Để triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK GDPT) mới được tiến hành xây dựng từ năm 2014, theo tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội (Nghị quyết 88). Kết quả, đến năm học 2020-2021, CT, SGK GDPT mới được đưa vào dạy học bắt đầu từ lớp 1.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng đưa vào dạy học đã bộc lộ một số vấn đề khiến dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), quy trình xây dựng chương trình, biên soạn SGK được quy định bài bản, kỹ lưỡng. Quá trình triển khai đã tổ chức đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất cập của SGK hiện hành, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong tổ chức, biên soạn SGK mới. Mặt khác, khi thẩm định SGK lớp 1 để đưa vào dạy học từ năm học 2020-2021, Bộ GD và ĐT đã ban hành các quy định tiêu chuẩn, trong đó, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK sẽ phải đăng ký và nộp bản mẫu SGK đến nhà xuất bản. Nhà xuất bản tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, thực nghiệm SGK, sau đó Bộ GD và ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu SGK.
Quá trình tổ chức thẩm định, Bộ GD và ĐT đã thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục, đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó có ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng là các nhà giáo đang giảng dạy môn học và hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Quá trình thẩm định mỗi thành viên hội đồng nhận bản mẫu SGK và nghiên cứu độc lập trong 15 ngày; sau đó hội đồng làm việc tập trung trong bảy ngày thảo luận công khai về bản mẫu SGK. Tiêu chuẩn SGK đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bảo đảm: Thể hiện đúng và đầy đủ nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Các bài học trong SGK tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh và yêu cầu về đánh giá quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục… Kết quả quá trình triển khai CT GDPT mới, đã có năm bộ, gồm 46 cuốn SGK lớp 1 được Bộ GD và ĐT phê duyệt đưa vào sử dụng từ năm học 2020 – 2021.
Video đang HOT
Mặc dù trải qua nhiều năm với quy trình được đưa ra nhiều công đoạn khác nhau nhưng khi CT, SGK GDPT mới vừa được đưa vào dạy học đã nhận nhiều ý kiến phản biện trong dư luận xã hội. Đó là việc CT GDPT mới thiết kế quá tải về kiến thức, phân phối chưa phù hợp. Đặc biệt, môn Tiếng Việt nặng hơn trước đây nhiều, một tiết có thể học đến bốn âm, bốn vần, lại vừa tập viết, vừa phải nhận dạng chữ, viết bảng và đọc nguy cơ gây quá tải cho học sinh. SGK Tiếng Việt có nhiều “sạn” với các ngữ liệu được trích dẫn, câu từ không phù hợp, gây khó khăn cho người dạy, người học.
Trước những phản ứng của dư luận xã hội, Bộ GD và ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt rà soát, kiểm tra lại. Tuy nhiên, để CT, SGK GDPT mới được triển khai hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 88, đáp ứng yêu cầu đổi mới, việc chỉ rà soát lại khâu thẩm định là chưa đủ. Bộ GD và ĐT cần xem xét lại toàn bộ các khâu từ xây dựng chương trình, biên soạn SGK và thẩm định SGK, để từ đó xử lý kịp thời các hạn chế, bất cập nếu có. Ngoài ra, cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị của Bộ GD và ĐT, nhất là cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát liên quan đến các khâu xây dựng chương trình, thẩm định SGK. Bộ GD và ĐT, các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK cần cầu thị lắng nghe phản biện về những việc phát sinh trong thực tế và khi có đầy đủ các đánh giá có căn cứ khoa học cần kịp thời điều chỉnh, xử lý những hạn chế của SGK lớp 1, nhằm tránh lặp lại khi biên soạn, thẩm định SGK các lớp học tiếp theo.
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1 hết bao nhiêu tiền?
Tổng vốn của Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT thực hiện là 80 triệu USD,gồm 77 triệu USD vốn ODA của Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Kinh phí để thẩm định sách giáo khoa lớp 1 là bao nhiêu?
Sau thẩm định, SGK lớp 1 vẫn còn "sạn". Ảnh: Nghiêm Huê
Theo tài liệu mà phóng viên có được, riêng việc thẩm định SGK lớp 1 vừa qua, Bộ GD&ĐT dự toán chi 16,7 tỷ đồng. Năm 2016, liên Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21 hướng dẫn nội dung và mức chi đặc thù Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, quy định cụ thể mức chi từng nội dung liên quan thẩm định SGK.
Đối với nội dung dạy học thực nghiệm chương trình SGK, thù lao 100.000đồng/tiết/giáo viên tiểu học; 120.000đồng/tiết/giáo viên THCS; 135.000đồng/tiết/giáo viên THPT. Những trường có dạy học thực nghiệm còn được hỗ trợ: thù lao cho người phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu, quản lý học sinh, tổ chức lấy ý kiến góp ý; các khoản chi phí hành chính phát sinh...(chi phí này bằng 5% tổng kinh phí thù lao cho giáo viên dạy thực nghiệm tại trường).
Tuy nhiên, với hạng mục này, do Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn 1 bộ SGK nên không chi như trong thông tư quy định.Nội dung thứ hai là chi thù lao cho thành viên các hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Mức chi cho chủ tịch hội đồng tối đa là 200.000đồng/buổi;chi cho phó chủ tịch, ủy viên, thư ký tối đa là 150.000đồng/buổi. Đối với đọc thẩm định SGK, chi 35.000đồng/tiết/người; đọc thẩm định tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình tối đa là 30.000đồng/tiết/người.
