Để thư viện trường cuốn hút học sinh
Sự nghèo nàn về sách báo cũng như sách truyện, khó khăn về bài toán kinh phí đầu tư đã khiến cho hệ thống thư viện trường học ở nước ta hiện nay chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình. Làm thế nào để thư viện cuốn hút được học sinh là bài toán đặt ra của ngành GD&ĐT hiện nay.
Học sinh ít có thói quen đến thư viện
Có con đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội), anh Trung cho biết: “Con trai tôi năm nay học lớp 7 nhưng khi hỏi con có hay xuống thư viện đọc sách không, cháu trả lời rất thật: Từ khi vào trường học lớp 6 đến nay con mới đến thư viện một lần. Cháu tâm sự: Thư viện ở trường mới chán lắm, không có nhiều sách, truyện hấp dẫn như của Trường Đoàn Thị Điểm con học trước đây. Thì ra, 5 năm con học ở trường cũ, anh Trung ngày nào cũng đến chiều muộn mới đón con về nhà bởi anh phải chiều theo sở thích vào thư viện đọc sách của con. Thậm chí, mặc dù nhà trường phân lịch đọc theo từng khối lớp nhưng bé Bin ngày nào cũng tìm cách xin cô thư viện để vào đọc sách truyện.
Một tình trạng chung hiện nay đó là học sinh các lớp lớn hơn, thói quen đến thư viện của các em gần như không còn. Đặc biệt, với các em cuối cấp, lịch học dày đặc đã khiến cho con trẻ không còn thời gian đọc và càng không còn thói quen đến thư viện trường. Đây là chia sẻ của nhiều thầy cô cũng như các bậc phụ huynh. Còn với Thùy Linh, đang học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn- (Hà Nội) thì: Ngoài buổi học chính, em tham gia các lớp luyện thi đại học, có hôm gần 10 giờ đêm mới tan học. Lịch học kín cả ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Dù có muốn đến thư viện tìm sách cùng không còn thời gian.
Coi trọng công tác thư viện
Cả nước hiện có gần 3 vạn trường học. Nếu tính mỗi trường có một thư viện thì số thư viện trường học cũng xấp xỉ 3 vạn. Việc phát triển, đầu tư thư viện trường học các cấp đã được ngành GD&ĐT cũng như các địa phương quan tâm trong những năm trở lại đây song thực tế, hệ thống thư viện trường học vẫn chưa có đủ về số lượng và chất lượng.
Thống kê của Bộ GD& ĐT năm học 2009 – 2010: Trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 – 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân một trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.. Với số tiền này, chắc chắn, dù có mua bổ sung tài liệu cho thư viện thì cũng chỉ là muối bỏ bể bởi giá cả sách, truyện in ấn tăng giá đến chóng mặt.
Đấy là chưa kể, đến thời điểm này, cả nước vẫn còn tới 3.859 trường học chưa có thư viện trường học. Hệ thống thư viện trường học chậm phát triển cả số lượng và chất lượng. Nhiều trường nếu có thư viện chỉ là hình thức, không phát huy được hiệu quả. Trong tổng số 23.344 trường có thư viện, số thư viện đạt chuẩn mới chỉ có 10.595 (tỷ lệ hơn 45%). Số cán bộ thư viện chuyên trách mới có 9.171 người (tỷ lệ 35,7%). Đáng chú ý, con số bình quân cán bộ thư viện mỗi năm một giảm sút.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện vẫn chưa đồng bộ, còn kiêm nhiệm, một số chưa đạt yêu cầu chuyên môn đề ra. Theo con số thống kê của NXB Giáo dục, cách đây 3 năm, cả nước có 27.280 trường học nhưng mới chỉ có 23.251 trường có thư viện, chỉ đạt mức 85,2%. Hiện nay, đội ngũ cán bộ thư viện các trường học phổ thông là gần 27.000 người, trong đó cán bộ chuyên trách chiếm 41,7%, cán bộ thư viện kiêm nhiệm là 58,3%.
