Để trẻ em có kỳ nghỉ hè bổ ích và ý nghĩa
Hè về, khi các em nhỏ được nghỉ ngơi, tạm rời xa sách vở, trường lớp, cũng là nỗi trăn trở, lo lắng của các bậc phụ huynh về việc làm thế nào để con em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú, lại tránh được những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đây là vấn đề cần sự quan tâm không riêng của mỗi gia đình, nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.
Hàng quán lấn chiếm khoảng sân chung tại Khu tập thể Thành Công (Hà Nội).Ảnh: THƯỜNG DUY
Cũng như nhiều gia đình, khi kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, chị Nguyễn Thu Thủy ở thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai (Hà Nội), khá đau đầu trước bài toán cho con làm gì, chơi ở đâu mỗi khi hè tới. ịa phương tuy có nhà văn hóa, nhưng thiếu trang, thiết bị và người dẫn dắt tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, hấp dẫn. Tình trạng các sân chơi dành riêng cho trẻ lại càng thiếu. Chính vì thế, dù không muốn, gia đình chị vẫn phải đăng ký các lớp học thêm cho con như một hình thức gửi trẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở khu tập thể Mai Dịch (Cầu Giấy), cũng đang lo tìm phương án nghỉ hè phù hợp, an toàn cho các cháu. Ông Huy cho biết: “Tôi có hai cháu đang là học sinh trung học cơ sở. Nghỉ hè, các cháu chủ yếu ở nhà đọc sách, xem ti-vi, vì sân chơi ở khu dân cư nhỏ hẹp, người lại đông. Tôi cũng đã tham khảo một vài chương trình trại hè như học kỳ quân đội, công an và một số kỳ học tiếng Anh kết hợp vui chơi cho trẻ trong dịp hè. Các gói trại hè tập trung, mặc dù rất hấp dẫn, bổ ích lý thú, giúp trẻ em biết được nhiều kỹ năng cũng như rèn tính kỷ luật trong sinh hoạt, nhưng phần lớn lại có mức phí quá cao (dao động từ năm đến bảy triệu đồng cho một kỳ khoảng từ 10 đến 15 ngày)”. Mức phí này rất khó phù hợp đối với những gia đình công chức, viên chức, người lao động có mức thu nhập trung bình. Còn giải pháp cho các cháu vui chơi tại các sân chơi tại các nhà văn hóa hoặc sân khu chung cư, tập thể… cũ cũng rất khó khả thi. Nguyên nhân là do quỹ đất hạn hẹp, nhiều nơi sử dụng diện tích chung vào các mục đích khác. Và không chỉ ở các khu tập thể cũ, qua khảo sát, tình trạng này cũng xảy ra tại các khu chung cư cao cấp ở Mỹ ình, Trung Hòa – Nhân Chính, Huỳnh Thúc Kháng, Văn Quán (Hà Nội). Mặc dù, khi rao bán căn hộ, chủ đầu tư các khu chung cư luôn quảng cáo về các tiện ích đi kèm như khu vui chơi công cộng rộng rãi, tuy nhiên trên thực tế, khoảng sân dưới các tòa nhà vẫn bị biến thành bãi trông giữ ô-tô, xe máy cho khách vào siêu thị, ngân hàng, nhà hàng… Do thiếu sân chơi, nhiều nơi các em chơi bóng đá và trượt pa-tin ngay trên vỉa hè tiềm ẩn nhiều yếu tố gây nguy hiểm. Tại nhiều khu phố, cứ đến giờ tan tầm, trong khi các phương tiện giao thông đang chạy nườm nượp dưới lòng đường thì các em lại vô tư rủ nhau chơi đá bóng trên vỉa hè. Chắc hẳn, bất cứ ai khi nhìn thấy những hình ảnh này đều cảm thấy lo sợ, bởi chỉ cần sảy chân để bóng lăn xuống lòng đường, rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và chính các em.
