Đề toán vừa sức, nhiều teen vẫn “oải”
Buổi thi đầu tiên luôn đầy ắp áp lực và lo lắng, nhất là với môn Toán, môn thi kéo dài những 180 phút. Bên ngoài các điểm thi, phụ huynh, người nhà đứng ngồi không yên, chờ đợi trong cẳng cho qua 3 tiếng làm bài.
Dù mệt mỏi vì chờ đợi suốt 3 tiếng đồng hồ trong nóng bức, nhưng con cái vừa ra,
bố mẹ đã chạy ngay đến để hỏi han rồi quạt cho con.
Mặc dù thời tiết nóng bức, nhưng các teen đã cùng cố gắng bước vào môn thi đầu tiên với tâm lý khá tự tin.
Tại điểm thi ĐH Bách Khoa, 9h30 đã có những thí sinh đầu tiên ra khỏi phòng thi.
“Mình làm được khoảng 70% thôi, nhưng trong phòng thi căng thẳng nên ra sớm” – bạn Phạm Triệu Vũ, teen ra sớm nhất ở điểm thi Bách Khoa chia sẻ.
Bạn Phạm Triệu Vũ
Còn Nguyễn Văn Thắm – Thanh Hóa, cũng là một trong những teen ra khỏi phòng thi sớm nhất vui vẻ cho biết: “Đề thi toán không quá khó. Phần khảo sát có thể nói là khá dễ. Mình làm được khoảng 80%.”
Thắm tiết lộ: “Không khí trong phòng thi cực kì nghiêm túc. Ba phòng thi chung một lớp học nên có tới sáu giám thị. Nói chung, các bạn làm bài nghiêm túc, không có vấn đề gì xảy ra”.
Bạn Thắm ra sớm nên rất nhiều bố mẹ đã vây quanh để hỏi thăm đề thi.
Sau ba tiếng làm bài, không khí tại các điểm thi như muốn vỡ ra. Bố mẹ các teen sốt ruột ngóng con mình sau cổng trường không khỏi xáo xác lo lắng. Nhiều teen tỏ ra rất phấn khởi vì làm được bài: “Mình thấy đề không quá khó. Mình chỉ hơi “mắc” ở câu tích phân”- Phạm Văn Thái, quê Thái Bình cho biết.
Tuy nhiên có không ít các bạn buồn bã vì không làm được bài và vì quá mệt mỏi. Nguyễn Minh Vũ, quê Nam Định lắc đầu chán ngán khi được hỏi có làm bài tốt hay không. Mẹ Vũ thương con vội vã giải thích: “Suốt đêm qua em không ngủ được, sáng nay cũng không ăn sáng được nên mệt”. Không ít teen vì lo lắng và áp lực đã không thể tự tin và tập trung làm bài tốt.
Video đang HOT
“Đây là năm thứ hai mình đi thi. Tuy đã tự nhủ phải bình tĩnh, nhưng bước vào phòng thi rồi lại choáng. Câu khảo sát hàm số đơn giản nhưng mình làm sai ngay từ phần một, chắc cũng mất điểm hai phần sau” – Nguyễn Thùy Vân – quê Hưng Yên cho biết.
Không cẩn thận, mất bình tĩnh là những lí do khiến teen mình bị sai ngay ở những câu đơn giản nhất như câu khảo sát hàm số.
Tại điểm thi ĐH Kinh Tế Quốc dân và ĐH Xây Dựng không có nhiều bạn ra sớm.
“Đề bình thường, không khó nhằn lắm nhưng phải làm cẩn thận. Trước khi thi các thầy cô đã dặn đi dặn lại là không được ra sớm nên mình chờ hết giờ mới ra” – Nguyễn Quang Anh, thi vào KTQD bộc bạch. Quang Anh cũng khẳng định bạn làm được bài, nhưng tỏ ra lo lắng vì “Không biết mấy môn sau thế nào”.
Còn bạn Nguyễn Thị Út – Bắc Giang cho biết: “Mình làm xong bài trước thời gian hơn mười lăm phút nhưng không ra sớm, nán lại soát bài cho yên tâm.” Út phấn khởi dự đoán ít bạn cũng được 8- 9 điểm.
Theo Nguyễn Tùng Lâm – THPT Trương Định thi vào trường Xây Dựng thì: “Đề như vậy là vừa sức. Nếu vững kiến thức và bình tĩnh điểm 8 là trong tầm tay”.