Nhìn vào đội ngũ cán bộ quản lý thư viện trường học hiện nay cho thấy còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thực tế, bởi đa số cán bộ trông coi thư viện được ban giám hiệu nhà trường thuyên chuyển từ đội ngũ giáo viên yếu kém năng lực sư phạm, hoặc tình trạng sức khỏe yếu, thậm chí bị kỉ luật. Bên cạnh đó còn có cả lực lượng giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện. Vì vậy, đa số cán bộ thư viên trường học chưa qua trường lớp nghiệp vụ đào tạo chuyên môn. Mặc dù, một số ít đã được Công ty sách- thiết bị trường học tổ chức tập huấn nhưng cũng chỉ dừng ở phần việc quản lý, bảo quản, cho mượn sách báo, ít quan tâm tới nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt hơn nhu cầu của giáo viên và học sinh tại thư viện trường.
Trường học không thể không có thư viện, đó là tất yếu. Tuy nhiên, để thư viện thật sự thu hút được học sinh thì hệ thống thư viện trường học cần được đầu tư thỏa đáng.
Theo Vũ Kiệt (Giáo dục Thời đại)
Đỏ mặt đọc phiên âm tiếng Việt
Phiên âm tên riêng nước ngoài ra tiếng Việt đôi khi đọc đỏ mặt, "méo cả mồm" cũng không biết đúng sai...
Đỏ mặt đọc phiên âm
Khi HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam, ông Falko Goetz, đặt chân đến Việt Nam nhận nhiệm vụ, việc đọc tên chính xác của ông từng là chủ đề tranh luận. Trong buổi họp báo ra mắt vị HLV, có PV hỏi: "Đọc tên ông Falko Goetz như thế nào cho đúng?". Một người biết tiếng Đức đã trả lời: "Tiếng Đức viết thế nào thì đọc thế, đọc thế nào thì viết thế". Cuối cùng, cho đến nay, cuộc tranh luận tên HLV trưởng này vẫn chưa ngã ngũ, đọc "méo cả mồm" vẫn chưa biết đúng sai. Có người gọi là "ông Phan-cô Oết", "ông Phan-cao Ghêt", ông Gu-ết", "ông Oét"...
Vị huấn luyện viên người Áo của đội tuyển Việt Nam trước đó, ông Alfred Riedl cũng từng lên báo ta thán việc phiên âm tên của mình "lung tung". Có tờ báo phiên âm tên ông này thành "ông Ri- Ét", chỗ lại phiên âm là "ông Rít- Đừ" hay "Rít- Đồ"...
Đến nay, cuộc tranh luận về tên HLV Falko Goetz vẫn chưa ngã ngũ
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, kể lại câu chuyện: "Nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo có lần hỏi nhà ngữ học Pháp Ferlus là phát âm thế nào tên Ferlus cho đúng. Ferlus trả lời rằng bản thân cũng chẳng biết phát âm thế nào cho đúng, và nói thêm là bố ông ấy cũng không biết. Ferlus còn nói vui là ông chẳng quan tâm tên mình được phát âm như thế nào, mà chỉ quan tâm là nó được viết đúng để nếu có ai gửi tiền cho ông thì nó đến được đúng địa chỉ của ông."
Ông Hiệp nhấn mạnh, người bản ngữ còn như vậy, thì chắc chắn khi người Việt phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài, tình trạng thiếu thống nhất là "chuyện thường ngày ở huyện". Ví dụ, về nguyên tắc thì phiên âm là đọc thế nào phiên thế ấy nên một từ như tên nhà vật lý học nổi tiếng Newton, có thể được phiên âm thành Niu-tơn hoặc Niu-tân.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiêm Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tình trạng phiên âm hiện đang đang hỗn loạn, mỗi nơi một "phách". Ông Cổn phân tích những điểm yếu của phiên âm như gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, đôi khi phản cảm... Ví dụ, chúng ta thường đọc tên bác sĩ Yersin là Y-éc-xanh, nhưng khi ra phố bỗng thấy tên đường Yersin, chắc hẳn nhiều người phân vân, có khi nhầm lẫn hai cái tên này là hai người khác nhau.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp phân tích, âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm. Nhà máy quân sự El Yarmouk phiên âm thành En Y-ác-múc; HLV bóng đá Mourinho phiên âm thành Mu-ri-nhô... "Dĩ nhiên, nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng "lời nói gió bay", ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi phiên âm ra, ghi lại bằng chữ viết", ông Hiệp nói.