Không chỉ ở các thành phố lớn, tại các vùng nông thôn, tuy được coi là nơi đất rộng, người thưa, song sân chơi an toàn cho trẻ em vẫn là bài toán khó. Bởi lẽ hiện nay, nhằm đáp ứng về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phần lớn các địa phương đều xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp, nhưng chủ yếu chỉ phục vụ các hoạt động hội họp, sinh hoạt của người dân, còn sân chơi cho thiếu nhi rất ít vì không có đồ chơi, dụng cụ, sách báo… Một số nơi có tủ sách, thư viện thì chủ yếu là sách báo cũ, đầu sách dành cho thiếu nhi nghèo nàn, lại không mở cửa thường xuyên. Nhiều hội trường nhà văn hóa chủ yếu được dùng làm nơi hội họp của chính quyền và các đoàn thể, còn sân thì dành cho người dân phơi rơm, thóc mỗi khi mùa màng đến. Anh Trần Hoàn, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết: “Vào mùa hè trẻ em chỉ có thể chơi trong khu dân cư, quanh quẩn với các trò thả diều, nhảy dây, hoặc rủ nhau ra sông hồ gần nhà để bơi lội. Do thiếu nơi vui chơi, không ít các em nhỏ tụ tập chơi những trò nguy hiểm… ó là chưa kể nhiều em ở cả thành phố lẫn nông thôn lại đang “hoang phí” những ngày hè vào những trò chơi độc hại, nguy hiểm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thiếu sân chơi an toàn và lành mạnh không chỉ dẫn tới những nguy hiểm khó lường. Ngày hè không phải đi học, không có chỗ chơi, các em “cố thủ” trong những căn phòng chật hẹp và “dán” mắt vào các thiết bị điện tử. Ít vận động, chỉ được giải trí qua các phương tiện nghe nhìn làm các em lười giao tiếp với mọi người, sống thu mình, khép kín, ngôn ngữ chậm phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường và các vụ trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội.
Để mang lại những ngày hè vui chơi an toàn, đúng nghĩa cho trẻ em, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, quan điểm của mỗi gia đình. Các bậc cha mẹ, ngoài việc dành thời gian cho con, cần hướng trẻ tham gia các hoạt động tập thể, giải trí lành mạnh, góp phần giúp các em phát triển và hình thành thể chất, trí tuệ, nhân cách… một cách toàn diện. Chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần sớm có kế hoạch dành ngân sách hoặc thực hiện chủ trương xã hội hóa để duy tu, tôn tạo, xây dựng mới các điểm vui chơi an toàn, thân thiện cho trẻ em. Cùng với đó là các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức oàn thanh niên cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo ra những hoạt động hè sôi nổi, hấp dẫn, đa dạng hóa hình thức tổ chức để thu hút được đông đảo các em tham gia. Tạo dựng những sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh trong dịp hè là để mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, để có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
“Trẻ em là tương lai của đất nước”… Mỗi người, mỗi gia đình, khu phố, cấp chính quyền, đoàn thể quần chúng cần thể hiện sự quan tâm bằng những hành động cụ thể, thiết thực trong việc tạo dựng sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh, để mọi trẻ em đều có được cơ hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.”
Video đang HOT
NGUYỄN HOÀNG
(Hội chuyên gia tâm lý giáo dục Hà Nội)
“Hà Nội đang phát triển chóng mặt với những tòa nhà “chọc trời”, khu chung cư, khu giải trí chất lượng cao… mọc lên như nấm. Tuy nhiên, sân chơi cho thiếu nhi vẫn đang thiếu trầm trọng. Các bậc cha mẹ tìm mỏi mắt cũng chỉ thấy mấy địa điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Công viên Cầu Giấy, Công viên Lê-nin, Công viên Nghĩa Đô…”.
NGUYỄN TRẦN HOÀNG
(Phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
“Ở các huyện, xã miền núi vùng cao thì vấn đề không gian chơi cho trẻ em càng khó khăn. Nếu có dịp lên bất cứ địa phương vùng cao nào như: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…, không khó để bắt gặp những đám trẻ con chơi những trò dễ xảy ra thương tích, mất an toàn”.
NGUYỄN HẢI HÒA
(Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái)
KIM OANH
Theo Nhân dân
Ngày hè của trẻ em nông thôn Hà Tĩnh
Không có nhiều lựa chọn như trẻ em thành phố, sân chơi ngày hè của những đứa trẻ ở khu vực nông thôn Hà Tĩnh mùa qua mùa chủ yếu là thửa ruộng của bố, khu vườn của mẹ hay một triền đồi, một bãi bồi ven sông...
Bước vào những ngày đầu của kỳ nghỉ hè, Nguyễn Văn Đức (xã Hộ Độ, Lộc Hà) đã xắn tay ngay vào việc giúp ông bà làm muối. Cũng như Đức, những đứa trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên ở Hộ Độ đa phần đều dành thời gian nghỉ hè để phụ giúp bố mẹ, ông bà những công việc đồng áng. Không chỉ thế, những đứa trẻ ở làng biển còn sẵn sàng cùng bố ra khơi hay đi bán hàng dạo, phụ mẹ bán hàng ở các bãi biển...