Từ quy định của thông tư, chiếu vào môn tiếng Việt lớp 1 với thời lượng dạy 420 tiết, có thể thấy đối với lớp 1, năm 2019, lần thẩm định đầu tiên, Bộ GD&ĐT nhận được 6 bản thảo mẫu với 15 thành viên hội đồng thẩm định, tổng thù lao chi là 1,323 tỷ đồng.Còn nếu tính 1 bộ SGK đầy đủ với 1 lượt người thẩm định thì số tiền cần chi là 35,525 triệu đồng.
Năm 2019 có 5 bộ SGK trọn vẹn được Bộ GD&ĐT phê duyệt và 1 bộ SGK của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại là 6 bộ SGK được thẩm định nên nếu chỉ tính 1 lượt người thẩm định thì kinh phí trả thù lao sẽ là 213,15 triệu đồng. Nhưng do có 9 hội đồng thẩm định, mỗi hội đồng lại có số lượng thành viên khác nhau nên số tiền chi ra là hơn 9,8 tỷ đồng, chiếm hơn 58% kinh phí so với dự toán ban đầu.
Khó giám sát thực nghiệm SGK
Trong Thông tư 21, Dự án có kinh phí cho việc thực nghiệm SGK trong thực tế. "Sạn" trong SGK Tiếng Việt vừa qua không chỉ đặt ra vấn đề thẩm định mà còn đặt ra vấn đề thực nghiệm SGK như thế nào. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, Bộ GD&ĐT chưa có văn bản nào quy định mỗi môn học các NXB phải thực nghiệm thực tế trong thời gian bao lâu mà chỉ quy định có nội dung thực nghiệm trong hồ sơ gửi hội đồng thẩm định SGK quốc gia.
Điều đó có nghĩa việc thực nghiệm như thế nào, thực nghiệm trong bao lâu là do các NXB tự quyết định. Do giao toàn quyền cho các NXB nên bài toán kinh phí sẽ được các NXB ưu tiên hơn là hiệu quả thực nghiệm. Đại diện 1 đơn vị biên soạn, xuất bản trong 4 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam nói rằng, trước khi được đưa đi thẩm định, sách đã được thực nghiệm tại 10 tỉnh, thành phố trong một năm rưỡi.
Việc thực nghiệm gồm cả nội dung và phương pháp. Tất cả các môn, nhóm chủ biên đều phải xây dựng đề cương năng lực, đề cương chi tiết từng bài dạy sau đó viết thành 1 bài dạy để nhóm thảo luận rồi đưa vào dạy thử. Sau khi giáo viên góp ý sẽ rút kinh nghiệm viết lại rồi dạy thử nghiệm tiếp. Trước đó, GS. Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên SGK Tiếng Việt bộ Cánh Diều,nói rằng, sách của ông được thực nghiệm tại một trường tiểu học ngoại thành Hà Nội.
Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra đối với SGK Tiếng Việt lớp 1 hiện nay, nhiều chuyên gia nghi ngờ hiệu quả của việc để cho các NXB tự tổ chức thực nghiệm sách trong thực tế. Trong khi đó, chương trình giáo dục hiện hành, trước khi thay sách đại trà, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thực nghiệm trong 2 năm, tiếp thu ý kiến, góp ý, chỉnh sửa.
GS Mai Ngọc Chừ, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1, cho rằng, quá trình thực nghiệm SGK lớp 1 vừa qua quá vội vàng. Quá trình này nếu được Bộ GD&ĐT tổ chức sẽ khách quan và tốt hơn. "Khi thẩm định sách, một trong những tiêu chuẩn cứng là vấn đề thực nghiệm. Năm bộ sách đều được tổ chức thực nghiệm, nhưng thời gian chỉ có vài tháng. Khi thẩm định, chúng tôi hỏi rất cặn kẽ thực nghiệm ở đâu, thế nào, nhóm tác giả đều trình bày đầy đủ. Nhưng chúng tôi cũng không thể kiểm tra từng lớp, từng giáo viên, học sinh để xem mức độ đến đâu", GS Chừ nói.
Năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT chính thức triển khai đại trà chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục 2018) đối với lớp 1 có nhiều SGK. Năm 2019, Bộ nhận được 49 bản mẫu của 9 môn học đối với lớp 1 để thẩm định. Trong số này, có 45 bản đạt yêu cầu, tương đương 5 bộ SGK lớp 1 đến từ 3 NXB, gồm NXB Giáo dục Việt Nam (4 bộ), NXB Sư phạm Hà Nội và NXB Đại học Sư phạm TPHCM (phối hợp biên soạn 1 bộ).
SGK Tiếng Việt lớp 1 nhiều sạn, có nên loại bỏ? Trước ý kiến lo ngại muốn dừng sử dụng SGK Tiếng Việt lớp 1 có quá nhiều vấn đề như sách Cánh Diều, GS Mai Ngọc Chừ thừa nhận SGK có sạn nhưng cho rằng cần "nhặt sạn" chứ không nên hủy bỏ. GS.TS Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 cho biết,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
Sao việt
16:46:38 26/04/2025
Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo
Pháp luật
16:46:21 26/04/2025
Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt
Tin nổi bật
16:42:17 26/04/2025
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone
Thế giới số
16:32:08 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
Netizen
16:02:16 26/04/2025
Cầu thủ 50 tuổi vẫn đẹp trai hơn Ronaldo, biệt thự có 5 căn giá nghìn tỷ nhưng vẫn đang "suy sụp" vì một điều đáng buồn
Sao thể thao
15:54:35 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống
Sao châu á
14:51:31 26/04/2025