Đề Toán giải tích 12 ‘bá đạo’
Kiểu dẫn dắt ‘thời gian làm bài 43 phút không có thời gian nháp và trao đổi’ hay ‘ thôi hết mất rồi’ khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Ảnh chụp đề Toán giải tích lớp 12A5 được đăng tải trên mạng xã hội đang thu hút hơn 90.000 lượt xem và bình luận.
Đề Toán này gây chú ý bởi những câu dẫn dắt vào đề hài hước và khác biệt. Thông thường bài kiểm tra sẽ là 45 phút, tuy nhiên đề bài lại cho 43 phút kèm theo dòng chữ “Không kể thời gian nháp và trao đổi”.
Đề Toán Giải tích 12 gây thích thú. Ảnh:: FB
Ở câu 1, thay vì “Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất” thường thấy, đề bài lại ghi “Tìm thật nhanh GTLN và GTNN…”.
Câu 2, đề bài lại yêu cầu: “Các con hãy đi giải vài “cái ấy” cực dễ sau” khiến nhiều người bật cười. Câu 3 cũng thú vị không kém khi yêu cầu “Cố gắng tìm cho được x nhé”.
Lời kết “Thôi hết mất rồi” cuối bài cũng khiến nhiều người thích thú bởi độ “ bá đạo” của đề kiểm tra.
Video đang HOT
Bình luận từ cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp từ màn hình.
Ngay khi đăng tải, đề Toán này trở thành để tài để cộng đồng mạng bình luận. Không ít bạn tỏ ra thích thú với phong cách “xì tin” của người ra đề vì cho rằng nó sẽ tạo hứng thú cho học sinh.
“Người ra đề vui tính thế. Chẳng bù cho giáo viên cấp 3 của mình ngày trước”, Hambo chia sẻ.
Một số bạn còn nhận ra phong cách này giống với thầy giáo của mình. “Giống cách ra đề của thầy K quá. Nếu là thầy, thầy sẽ dùng từ các bé chứ không phải các con”, Công Minh bình luận.
Có một số ý kiến cho rằng đề thi là của trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thái Bình.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản ứng đề thi này là do tác giả “tự chế” ra. “Hình như các bạn tự soạn rồi chụp lại thì phải. Dù rất thú vị nhưng sao thầy cô có thể ra đề kiểu như vậy được”, Hoa Bambo nhận xét.
Theo TTT
Những đề toán đánh đố học sinh
Gần đây, một số đề môn toán được cho là 'bài kiểm tra bậc tiểu học' sau khi đưa lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm, tranh luận của đông đảo bạn đọc.
Một số đề toán gây tranh cãi trên mạng trong thời gian gần đây
Đề mập mờ, khó hiểu
Sau khi xem qua một loạt đề toán của học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 được đưa lên mạng, Giáo sư Đặng Đức Trọng, Trưởng khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhận định: "Có thể nói đây là những đề toán có vấn đề về cách diễn đạt, khiến nó không rõ ràng, mơ hồ, có câu không phù hợp với học sinh. Trước đề này người lớn còn phải suy nghĩ hồi lâu mới hiểu đề hoặc mới có cách giải, thì học sinh tiểu học chỉ có nước cắn bút vì ấm ức".
Một ví dụ tại trang Facebook của nhóm "Tôi yêu tiếng Việt" đưa ra đề kiểm tra dành cho học sinh lớp 1, yêu cầu tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Trong đó, các đáp án được đưa ra là 61, 70, 80. Như vậy, học sinh chọn đáp án 61 hay 70 đều đúng. Tuy nhiên, cô giáo sửa lại đáp án là số 70. Giáo sư Trọng cho rằng, nếu lấy đáp án đó cô giáo phải yêu cầu cụ thể là hãy tìm số hàng chục lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 thì đề mới chính xác.
Còn trên trang Facebook của nhóm "Cần một trái tim để sưởi ấm" cũng đăng lại một đề toán lớp 2: "Có 5 quả cam để trong rổ, làm thế nào để có thể chia cho 5 bạn, mỗi bạn 1 quả mà trong rổ vẫn còn 1 quả". Đa số dân mạng đều cho rằng đây là câu đố mẹo, không phù hợp với một bài kiểm tra môn toán lớp 2.
"Tôi phải suy nghĩ mãi mới ra một phương án, con nít thì chắc nghĩ hoài không ra vì đề khó hiểu", một thành viên tham gia Facebook tên Tuấn Dũng cho biết.
Tương tự, một đề toán của học sinh lớp 4 được thành viên Bùi Hân đưa lên Facebook: "Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?", đã thực sự đánh đố học sinh. Ông Nguyễn Tuấn Minh, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, nhận xét: "Nếu nói về dữ liệu của bài, thì câu "ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg" là sai. Lẽ ra ngày thứ ba bán kém ngày thứ hai 178 kg thì hợp lý hơn. Yêu cầu của đề này cũng mập mờ, khó hiểu. Đúng ra phải là cả 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo, hoặc ngày thứ 3 bán được bao nhiêu. Chứ "cả ngày" là ngày nào? Học sinh sẽ không thể giải được bài với yêu cầu không rõ ràng như vậy".
Học sinh có thể sẽ sợ môn toán
Giáo sư Đặng Đức Trọng lo ngại: "Ở lứa tuổi càng nhỏ, thì cô giáo càng phải cẩn thận trong việc dạy học và đánh giá. Giáo viên diễn đạt một đề toán đơn giản mà không tốt, thì khi dạy, rất có thể cũng sẽ không làm cho học sinh hiểu bài rõ ràng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tư duy toán học của các em. Khi hiểu mơ hồ, lờ mờ, không biết thế nào là đúng sai, hoặc làm bài đúng lại bị điểm thấp... sẽ khiến học sinh sợ hãi môn toán".
Từ đó, Giáo sư Trọng cho rằng một đề toán trước khi đưa ra cho học sinh làm cần phải thẩm định lại về mặt toán học, cách diễn đạt và nội dung có phù hợp với các kiến thức thực tế hay không? Nếu đề nào có nhiều đáp án thì phải nói cho học sinh biết là có thể chọn nhiều đáp số, đề nào có một đáp số duy nhất thì phải ra đề cụ thể, chính xác, không mơ hồ.
Ông Nguyễn Tuấn Minh cho biết mỗi tháng trung bình học sinh tiểu học sẽ được làm 2 bài kiểm tra môn toán. Mỗi năm 4 bài kiểm tra định kỳ và cuối học kỳ sẽ làm 1 bài thi. "Khi ra đề bài, dù là bài kiểm tra thường xuyên hay định kỳ, chúng tôi đều yêu cầu giáo viên báo cáo lên ban giám hiệu để duyệt, tránh tình trạng đề bị sai sót như các trường hợp trên. Và mỗi đề phải có đầy đủ 4 mức độ dành cho các học sinh trung bình, yếu, khá, giỏi", ông Minh chia sẻ.
Theo TNO
Phát sốt vì... học toán Từ đầu năm học tới nay, không khí trong gia đình chị Lê Hải Thu (ở phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) lúc nào cũng căng như dây đàn. Hết đưa đón cô con gái 5 tuổi đi học toán "siêu tốc", vợ chồng chị Thu lại phải thay nhau cùng cậu con trai học lớp 2 giải... toán nâng cao,...