Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, khó nhất là… trình độ giáo viên

Theo dõi VGT trên

Sự thất bại của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 trước đó là bài học nhãn tiền để các nhà quản lý cần có một “lời giải” thiết thực nhất cho đề xuất công nhận Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, khó nhất là... trình độ giáo viên - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên Gia Đình Mới đã trao đổi với thầy giáo Vũ Văn Duy, Giảng viên tiếng Anh – Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, tiếng Anh đã trở thành cầu nối quan trọng gắn kết Việt Nam với quốc tế.

Tiếng Anh là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu, mở mang và cập nhật kiến thức hiện đại. Việc thành thạo tiếng Anh có thể giúp tiếp cận được những kiến thức cập nhật mới nhất từ những nghiên cứu khoa học trên thế giới để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Việc cập nhật này vô cùng quan trọng nếu chúng ta không muốn bị thế giới văn minh bỏ lại cách xa.

Trình độ tiếng Anh yếu kém sẽ là một bất lợi lớn trong thế giới đang vận hành theo xu hướng hội nhập, kết nối như hiện nay, nhất là với các bạn trẻ – thế hệ tương lai của đất nước.

Bởi những lý do đó nên đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Thanh niên Khởi nghiệp 2018 là một đề xuất hay. Nếu đề xuất được thông qua thì có thể sẽ có những tác động tích cực lên việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, khó nhất là... trình độ giáo viên - Hình 2

Thầy giáo Vũ Văn Duy – Giảng viên tiếng Anh – Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuy nhiên, theo thầy giáo Vũ Văn Duy, hiện nay nhiều bạn trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh dẫn đến không có động lực đúng đắn để học và tinh thần chủ động, tự học không cao, dẫn đến việc học tiếng Anh chưa thực sự hiệu quả.

Nhiều bạn còn băn khoăn về phương pháp học, chưa tìm được hướng đi đúng đắn trong học ngoại ngữ nên dễ nảy sinh tâm lý chán nản, nhanh chóng bỏ cuộc ngay từ khi chưa bắt đầu. Hay nhiều bạn học tiếng Anh xong nhưng không có môi trường hay cơ hội để sử dụng tiếng Anh nên theo thời gian trình độ tiếng Anh cũng sẽ mai một dần.

Về giáo viên, có một thực tế đáng buồn là không phải tất cả các giáo viên tiếng Anh các cấp hiện nay đã đạt chuẩn về trình độ tiếng Anh cũng như phương pháp giảng dạy, nhất là những địa phương không phải là thành phố lớn.

“Bản thân giáo viên chưa chuẩn trình độ dạy học sinh rất nguy hiểm, có thể dạy sai kiến thức và ảnh hưởng đến kiến thức các học sinh được học”, thầy giáo Vũ Văn Duy cho biết.

Còn về phương pháp giảng dạy nếu không phù hợp thì không tạo được động lực cho học sinh và không giúp học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.

Video đang HOT

Từ góc độ nhà trường thì mức độ hỗ trợ cho việc dạy và học ngoại ngữ còn là một câu hỏi lớn. Nhiều nơi trang thiết bị dạy học vô cùng nghèo nàn, thiếu thốn, hay những nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, thậm chí là không có.

“Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ sau 8 năm thực không đạt được những kết quả như mong đợi là một trong những minh chứng cho những nan giải ở trên.

Những điều đó khiến cho đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành một bài toán khó mà muốn tìm lời giải sẽ cần phải đi qua nhiều công đoạn, gỡ được nhiều nút thắt hiện tại”, vị chuyên gia cho biết.

Để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai, khó nhất là... trình độ giáo viên - Hình 3

Thầy giáo Vũ Văn Duy chia sẻ, để tiếng Anh thực sự trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ nhiều phía mà đơn thuần nếu chỉ một chính sách nằm trên giấy sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Về môi trường để sử dụng tiếng Anh thì thực tế có thể thấy tiếng Anh vẫn chỉ là một ngoại ngữ ở Việt Nam, có thể xuất hiện nhưng không thường trực trong cuộc sống hàng ngày.

“Muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai thì phải biến tiếng Anh thành một ngôn ngữ được sử dụng thực sự phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên cả nước, từ các trường học đến các cơ quan, doanh nghiệp.

Đặc biệt ở các cơ sở giáo dục nếu đẩy mạnh được những chương trình giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh thì cũng sẽ góp phần giúp tiến gần hơn đến mục tiêu biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai.

Về việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam cần nhiều thay đổi tích cực. Cần chuẩn hoá chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp, yêu cầu chặt chẽ về trình độ tiếng Anh và cả phương pháp giảng dạy.

Giáo viên sẽ là một trong những yếu tố nòng cốt, vậy nên bên cạnh đó cũng cần có những chính sách hỗ trợ, đãi ngộ phù hợp để giáo viên tâm huyết với nghề và tập trung phát triển chuyên môn”, thầy Vũ Văn Duy chia sẻ.

Các cơ sở giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Anh, cần tạo những điều kiện tốt nhất cho cả người dạy và người học để việc dạy và học có hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, theo chuyên gia, những chương trình phát triển chuyên môn, trau dồi kiến thức kĩ năng giảng dạy là vô cùng thiết yếu. Rất nhiều giáo viên được đào tạo sư phạm đã lâu, những kiến thức họ được học đã lỗi thời, có thể không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại nên họ cần tham gia những chương trình như vậy để làm mới kiến thức của mình, cải thiện phương pháp giảng dạy của mình.

Đối với người học thì cần có những tác động tích cực lên tâm lý người học, tạo động lực cho người học, nâng cao tinh thần tự chủ trong học tiếng Anh và có cả những định hướng đúng đắn, khoa học về việc học tiếng Anh.

Có thể sẽ là một lộ trình dài và nhiều khó khăn, nhưng cân nhắc những mặt lợi của việc tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai thì hoàn toàn xứng đáng để tất cả cùng chung sức đồng lòng.

Thầy giáo Vũ Văn Duy:

- Nghiên cứu sinh Ngôn ngữ học – Đại học KU Leuven (Bỉ)

- Thạc sỹ Ngôn ngữ học Ứng dụng và Giảng dạy tiếng Anh (loại Giỏi) – Đại học Lancaster (Anh Quốc)

- Giảng viên tiếng Anh – Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thành viên của Hiệp hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Anh Quốc

Thành tích:

- Học bổng Tiến sỹ toàn phần – Đại học KU Leuven (Bỉ)

- Học bổng Thạc sỹ 100% – Đại học Lancaster (Anh Quốc) (suất học bổng duy nhất của Khoa dành cho sinh viên quốc tế)

- Từng thuyết trình tại những hội thảo về ngôn ngữ và giảng dạy của Hiệp hội Ngôn ngữ học Ứng dụng Anh Quốc và tại Đại học Cambridge (Anh).

Theo giadinhmoi

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Phải thay đổi nhiều chính sách

Nhìn nhận đề xuất công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam là mục tiêu đúng đắn nhưng quan trọng là phải triển khai từng bước, tránh nóng vội dẫn đến lãng phí mà không đi tới đâu.

Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp năm 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đề xuất Thủ tướng sớm công nhận tiếng Anh (TA) là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam. Nhiều chuyên gia giảng dạy TA tán đồng với đề xuất này, song cho rằng mọi thứ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng.

Phải có lộ trình và đề án rõ ràng

Ths Trần Tín Nghị, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chia sẻ: "Đương nhiên về mặt chủ trương thì tôi nghĩ đây là một ý kiến đề xuất hoàn toàn đúng đắn, giúp cho Việt Nam tiến đến con đường hội nhập nhanh hơn, giúp tăng khả năng cạnh tranh của nước ta với thế giới. Tuy nhiên, cần có sự chuẩn bị kỹ càng để không biến cách nói TA của người Việt thành một kiểu khác đi so với thế giới.

Theo ông Nghị, "việc đầu tư cho việc giảng dạy TA ở nước ta hiện nay chưa đủ để nó trở thành ngôn ngữ thứ 2 mà hiện chỉ ở mức là một ngoại ngữ. Nếu như các trung tâm, thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện điều này trong 5 hoặc 10 năm tới, tuy nhiên các địa phương khác đưa TA là ngôn ngữ thứ 2 sẽ là khó khả thi".