Đề không khó, nhưng nhiều teen vẫn “oải”. Dù sao, môn thi đầu đã kết thúc khá suôn sẻ. Hy vọng teen mình sẽ làm bài tốt hơn nữa trong môn Lý chiều nay.
Đề thi Toán sáng nay
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
Tình trạng tâm lí quá căng thẳng cũng xảy ra tại các điểm thi tại TP. HCM. Thí sinh Bùi Minh Tuấn tại điểm thi trường Kinh Tế cũng cho hay: “Người bạn ngồi kế bên của Tuấn trước lúc thi có dấu hiệu bất bình thường về sức khỏe, mắt bạn ấy không mở lên nổi có vẻ vì thiếu ngủ nhiều đêm. Mình cũng không rõ là bạn ấy đến từ đâu, chỉ dám hỏi một câu bạn có khỏe không rất nhỏ vì sợ giám thị phát hiện. Suốt buổi thi sắc mặt bạn ấy rất kém, xanh xao vô cùng, nhưng cũng ráng làm đến hết bài thi”. Các trường hợp thí sinh bị bất ổn trong vấn đề sức khỏe lẫn tâm lý càng ngày càng xuất hiện nhiều.
Sau khi có tiếng chuông báo kết thúc giờ làm bài môn Toán, lác đác chỉ vài học sinh đi ra đầu tiên, với nét mặt rũ rượi, không biết vì mệt hay vì vấn đề gì khác. Thí sinh Khánh Tạ Tiều từ Bạc Liêu: “Lên đây đã được hai tuần, vừa học vừa ôn, miệt mài liên tục với mớ sách vở và đề cương. Nhưng sau khi kết thúc làm bài Tiều cảm thấy buồn vô cùng và tiếc cho những câu hình học không gian.”
Không chỉ có mỗi một mình Tiều mà còn có các thí sinh khác như bạn Linh Trang, Hải Hằng và Minh Trang (cũng tại điểm thi trên) đều nhất quyết khẳng định đề Toán năm nay các bạn ấy đều không ngờ, các bạn í tỏ ra khá hoang mang. Tuy nhiên, một số bạn khác nhìn chung lại hài lòng với bài làm của mình, đặc biệt là phần giải số phức chắc chắn nắm trọn đủ điểm.
Phụ huynh đứng chờ tin trước cổng trường.
Bạn đầu tiên bước ra khỏi Hội đồng thi.
Bạn thí sinh này đi thi trang điểm thật xinh để tự tin hơn chăng?
Cảm xúc của các thí sinh sau buổi thi Toán: vui buồn đều có.
Theo PLXH
Ba bước làm bài thi Toán ĐH dễ "ăn" điểm
Dưới đây là những gợi ý của thầy Trần Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng về cách làm bài môn Toán dễ "ăn" điểm.
Thí sinh cần phân biệt, kinh nghiệm thi cử khác với cách học ôn. Bởi, mục đích của thi cử là làm thế nào để thể hiện hết công suất những kiến thức đã tích lũy đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng kiến thức tích lũy thì nhiều nhưng phần thể hiện bị hạn chế hoặc có nhiều sai sót, đến khi bước ra khỏi phòng thi lại tiếc nuối.
Vậy cách làm bài thi trong phòng thi thế nào để hết giờ làm bài không ân hận?
Bước 1: khi tiếp cận đề thi thì nên đọc lướt qua đề một lượt (khoảng 3 phút) để có cảm nhận đề thi. Sau đó đọc quay lại chậm hơn và đánh dấu câu theo trình trình tự và lên sơ đồ chiến lược để có xử lý phù hợp với thời gian làm bài. Trong đó, câu quen biết, câu dễ có thể làm được ngay, không nên lao vào những câu khó rồi bị tắc dễ mất phương hướng và rơi vào trạng thái mất năng lượng và không tự tin vào bản thân. Rồi khi quay sang bài khác lại bị tắc, đến khi quay lại câu dễ cũng dễ nhầm lẫn....
Bước 2: sắp xếp theo trình tự tối ưu: nên làm nhưng câu dễ (loại 1) trước, rồi mới sang câu loại 2 vẫn dạng quen nhưng đòi hỏi phải biến đổi kỹ năng - thêm vào một số kỹ năng tính toán, loại 3 thường là những câu hỏi có mức độ suy luận tích hợp nhiều kiến thức khác nhau. Loại 4 là những câu rất khó.
