dành cho phụ nữ lớn nhất thế giới - Ảnh nhân vật cung cấp
Đầu năm 2021, phóng viên Tuổi Trẻ "xông nhà" Thanh Lam nhân dịp bạn về Việt Nam nghỉ lễ.
* Ý định chinh phục các công ty công nghệ lớn của Lam có từ lúc nào?
- Tôi nhập học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đúng vào năm trường có sáu anh sinh viên được Google nhận thực tập. Các anh tiếp cho tôi một khát khao lớn và một cơ sở để tin rằng đường đến các công ty công nghệ lớn không phải là giấc mơ, mà là thực tế có thể đạt được.
Năm hai ĐH, tôi có thời gian dạy kèm về thuật toán cho một số du học sinh. Các bạn động viên tôi có tiềm năng và nên ứng tuyển vào Google. Thế là tôi bắt đầu nộp hồ sơ lần đầu tiên.
* Kết quả lần đầu đó thế nào?
- Tôi rớt ngay vòng hồ sơ. Người ta nhận xét tôi chưa có nhiều kinh nghiệm dù đã có thời gian đi làm cho một số công ty từ năm nhất. Năm ba ĐH, tôi vượt qua vòng hồ sơ của Google nhưng không đậu phỏng vấn. Cùng lúc, tôi dự tuyển thực tập sinh cho Facebook. Tôi qua vòng phỏng vấn đầu nhưng dừng lại ở vòng sau. Lý do là ngoại ngữ cần rèn luyện thêm.
Năm thứ tư tôi tiếp tục thử sức. Lần này Facebook "gật đầu" cho tôi một suất thực tập 3 tháng ở Anh, sau đó đề nghị tôi ở lại làm việc. Google cũng đề xuất cho tôi một công việc toàn thời gian tại Đức. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định chọn Facebook.
* Theo bạn thì vì sao mình được chọn?
- Lý do cụ thể tôi cũng không rõ. Theo tôi, điểm GPA không quan trọng lắm. Thay vào đó, hồ sơ cần có một số điểm nổi bật và thể hiện được bản thân có thể thích nghi với môi trường quốc tế. Chẳng hạn trong những năm ĐH, tôi cố gắng tham gia các kỳ thi lập trình online, nhiều hoạt động học tập, giao lưu để tăng kỹ năng.
Ngoài ra, mỗi năm tôi đều thực hiện một số dự án. Có thể là dự án riêng hoặc của một nhóm, có thể là dự án nhỏ hoặc lớn. Không cần làm những gì khổng lồ. Trước hết mình phải thích, phải có ý nghĩa và bản thân phải học được nhiều điều qua dự án đó.
Những mục khác trong hồ sơ cũng không cần thật sự hoành tráng nhưng cần cho thấy mình tiến bộ qua từng năm. Các công ty thích tìm một ứng viên chịu khó học hỏi. Cũng không nên "nhảy" quá nhiều công ty mà không để lại những thay đổi tích cực nào.
* Về chuyên môn, học hoàn toàn ở Việt Nam bạn có bị "lép vế" trước các đồng nghiệp từ những nước phát triển hay không?
- Trước khi sang Anh tôi có chút băn khoăn như thế. Nhưng sang rồi mới biết những kiến thức học được ở ĐH trong nước trang bị cho tôi nền tảng khá chắc chắn. Người ta thường nói ĐH ở Việt Nam thiên về lý thuyết nhưng mặt khác sẽ giúp hiểu biết rất sâu. Thậm chí có đồng nghiệp nước ngoài còn tưởng tôi đã học thạc sĩ!
Tuy nhiên, về kỹ năng thì không bằng. Các bạn châu Âu rất tự tin, giỏi hơn về nhiều mặt như khả năng thuyết trình, hỏi đáp, tư duy và cách xử lý tình huống...
Có lộ trình rõ ràng
Những năm phổ thông, Đỗ Thanh Lam giành giải nhất Hội thi tin học trẻ toàn quốc, hai huy chương vàng và bạc cuộc thi Olympic truyền thống 30-4 và giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tin học. Thầy Phạm Nguyễn Sơn Tùng - giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nói Thanh Lam luôn biết cách làm cho mình trở nên đặc biệt. Từ cách làm việc đến cách học tập, Lam luôn rõ ràng cụ thể và luôn có lộ trình để đạt được cái mình mong muốn.
Học đường phiêu lưu ký: "Sóng gió" trường học những ngày đầu năm mới 2021 Những ngày đầu năm mới là những ngày teen hồi hộp chờ kết quả thi, điểm tổng kết học kỳ I rồi họp phụ huynh... Đặc biệt với các bạn học sinh cuối cấp, đây chính là lúc khởi động giai đoạn tăng tốc ôn tập cho kỳ thi Đại học. Bộ phim luyện tim hậu thi cử Kỳ thi kết thúc học...