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Phải thay đổi nhiều chính sách - Hình 1

Sinh viên một trường ĐH tại TPHCM trong lớp học tiếng Anh

"Để TA trở thành ngôn ngữ thứ 2 thì tất các các bậc học, các cơ quan quản lý phải dần chuyển việc giảng dạy, đánh giá sang sử dụng một phần bằng TA. Tiếp đến, các cơ quan hành chính cũng phải sử dụng TA trong một số lĩnh vực thông dụng, không khắc khe. Thêm nữa, các hoạt động giao tiếp trong công sở giữa chính quyền và người dân cũng phải sử dụng ngôn ngữ này một phần.

Trong các lĩnh vực, chẳng hạn như giáo dục thì ở mỗi bậc học, các học sinh đều được học và thi cử, đánh giá bằng tiếng Anh. Theo tôi, để đạt được điều này phải có sự chuẩn bị hết sức lâu dài, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức chứ không đơn thuần muốn là thực hiện được ngay.

Tôi chỉ lo lắng nếu chưa chuẩn bị tốt mà áp dụng ngay thì thay vì đưa TA là ngôn ngữ thứ 2 thì hình thành một dạng "Vietspeak" của người Việt mà người nghe ở nước ngoài sẽ thấy khó bởi Việt hóa quá nhiều", ông Nghị nói.

Ông Nghị cho rằng "cần phải có lộ trình mà đi đầu chính là các cơ sở giáo dục. Trước hết từ các cơ sở giáo dục phải nâng cấp trình độ tiếng Anh cho giáo viên, giảng viên ở tất các các môn. Tất các đơn vị hành chính sự nghiệp khác cũng phải có định hướng tiếp nhận TA như ngôn ngữ hàng ngày được sử dụng trong cơ quan hành chính. Đồng thời, thừa nhận các văn bản bằng ngôn ngữ TA nhưng tiền đề thực hiện điều này chúng ta đang còn thiếu nhiều".

PGS.TS Đỗ Minh Hùng, giảng viên cao cấp trường ĐH Đồng Tháp cũng nhìn nhận: "Chúng ta phải cải thiện tình hình đào tạo và sử dụng TA hiện nay ở Việt Nam để đạt mục tiêu giúp cho chúng ta có nguồn nhân lực có thể sử dụng TA thông thạo như một ngôn ngữ quốc tế bởi vì hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Một trong những điều kiện tốt nhất để cho chúng ta đạt được những thành tựu khác về kinh tế, thương mại, giáo dục thì rào cản hiện vẫn là ngôn ngữ mà TA là ngôn ngữ cần thiết và được sử dụng nhiều ở trong các giao dịch về quốc tế.

Nguồn lực của chúng ta cần đạt được điều kiện tiên quyết này nhưng để đạt được phải có sự chuẩn bị từ bây giờ. Đã có những đề xuất biến TA thành ngôn ngữ thứ 2, tôi hoàn toàn thống nhất với đề xuất này.

Tuy nhiên, cần phải có lộ trình rõ ràng, cụ thể về cách thức triển khai, khu vực nào triển khai đầu tiên, làm như thế nào, kinh phí ra sao.... Đồng thời, phải có giai đoạn vừa thử nghiệm vừa đánh giá giữa kỳ, hay dài hạn.

Không nên quá vội vàng hoặc thiếu cân nhắc, tránh để những chương trình xây dựng không vững vàng, lâu dài, thiếu tầm nhìn sâu, liên kết, học hỏi từ nước ngoài thì chắc chắn sẽ không thể thành công. Nếu thực hiện một cách nữa vời sẽ vừa lãng phí về nguồn tài lực, trí tuệ của nhiều người, nhiều nhà khoa học đang muốn đóng góp vào tiến trình này. Nếu được hãy bắt đầu bằng việc lập một đề án, với từng giai đoạn một với những bước chuẩn bị cụ thể để thực hiện thành công từng giai đoạn, có cách đánh giá, nghiệm thu sự thành công từng giai đoạn ấy, cũng như bổ sung thêm cho đề án lớn này."

Tạo môi trường ngay từ bây giờ

PGS.TS Phạm Vũ Phi Hổ, Giám đốc điều hành Trường ĐH Văn Hiến thì khẳng định: "Đây là một đề xuất tốt và đúng đắn. Chẳng hạn như Singapore ngày xưa khi họ đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 cũng gặp không ít khó khăn. Nếu đặt vấn đề bây giờ chúng ta đủ điều kiện thực hiện đề xuất này chưa, câu trả lời chắc chắn là "chưa" nhưng theo tôi để đặt ra một mục tiêu phấn đấu là một việc rất quan trọng.

Đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2: Phải thay đổi nhiều chính sách - Hình 2

Nhiều chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng đề xuất "Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2" là chủ trương đúng đắn nhưng cần sự chuẩn bị kỹ

Tất nhiên không nên đặt ra một mục tiêu suông mà trước hết phải tạo môi trường, điều kiện để thực hiện nó. Ví dụ như, muốn là ngôn ngữ thứ 2 mà trong trường học toàn bộ giáo viên đều là người Việt thì bao giờ mới đạt được. Chúng ta có thể xem xét kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ở các trường ĐH ở nước này có rất nhiều giáo sư, giảng viên là người nước ngoài, người học hoàn toàn dễ dàng thực tập, giao tiếp hàng ngày với đội ngũ này nên dần dần biến TA thành ngôn ngữ sử dụng thường xuyên".

Ông Hổ đề xuất, "Muốn hiện thực hóa đề xuất này cần phải thay đổi rất nhiều từ chính sách, tạo nhiều môi trường phù hợp. Hiện tại chúng ta chưa có nhưng đó là một ước mơ tốt, một chính sách rất tốt cần hướng tới. Có thể 5 -10 năm chúng ta chưa làm được nhưng nếu tiếp tục có chính sách thay đổi thì biết đâu 15 năm nữa đề xuất này có thể khả thi.

Để đạt mục tiêu này, chính sách thay đổi phải tiến tới quốc tế hóa trong các trường học. Các trường ngoài giáo viên bản ngữ thì nên tuyển thêm những giáo sư nước ngoài mới ra trường hoặc vừa nghỉ hưu về phục vụ. Tất nhiên kèm theo đó là hàng loạt thay đổi về chính sách lương bổng, đãi ngộ, chính sách visa để thu hút nhân lực từ bên ngoài. Điều này không phải là xem thường giáo viên trong nước nhưng nếu muốn có ngôn ngữ thứ 2 thì phải tạo môi trường làm việc thứ 2 thật tốt".

TS Phạm Hữu Đức, giảng viên ngôn ngữ học trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TPHCM: tán đồng chủ trương này vì rất hay phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế. "Tuy nhiên trước hết chúng ta phải có một lộ trình thực hiện. Muốn TA trở thành ngôn ngữ thứ 2 tôi nghĩ cần phải có lộ trình cụ thể. Với kinh nghiệm là một giảng viên, tôi nghĩ nên áp dụng mô hình mà các nước Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản...) đang áp dụng. Họ đang áp dụng hình thức EMI (English as a Medium of Instruction) tức là dùng TA để dạy các chuyên ngành khác như hoá, lý, toán và kinh tế... Sau khi mô hình này thành công thì sẽ nhân rộng ra, đó là tiền đề để đưa TA trở thành ngôn ngữ thứ 2".

"Các trường ĐH khi tuyển giảng viên ở bất kể bộ môn nào cũng nên đòi hỏi trình độ ngoại ngữ đặt biệt là TA. Như trường tôi nhiều giảng viên được gửi sang nước ngoài tu nghiệp, kể cả giảng viên trong nước cũng trao dồi thêm ngoại ngữ. Với môi trường làm việc như thế thì bản thân người dạy cũng phát huy và tích lũy được kỹ năng đào tạo sinh viên nói TA. Song song đó, nhiều sinh viên được tuyển sinh thông qua các bài kiểm tra năng lực bằng tiếng Anh, với nền tảng ngoại ngữ ở phổ thông cộng thêm khả năng giảng viên cùng phối hợp lại thì sẽ nhanh chóng thành công", TS Đức đề xuất.

Lê Phương (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ướcNữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước
20:09:46 20/01/2025
Tuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền NamTuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền Nam
18:30:02 20/01/2025
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
Thần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹThần đồng trẻ nhất lịch sử 10 tuổi học đại học, 16 tuổi tốt nghiệp Tiến sĩ: Hơn 10 năm sau vẫn không nhà, không xe, sống nhờ phụ cấp của cha mẹ
17:02:48 20/01/2025
Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"
20:36:58 20/01/2025
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?
21:04:53 20/01/2025
Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"
20:56:18 20/01/2025
Diệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần haiDiệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần hai
18:39:50 20/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Lạ vui

00:46:29 21/01/2025
Theo Live Science, thợ săn hành tinh TESS của NASA, chiến binh đã giúp xác định hơn 6.000 thế giới ngoài hệ Mặt Trời, đã tìm ra hành tinh BD+05 4868 Ab trong trạng thái khiến các nhà khoa học bị sốc.
Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Sao thể thao

00:07:53 21/01/2025
Thủ thành Andre Onana hứng phàn nàndữ dội sau màn trình diễn tệ hại khiến Man Utd thua Brighton 1-3 ngay tại Old Trafford ở vòng 22 Ngoại hạng Anh
Triệu Lệ Dĩnh và dàn sao Cbiz khiến MXH Hàn Quốc "dậy sóng", chuyện gì đây?

Triệu Lệ Dĩnh và dàn sao Cbiz khiến MXH Hàn Quốc "dậy sóng", chuyện gì đây?

Sao châu á

23:22:25 20/01/2025
Mới đây, hotsearch mạng xã hội xứ Trung bất ngờ xuất hiện chủ đề Netizen Hàn dậy sóng vì nhan sắc diễn viên Trung Quốc .
Đại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấp

Đại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấp

Hậu trường phim

23:19:41 20/01/2025
Xuất hiện chớp nhoáng tại sự kiện ra mắt phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành, Lan Ngọc chiếm spotlight vì những khoảnh khắc xinh đẹp xuất thần.
Hot nhất MXH: Angelababy thoát phong sát

Hot nhất MXH: Angelababy thoát phong sát

Phim châu á

23:15:31 20/01/2025
Ngày 20/1, bộ phim cổ trang Tương Tư Lệnh do Angelababy và Tống Uy Long đóng chính đột ngột phát sóng 5 tập đầu tiên trên nền tảng Tencent Video.
Việt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí Trung

Việt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí Trung

Sao việt

23:04:49 20/01/2025
Nghệ sĩ Việt Hương đăng video đòi nợ, than phiền phải ăn cơm với lạp xưởng và xì dầu qua ngày. Nghệ sĩ Vân Dung đăng ảnh hài hước kèm đe doạ đàn anh Chí Trung.
Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Tv show

22:55:02 20/01/2025
Là khách mời trong chương trình Chuyện tôi kể, người mẫu Xuân Lan nhớ lại giai đoạn thăng trầm nhất trong 46 năm cuộc đời mình.
Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc việt

22:52:41 20/01/2025
Cho biết hầu hết những bài hát hay nhất đều được viết lúc tưởng mình sắp chết, nhạc sỹ Trần Tiến kể lại trải nghiệm kề cận tử thần: Tôi thấy vầng sáng chói loá .
Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao âu mỹ

22:16:34 20/01/2025
Spencer Pratt gây bất ngờ khi tiết lộ rằng anh đã kiếm được hàng chục nghìn USD sau khi anh và vợ Heidi Montag mất nhà trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (bang California, Mỹ).
Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Netizen

22:06:06 20/01/2025
Cách ra đề đầy tính lắt léo như thế này thường khiến thí sinh Olympia dễ mất điểm, đặc biệt khi thời gian suy nghĩ và trả lời chỉ giới hạn trong 15-30 giây.