Để tránh đau đầu cần hạn chế những thực phẩm nào?
Quả bơ, đồ uống có ga, phô mai,… là những thực phẩm có thể gây đau đầu.
Đâu đầu là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều người. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Một trong những cách giúp giảm tình trạng này là tránh một số loại thực phẩm được coi là tác nhân gây đau đầu. Theo The Health Site, dưới đây là những thực phẩm chúng ta nên hạn chế vì chúng có thể là nguyên nhân gây đau đầu:
Quả bơ
Quả bơ là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại trái cây này nếu tiêu thụ quá nhiều có thể sẽ gây đau đầu. Do trong bơ có chứa tyramine, đây là chất có tác dụng làm co và giãn nở các mạch máu, điều này có thể gây đau đầu.
Tiêu thụ qua nhiều bơ có thể gây đau đầu. Ảnh: TM
Video đang HOT
Đồ uống có ga
Chất làm ngọt nhân tạo trong đồ uống có ga có thể gây đau đầu, chóng mặt và giảm trí nhớ. Đối với một số người, những thức uống có ga này có thể là tác nhân gây đau đầu.
Phô mai
Một số loại phô mai có chứa tyramine, những người tiêu thụ nhiều chất này sẽ có nguy cơ bị đau đầu.
Nhai kẹo cao su
Thường xuyên nhai kẹo cao su cũng có thể khiến đau đầu. Do thói quen nhai kẹo cao su có thể gây ra tình trạng co cơ kéo dài ở đầu hoặc cổ từ đó dẫn đến đau đầu.
Dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh lý về u não
Đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực, mất ngửi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ... là những triệu chứng cảnh báo có thể bạn đã mắc căn bệnh về u não.
U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên tỷ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.
PGS, TS Đồng Văn Hệ, Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, u màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ, biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực.
Người mắc u não cũng sẽ có những dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ như mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi, lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, co giật. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.
Đa số khối u màng não đều có chỉ định phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u (toàn bộ, gần toàn bộ hoặc sinh thiết một phần u) và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Kết quả giải phẫu bệnh thường có sau 7-10 ngày sau mổ. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo sau mổ.
Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sĩ lựa chọn các kỹ thuật mổ như: Phẫu thuật mở nắp sọ kinh điển, phẫu thuật ít xâm lấn mở nắp sọ lỗ khoá, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm hoặc qua não thất.
PGS, TS Đồng Văn Hệ cho biết, một số trường hợp điều trị chưa thể phẫu thuật, sẽ được theo dõi như: Khối u màng não nhỏ không có biểu hiện lâm sàng, tình cờ phát hiện; U nằm ở vị trí vùng chức năng quan trọng như: vùng vận động, quanh mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, xoang tĩnh mạch lớn; Khối u được theo dõi trong một thời gian tái khám nhiều lần tăng kích thước không đáng kể; Khối u đã phẫu thuật nhưng còn một phần tồn dư hoặc tái phát ở các vị trí khó phẫu thuật.
Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc và điều trị các loại bệnh về thần kinh, ngày 28-3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh lý u não với chủ đề "Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý u não". Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, u thần kinh đệm, u tuyến yên, u sọ hầu, u nền sọ. Đặc biệt, chương trình miễn phí cho 10 người đầu tiên có chỉ định chụp MRI/Cộng hưởng từ đã đăng ký qua tổng đài chăm sóc khách hàng 19001902.
LÂM TRẦN
Theo Nhân dân
Chuyên gia chỉ 3 cách hiệu quả để kiểm soát đường huyết Nhiều người đang phải vật lộn với tình trạng đường huyết giảm hoặc tăng đột biến. Tập thể dục thường xuyên có thể là cách hữu ích để duy trì lượng đường trong máu ổn định - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Mức đường huyết cao hoặc thấp mạn tính thực sự có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Có thể gặp...