Để trẻ tránh “nhiễm độc” từ mạng xã hội
Những tác động tiêu cực từ mạng xã hội khiến phụ huynh lo lắng. Chúng ta cần làm gì để con khỏi bị “nhiễm độc” từ môi trường mạng?
Trong thời đại 4.0, việc cấm con sử dụng mạng xã hội là điều không thể. Nhưng những tác động tiêu cực từ mạng xã hội khiến phụ huynh lo lắng. Chúng ta cần làm gì để con khỏi bị “nhiễm độc” từ môi trường mạng?
Cha mẹ phải đồng hành với con trên internet.
Đồng hành với con
Học sinh dùng mạng xã hội (MXH) để khích bác nhau dẫn đến việc đánh nhau ngoài đời thực không phải là hiếm. Mới đây vào ngày 28/10, Công an phường 17 (quận Gò Vấp, TP.HCM) tiếp nhận trình báo của gia đình nữ sinh Đ.T.B.N. (16 tuổi) học sinh lớp 11 trường THPT Phạm Ngũ Lão (phường 7, quận Gò Vấp) về việc con gái bị đánh hội đồng, phải nhập viện điều trị. Tâm lý của nữ sinh này bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi nhiều lần đòi tự tử. Nguyên nhân nữ sinh này bị bạn đánh hội đồng là do mâu thuẫn trên MXH.
Hiện nay ở nước ta do sự quản lý lỏng lẻo nên trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể lập được tài khoản sử dụng MXH. Các nhà cung cấp nền tảng cho phép lập tài khoản cá nhân chỉ dựa vào thông tin tự khai báo của người dùng mà không có kiểm soát. Trong khi đó, trẻ càng nhỏ tuổi thì càng khó có khả năng kiểm soát những tiêu cực do MXH đem lại. Và như thế để con không gặp những bất trắc từ MXH không còn cách nào khác là bố mẹ phải đồng hành với con.
Chị Hoàng Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chị khá bất ngờ khi cô con gái đang học lớp 4 có tài khoản facebook do cô bé tự lập. Chị đã xóa tài khoản của con nhưng một thời gian sau lại thấy con có tài khoản facebook mới. Con bảo bạn bè con thường gửi thông tin của lớp qua group lớp nên con không thể không có tài khoản để xem thông tin. Vào trong phần bạn bè chị Lan tá hỏa khi con có rất nhiều bạn bè là người lớn tuổi, thậm chí có cả người nước ngoài.
Gặng hỏi thì con nói “họ gửi kết bạn nên con cứ nhấn vào đồng ý thôi”. Hằng ngày mỗi khi bố mẹ cho mượn điện thoại con thường vào facebook like và bình luận thông tin như người lớn. “Tôi thấy dạy con bây giờ vất vả quá bởi bọn trẻ ngày nay rất cá tính, càng cấm đoán chúng càng làm. Vì thế chẳng còn cách nào khác là vợ chồng tôi cũng phải tìm hiểu về MXH để dạy con phát huy mặt tích cực của nó. Mỗi lần gia đình đi dã ngoại, chúng tôi thường thảo luận với con theo từng chủ đề, ví dụ nên like hay chia sẻ nội dung nào, nên post ảnh gì, nên đưa nội dung như thế nào… Chúng tôi cố gắng làm bạn với con để kịp thời điều chỉnh những suy nghĩ, hành vi chưa chuẩn của con”.
Video đang HOT
Dạy con cách dùng MXH thông minh và nhân văn
Chuyên gia tâm lý Thu Thủy cho rằng, tuổi mới lớn thường muốn khẳng định mình, tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, thầy cô, nên càng dễ bị “nhiễm độc” với những thông tin tiêu cực. Ở lứa tuổi chưa đủ chín chắn, các em thường có tâm lý hùa theo đám đông bất kể đó là việc tốt hay xấu. Nhìn thấy thông tin nào nhiều like thì cho rằng cái đó hay cần chia sẻ mà không quan tâm nội dung đó như thế nào, tác động đến bản thân và xã hội ra sao. Những mâu thuẫn nảy sinh từ MXH dẫn đến đánh chửi nhau ngoài cuộc sống cũng từ những thông tin được đưa theo cảm tính. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay không thể cấm học sinh dùng MXH, chỉ còn cách là dạy các em biết cách sử dụng MXH một cách có văn hóa, có chính kiến. Và nhà trường cũng nên coi đây là nhiệm vụ cần phải làm đối với học sinh.
Tiến sĩ chuyên ngành truyền thông Phạm Hải Chung cho rằng, thế giới ảo và thế giới thực tác động tương tự như nhau. Vì vậy, cha mẹ không chỉ đồng hành với con trong đời thực mà phải đồng hành với con trên internet. Internet có những quy tắc và luật chơi riêng. Nếu ngoài đời thực, cha mẹ dạy con những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông thì trên MXH cha mẹ cũng nên dạy con những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng.