Sân chơi của trẻ em nông thôn đa phần là đồng ruộng sau mùa thu hoạch
Còn ở vùng núi như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, hình ảnh những đứa trẻ đen nhẻm chăn trâu, cắt cỏ, ra đồng cùng bố mẹ đã trở nên quen thuộc trong dịp hè. Em Lê Văn Thắng, xã Đức Bồng (Vũ Quang) chia sẻ: "Ở chỗ bọn em không có học hè, nghỉ hè chẳng biết làm gì ngoài việc phụ giúp cha mẹ việc nhà, việc đồng áng hoặc đi chăn trâu, cắt cỏ. Những khi đi chăn trâu thì chúng em tụ tập nhau lại chơi đá bóng, thả diều hoặc bắn bi, cũng có lúc rủ nhau ra sông bơi".
Khi được hỏi về việc tham gia những buổi sinh hoạt đoàn, đội tại địa bàn dân cư do các tổ chức đoàn, hội tổ chức, em Nguyễn Thị Hiền (xã Thuần Thiện, Can Lộc) cho biết: "Thỉnh thoảng bọn em cũng tham gia sinh hoạt múa hát buổi tối do các anh chị trong thôn tổ chức nhưng các trò chơi, các bài hát múa đó chỉ hợp với các em tiểu học. Bọn em lớn hơn rồi nên thấy không phù hợp, vì vậy, nhiều bạn cũng không hào hứng khi tham gia sinh hoạt. Hơn nữa, có nhiều bạn do tâm lý ngại nên cũng ít tham gia các hoạt động tập thể".
Và, khi không có các khu vui chơi, giải trí, trẻ em nông thôn lại thường tụ tập tự phát theo các nhóm để vui chơi tại những địa điểm không an toàn như đi tắm sông, trèo cây, đá bóng dưới lòng lề đường hay chơi trò đuổi bắt nguy hiểm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tích đáng tiếc mà trẻ em nông thôn thường gặp phải...
Hình ảnh quen thuộc của trẻ em nông thôn ngày hè
Để góp phần tạo sân chơi cho trẻ em nông thôn ngày hè, mùa hè này, các cấp bộ đoàn đang phối hợp với Trung tâm VHTT huyện mở các lớp năng khiếu như: Đá bóng, võ thuật, múa hát... cho các em nhỏ. Đây có thể coi là một nỗ lực không nhỏ nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động các lớp học sẽ tổ chức thu phí, điều này cũng là một trở ngại với trẻ em nông thôn.
Anh Lê Thành Luân - Bí thư Huyện đoàn Cẩm Xuyên cho biết: Vào mỗi dịp hè, các nhà trường đều có giấy chuyển sinh hoạt đoàn, đội của mỗi học sinh về địa phương quản lý. Tuy nhiên, tùy vào mỗi địa phương, việc tổ chức và triển khai sinh hoạt hè cho thiếu nhi mỗi khác và để tạo sức hút cho các em tham gia không phải dễ dàng. Mùa hè này, tại Cẩm Xuyên sẽ tổ chức các lớp bơi, giải thi đấu bóng đá để các em được tham gia. Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức các các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao khác để thu hút ĐVTN.
Các hoạt động như: tổ chức lớp học bơi, lớp múa ... sẽ là sân chơi bổ ích cho trẻ em nông thôn dịp hè.
Có thể thấy, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh nông thôn dường như ít quan tâm đến việc con mình sẽ chơi gì, chơi ở đâu, chơi như thế nào trong kỳ nghỉ hè. Hơn nữa, các hoạt động hè dành cho lứa tuổi thanh thiếu nhi ở nông thôn còn quá ít và không phù hợp với nhu cầu thực tế. Đó chính là thiệt thòi cần sớm được các cấp, ngành quan tâm, có giải pháp bù đắp đối với trẻ em nông thôn trong kỳ nghỉ hè.
Theo baothanhhoa
Học sinh nghỉ hè, phụ huynh đau đầu tìm nơi gửi trẻ Đối lập với sự háo hức, mong chờ của hàng triệu học sinh về một kỳ nghỉ hè thú vị và đầy ý nghĩa là nỗi lo lắng, trăn trở đến mất ăn mất ngủ của các phụ huynh trong việc tìm nơi gửi trẻ. Hãy cho trẻ có một kỳ nghỉ hè bổ ích, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo...