Đề tiếng Anh dễ, sĩ tử sung sướng kết thúc kỳ thi
15h30 chiều qua (4/6), gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã kết thúc kỳ thi tốt nghiệp. Với môn cuối, hầu hết đều cảm thấy nhẹ nhõm vì đề ra vừa sức, nhiều em tin tưởng đạt điểm cao so với các môn đầu.
Thí sinh tại hội đồng thi THPT Yên Hòa (Hà Nội) sung sướng khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh Nguyên Hoàn.
Đề thi tiếng Anh năm nay gồm 50 câu, làm trắc nghiệm với thời gian 60 phút, bao gồm phần ngữ âm, ngữ pháp, chức năng giao tiếp và kỹ năng đọc.
Tại Hà Nội, ở hội đồng thi THPT Phương Nam (gồm trường chủ nhà, THPT Kim Liên, THPT Nguyễn Công Trứ), mặc dù nhiều học sinh nhận xét đề năm nay khó hơn năm ngoái, nhưng nhiều em vẫn làm xong trong 15 phút đầu tiên.
Ở hội đồng thi THPT Yên Hòa, thí sinh cũng có ý kiến tương tự. Các em cho biết đề tương đối dễ, nắm vững kiến thức giáo khoa, thí sinh sẽ đạt 8 điểm. Em Nhật Linh, trường THPT Nguyễn Siêu chia sẻ: “Em thấy có 5, 6 câu ở phần đọc hiểu hơi khó, còn lại các phần khác dễ dàng ăn điểm”.
Em Vũ Thanh Trường, THPT Yên Hòa cũng cùng chung nhận định: “Đề không đòi hỏi nhiều từ vựng. Em tính mình được khoảng 9 điểm”.
Em Như Quỳnh, trường THPT Nguyễn Siêu chia sẻ: “Với đề thi này em chỉ làm trong 45 phút. Trong có gồm thời gian soát lại 3 lần. Em nghĩ với đề thi này học sinh chỉ cần bình tĩnh, làm bài cẩn thận là có thể đạt điểm tốt. Toàn bộ 50 câu chỉ có một số câu ở phần đọc hiểu khó. Đề ra trong tầm ôn thi nên em cảm thấy rất thoải mái, và càng nhẹ nhõm hơn vì đã xong kỳ thi tốt nghiệp”.
Đúng 15h30, các sĩ tử ở TP.HCM kết thúc môn thi Anh Văn, môn thi cuối cùng. Tại trường THPT Gia Định (Q. Bình Thạnh), cũng như thí sinh ở Hà Nội, các em bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng hồ hởi.
Ngoài cổng trường, nhiều học sinh vui mừng nói “đậu tốt nghiệp rồi” hay “đi nhậu đi, ăn chơi thôi”. Nhiều bạn dù làm chưa tốt môn tiếng Anh nhưng cũng tươi cười vì hoàn thành cuộc “vượt vũ môn”. Về đề thi, em Lê Trường Khoa, THPT Đông Du cho biết: “Đề thi mang tính cơ bản, ít có sự phân hóa cao, một học sinh trung bình cũng có thể hoàn thành tốt bài thi”.
Tương tự, em Hoàng Thị Thùy Trang, THPT Gia Định cho rằng: “50 câu đều nằm trong chương trình học. Có nhiều câu học sinh không cần hiểu nội dung mà dùng phương pháp làm trắc nghiệm cũng có thể làm được. Nói chung đề thi năm nay dễ lắm, dư sức cho bạn nào học kém Anh Văn cũng làm được 5 điểm”.
Video đang HOT
Thí sinh xem lại bài làm môn tiếng Anh tại hội đồng thi THPT Gia Định, TP.HCM. Ảnh Như Quỳnh.
Nhiều phụ huynh, học sinh cũng bày tỏ sự vui vẻ khi môn cuối cùng kết thúc. Em Ngô Thùy Dung, THPT Trần Hưng Đạo chia sẻ: “Em sẽ dành khoảng 2 ngày nghỉ ngơi, đi ăn với gia đình, xem phim với bạn bè trước khi ôn thi đại học”.
Anh Nguyễn Văn Dũng (Q. Bình Thạnh), một phụ huynh đưa sĩ tử đi thi ở hội đồng này cũng dự tính: “Thi tốt nghiệp cũng đơn giản, nên các cháu khó có thể rớt được. Tối nay bà xã tôi sẽ ra chợ làm món gì ngon ăn mừng con thi tốt nghiệp tốt, trước khi cùng con đi tìm trung tâm luyện thi đại học”.
Theo sát học sinh của mình tại hội đồng thi Yên Hòa, cô Hoàng Ngọc Quỳnh, giáo viên trường THPT Nguyễn Siêu nhận định: “Đề thi tiếng Anh năm nay không quá dễ, không quá khó, phù hợp với chương trình của học sinh trong sách giáo khoa. Các em học trung bình ở lớp được điểm 4, 5 cũng có thể được 7, 8 điểm. Đề có một câu đánh lừa thuộc kiến thức về cách sử dụng của need. Đề bài đòi hỏi kỹ năng đọc kỹ đề cẩn thận trong khi làm bài. Các em học ngữ pháp, từ vựng chắc là có thể đạt điểm cao. Đề thi năm nay tương đương với đề thi năm ngoái”.
Hình ảnh thí sinh kết thúc môn thi cuối cùng tại Hà Nội và TP.HCM:
Cô Hoàng Ngọc Quỳnh (giáo viên trường THPT Nguyễn Siêu) xem lại bài thi cho học sinh tại hội đồng THPT Yên Hòa. (Ảnh: Nguyễn Hoàn).
Học sinh xem lại bài thi sau khi kết thúc môn thi cuối cùng.
Dù đã kết thúc nhưng vẫn phải xem lại bài để tính điểm. Ảnh Nguyễn Hoàn.
Nữ sinh dự thi ở trường THPT Gia Định (TP.HCM) trong nắng chiều của buổi thi cuối cùng. Ảnh Như Quỳnh.
Tối nay sĩ tử sẽ ăn ngon, ngủ yên để tiếp tục một hành trình khác là thi đại học. Ảnh Như Quỳnh.
QUYÊN QUYÊN – NHƯ QUỲNH
Theo Infonet
Làm thế nào để học sinh hết 'ngại' ngoại ngữ?
Phương pháp "dạy - học" ngoại ngữ hiện nay dẫn đến một hệ quả tất yếu là phần lớn các bạn học trong trường chỉ để đối phó với các bài kiểm tra, bài thi mà không thể vận dụng vào giao tiếp trong thực tế.
Cũng có những bạn đạt điểm cao môn ngoại ngữ, nắm rất chắc ngữ pháp và rất giỏi khi giao tiếp bằng chữ viết, nhưng khi nói chuyện trực tiếp thì lại bối rối, phản xạ nghe - nói rất kém. Tâm lý ngại giao tiếp khi học ngoại ngữ là một vấn đề khá phổ biến ở học sinh nước ta.
Thực trạng trên đã phản ánh tính thiếu hiệu quả của việc đào tạo ngoại ngữ trong nhà trường. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do phương pháp "dạy" truyền thống đang được sử dụng khiến học sinh rất thụ động và ít có môi trường để giao tiếp. Chính việc "bị" học gây ra tâm lý chán nản và ngại học.
Học ngoại ngữ trên các website trực tuyến của nước ngoài cũng là một giải pháp rất hiệu quả.
Một giáo viên dạy tiếng Anh lâu năm cho biết, thực tế, trong chương trình học theo sách giáo khoa, giáo trình bao giờ cũng có các phần luyện nghe - nói. Tuy nhiên, do thời lượng của các tiết học, cơ sở vật chất của trường hoặc do thói quen của giáo viên mà băng đĩa hình để luyện nghe - nói rất ít khi được sử dụng trong các tiết học. Tình trạng này phổ biến ngay cả ở các trường trong thành phố chứ không chỉ ở nông thôn. Vì các thiết bị hỗ trợ việc phát âm không được sử dụng, học sinh chủ yếu đọc theo hướng dẫn của giáo viên, nhưng ngay cả giáo viên cũng có thể phát âm chưa chính xác. Chính vì thế mà rất nhiều học sinh mắc các lỗi phát âm cơ bản. Khi đã phát âm sai thì rất khó sửa, vì các bạn đã quen với cách phát âm đó rồi.
Phạm Thúy Hằng, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, chia sẻ: "Cho đến khi tham gia một khóa học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ và được hướng dẫn về cách sử dụng từ điển để tra cứu phiên âm của từ, em mới biết là rất nhiều từ em đọc sai từ trước đến giờ mà không hề biết. Chính vì phát âm sai nên việc nghe hiểu cũng gặp nhiều khó khăn".
Học sinh phổ thông và sinh viên các trường không chuyên về ngoại ngữ thường không được chú trọng phát triển đầy đủ bốn kỹ năng cho việc phát triển ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, mà đa phần chỉ tập trung vào ngữ pháp. Cách học này làm cho học sinh hoàn toàn thụ động nên không thể có được phản ứng giao tiếp nhanh nhạy, cho dù các bạn có nắm rất chắc ngữ pháp hay vốn từ vựng phong phú.
Có thể thấy, đào tạo ngoại ngữ hiện đang trong tình trạng "học" mà không đi đôi với "hành". Vậy làm thế nào để học sinh hết "ngại" và tự tin hơn khi sử dụng ngoại ngữ trong thực tế? Để làm được điều này, các bạn cần được rèn luyện trong những tình huống giao tiếp thực tế và xóa bỏ dần tâm lý xấu hổ vì sợ nói sai. Các bạn trẻ năng động có thể lựa chọn nhiều cách để thực hành ngoại ngữ với người bản xứ như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, làm thêm tại các nhà hàng, khách sạn có nhiều du khách nước ngoài, hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, làm tình nguyện viên cho các dự án của nước ngoài... Bên cạnh đó, học ngoại ngữ trên các website trực tuyến của nước ngoài cũng là một giải pháp rất hiệu quả.
Livemocha hiện được biết đến là website dạy ngoại ngữ trực tuyến hàng đầu thế giới. Tuy chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng khi truy cập vào website này, có thể thấy khá nhiều thành viên là người Việt Nam. Đây cũng là một điều đáng mừng, chứng tỏ các bạn trẻ ngày càng năng động, có khả năng tự tìm tòi những phương pháp mới để học tập hiệu quả hơn, đồng thời giao lưu, kết bạn và tìm hiểu văn hóa thế giới.
Giao diện website Livemocha.vn.
Livemocha là mạng xã hội học ngoại ngữ đông đảo nhất hiện nay, với hơn 15 triệu thành viên từ khắp các quốc gia trên thế giới. Đây chính là môi trường thuận lợi để các bạn được thực hành ngôn ngữ thường xuyên, trực tiếp với người bản xứ.
Trần Hải Minh, một học sinh THPT tại Hà Nội, đã tham gia Livemocha được 6 tháng, hào hứng chia sẻ: "Em nắm rất chắc các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh, nhưng vẫn rất lúng túng mỗi khi giao tiếp với người nước ngoài. Thế nên em đã tìm kiếm trên Internet và tham gia Livemocha để có cơ hội đối thoại nhiều hơn với người bản ngữ. Livemocha có các khóa "gia sư" - em có thể lựa chọn giáo viên (100% là người bản ngữ) và thực hành một thầy - một trò. Tất nhiên, lịch học được sắp xếp một cách thuận lợi nhất cho cả hai bên và học phí thì rất thấp so với các lớp một thầy - một trò ở các trung tâm hiện nay. Ngoài ra, có thể kết bạn với rất nhiều người bản ngữ trên Livemocha để trò chuyện hoặc nhờ họ nhận xét về các bài tập. Nhờ thế mà em học được các cách diễn đạt của người bản ngữ, không bị chê là "nói tiếng Anh như người Việt" nữa".
Thông tin về Livemocha: http://www.livemocha.vn.
Tư liệu: Livemocha
Theo Infonet
Bộ Giáo dục xốc lại chất lượng đào tạo thạc sĩ Dự thảo thông tư về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ được Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến rộng rãi 4/12. Theo đó, dự kiến việc thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Thủ trưởng các trường ĐH nếu để xảy ra sai phạm trong đào tạo thạc...