Theo TS. Chung, nếu chúng ta coi MXH là công cụ giống như máy tính, ti vi thì cha mẹ hoàn toàn có thể thỏa thuận với con rằng, con được xem bao nhiêu giờ một ngày, xem vào lúc nào, xem những nội dung gì và khi đưa ra thỏa thuận phải có sự giám sát. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên cho rằng mình có quyền được xem tất cả những nội dung của con mà nên tôn trọng quyền riêng tư của con ở một mức độ nào đó. Cách tốt nhất là hãy làm cho trẻ tin tưởng để chúng mở lòng chia sẻ những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân với những nội dung chúng đọc được trên MXH. Chúng ta phải cho trẻ vắc – xin để có kỹ năng sinh tồn trên mạng.
“Cha mẹ nên là tấm gương cho con về cách dùng MXH thông minh, nhân văn. Ví như chúng ta có thể dạy con cách tìm kiếm những thông tin hay ho trên MXH, chia sẻ làm lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống, lên án những hành vi sai trái…” – TS. Chung nêu ý kiến./.
Một số nước phát triển như Singapore họ dạy học sinh cấp II bộ môn năng lực truyền thông để trẻ biết cách sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông, tạo ra nội dung nhân văn, tránh phát ngôn gây thù ghét. Gia đình, nhà trường và hành lang pháp lý phải là chiếc kiềng 3 chân bảo vệ trẻ em an toàn trên internet nói chung mà MXH nói riêng”.
TS. chuyên ngành truyền thông Phạm Hải Chung
Theo VOV
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - 'người vận chuyển' thời 4.0
Cách đây 10 năm, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học còn xa lạ với người Việt, nhưng trong thời đại 4.0, nghề này lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 1.300-1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan.
Lĩnh vực tiềm năng với những con số biết nói
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), giai đoạn 2017-2020, ngành logistics Việt Nam cần thêm khoảng 200.000 lao động chất lượng cao. Đến năm 2039, con số này sẽ là 2 triệu lao động từ cao cấp đến phổ thông để đáp ứng yêu cầu nhân lực về nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển cho quá trình sản xuất kinh doanh trong thời đại 4.0.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với sinh viên ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Lĩnh vực logistics không chỉ khuyến khích khả năng sáng tạo và tư duy quản lý của các bạn sinh viên mà còn đem đến mức thu nhập khá cao, cơ hội được đi đây đó thông qua quá trình giao thương quốc tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm tốt công việc mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các bạn trẻ năng động, giỏi ngoại ngữ và có đam mê về logistics, quản lý chuỗi cung ứng.
Để thành công, giỏi ngoại ngữ là yếu tố then chốt
Ngành học này sẽ phù hợp với những người có tầm nhìn xa cùng khả năng phán đoán tốt. Những dự đoán về nhu cầu của thị trường hay yêu cầu của khách hàng đều góp phần đáng kể trong việc tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm.
Ngoài ra, do tính chặt chẽ của hoạt động logistics, một trong những phẩm chất quan trọng của người làm nghề này là sự cẩn thận, tỉ mỉ và kỷ luật trong công việc.
Tại UEF, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức, kỹ năng mà còn được chú trọng về ngoại ngữ.
Đặc biệt, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành học mang tư duy toàn cầu. Bởi vì, lĩnh vực này luôn gắn liền với những giao dịch mua bán quốc tế. Khả năng thành thạo một hay nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ là điểm cộng lớn với các bạn sinh viên mới ra trường.
Đâu là vạch xuất phát?
Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó, tại Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên sẽ được đào tạo về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình chất lượng cao với chương trình song ngữ ưu việt.
Học từ thực tế sẽ giúp sinh viên "cứng cáp" hơn khi bước vào môi trường làm việc chính thức.
Ngoài ra, chương trình học còn được chuẩn hóa và cập nhật theo nội dung, phương pháp của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, nhằm giúp các bạn nắm bắt các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Song hành quá trình học tập tại trường, sinh viên còn tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp để gắn kết lý thuyết với thực tế, phục vụ cho công việc sau này.
Năm 2020, UEF dự kiến tuyển sinh ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo 4 phương thức là xét kết quả thi THPT Quốc gia, điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo Zing
[Talkshow] Chuyện nghề giáo 20/11: Đuổi học sinh là minh chứng cho sự thất bại của giáo viên "Mình đuổi học sinh thì rất dễ nhưng để giữ lại, giáo dục các em mới khó. Đuổi các em, là minh chứng chứng minh mình đang thất bại", cô Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội) tâm sự về nghề giáo trong thời đại 4.0. Môi trường giáo dục thời đại 4.0 là nỗi trăn...