Bước 3: làm bài thi theo trình tự đã sắp xếp. Thậm chí trong nhiều trường hợp có thể buông câu loại 4 (câu rất khó). Với những thí sinh giỏi thì có thể thi trên thang 10 điểm để phấn đấu làm thủ khoa. Còn HS trung bình thì thi co lại (tùy theo năng lực), dựa vào phân loại đề thì có thể chọn thang điểm 10 hay 9 hoặc 8 - thậm chí là thang 6, 7 điểm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Điều thí sinh cần biết, điểm sàn ĐH mấy năm gần đây ấn định trong khoảng 14-15 điểm ba môn thì phấn đấu đạt 6-7 điểm/ môn là có thể đỗ một trường ĐH nào đó. Do vậy, với những thí sinh có sức học trung bình nên lượng sức để làm bài thi đến đâu chắc đến đó để đạt hoặc vượt "ngưỡng" điểm sàn ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Tuy nhiên, trong thi cử không thể chủ quan bất cứ điều gì. Có nhiều trường hợp học sinh giỏi kiểu a-ma-tơ hay thích thể hiện là mình hoàn thành được bài thi trong thời gian sớm nhất nên dễ mắc lỗi cẩu thả - làm bài thi không theo chiến lược. Cũng có những thí sinh ngay khi nhận đề chủ quan và lao vào làm câu khó trước, đến khi "ngốn" hết nhiều thời gian làm bài thì cuống dễ mất điểm...
Ở môn thi Toán, thí sinh cần sắp xếp các câu từ dễ đến khó theo trình tự nêu trên và lượng sức để chọn "gói" điểm "đạt thủ khoa" hoặc "đậu ĐH"... Với những thí sinh làm bài thi tùy tiện thì rất ít bài thi đạt điểm từ 9,5-10 điểm mà chỉ đạt 7-8 điểm vì không sai sót ở khâu này sẽ sai câu khác.
Thường người ra đề thi cũng đã sắp xếp theo trình tự khoa học từ dễ cơ bản - nâng cao - khó. Vậy nguyên lý làm bài cũng nên được sắp xếp khoa học để không bị mất năng lượng.
Để tránh bài làm tưởng được hết nhưng lại bị "rơi" 0,25 - 0,5 điểm thì kỹ năng trình bầy bài thi rất quan trọng. Đồng thời, phải xem barem điểm theo cấu trúc nào thì làm bài theo cấu trúc đó.
Điều đó cũng chứng minh một điều, các HS giỏi có thể làm được các câu khó nhưng bị rơi vãi ở những câu dễ sẽ bị trừ điểm lỗi trình bầy. Có những bài thi đúng hết đáp số nhưng bị trừ...
Việc phân loại các câu trong đề thi từ dễ đến khó để định ra một chiến lược là đạt điểm 7, 8 - để tranh bị phân tán năng lượng một cách không cần thiết. HS giỏi để nhắc là không được tinh vi vì đề thi ĐH là đề cơ bản chưa phải là đề thi khó.
Một điểm cần lưu ý trong thi ĐH là nếu chúng ta làm câu dễ mà bị sai hoặc không làm được thì khả năng trượt ĐH là rất lớn. Vì nếu có 500.000 người thi mà câu dễ không làm được thì khả năng sẽ thua 490.000 người (họ làm được), còn nếu câu khó không làm được thì khả năng chỉ thua 5.000 người - thì sẽ không là vấn đề.
Mùa thi đến, sức ép tâm lý thường ở nhóm HS có khát vọng thi đỗ vào trường ĐH top 1. Lời khuyên cho HS cơ sức học trung bình có khát vọng vào ĐH thì không quá lo lắng vì chỉ cần phấn đấu làm thế nào bài thi đạt điểm sàn (tối đa 15 điểm) - thì không cần thiết phải áp lực vào trường lớn.
Theo Vietnamnet
Môn Toán: Thí sinh dễ kiếm điểm cao Mặc dù đề Toán có đến 2 câu liên quan đến chương trình lớp 11 nhưng nhiều thí sinh HN đều cho biết: "Đề khá dễ, không khó. Nhiều bạn hoàn thành bài thi xong khá sớm nhưng vẫn ngồi lại để đợi đúng giờ người đến đón." Tại Hà Nội, theo ghi nhận tại Hội đồng thi Trường THPT Ngọc Hồi thì...