Giữ nguyên ngữ hay phiên âm?
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn cho rằng người dân không phải ai cũng biết ngoại ngữ. Do vậy mới có chủ trương ủng hộ phiên âm tên nước ngoài ra tiếng Việt. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân ông, phiên âm chỉ phù hợp với một giai đoạn trong quá khứ, dân trí thấp, ít người biết ngoại ngữ. Hiện nay, dân trí cao hơn, người biết ngoại ngữ tăng, vai trò của truyền thông lớn nên việc khó đọc tiếng nước ngoài đã cơ bản được giải quyết. Do vậy, nên thống nhất chuẩn chính tả theo hướng để nguyên dạng.
Đồng tình quan điểm trên, nhưng GS.TS Nguyễn Văn Hiệp lưu ý đối với tên riêng nước ngoài không thuộc hệ chữ La Tinh có thể tham khảo cách viết của tiếng Anh. Ông Hiệp lấy ví dụ: "Thủ đô nước Nga được viết trong tiếng Anh là Moscow, còn tiếng Pháp là Moscou. Ta cứ Moscow mà dùng, không băn khoăn gì cả". Ngoài ra, những trường hợp tên riêng tiếng nước ngoài phổ biến đã phiên âm qua tiếng Hán như Pháp, Mỹ, Úc... nên tiếp tục sử dụng.
Cẩn thận quá hóa thừa?
Ủng hộ quan điểm để nguyên dạng tên riêng nước ngoài, nhưng ông Nguyễn Hồng Cổn cũng để ngỏ một số trường hợp văn bản có tính đại chúng. Ví dụ một số báo phục vụ công chúng toàn dân, vẫn dùng nguyên dạng, có chú thích cách đọc. Tuy nhiên, chỉ dùng với những từ mới, khó và dần tiến tới bỏ hẳn chú thích. Với các báo phục vụ độc giả trẻ tuổi, nên để nguyên ngữ.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, có quan điểm gần với quan điểm của PGS Nguyễn Hồng Cổn. Theo ông, tên riêng nước ngoài trên các loại sách báo, văn bản có tính phổ cập cần được phiên âm; nếu cần, bên cạnh tên phiên âm chua thêm nguyên dạng.
"Đồng bào ta bây giờ nhiều người đọc, viết còn khó khăn, viết nguyên dạng tên nước ngoài sẽ gây trở ngại cho việc tiếp nhận thông tin. Việc viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài cũng chỉ nên áp dụng đối với sách báo, văn bản chuyên môn".
Ông Thuyết đưa ra giải pháp tránh phiên âm lộn xộn, Chính phủ cần giao cho một cơ quan hướng dẫn nguyên tắc phiên âm (ví dụ: giao Viện Khoa học Xã hội VN) và theo nguyên tắc đó hướng dẫn cách phiên âm tên riêng nước ngoài xuất hiện hằng ngày (ví dụ giao Thông tấn xã VN). Người biết tiếng Đức đọc tên HLV Falko Goetz còn khó, bởi vậy cũng không nên đòi hỏi phiên âm hoàn toàn chính xác. Người Anh gọi Moskva là Moscow, người Pháp gọi là Moscou, chẳng ai coi đó là chuyện "quê mùa". Người nước ngoài cũng chưa bao giờ đặt vấn đề phải viết nguyên dạng tên người Việt, đất Việt và phát âm thật đúng các tên đó.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Muốn tránh những trường hợp phải "đỏ mặt" thì phiên âm trại đi một chút, có sao đâu. Các nước người ta đều làm thế cả. Hồi tôi học ở Nga, những ai tên là "Huy", người Nga đều viết trại đi là "Ghiu" cho khỏi liên tưởng đến từ tục".
Theo 24h
Trường nghèo đất Sài thành Trường học như hộp diêm với nhiều chiếc hộp nhỏ bên trong, giáo viên không có chỗ nghỉ khi chờ chuyển tiết phải ngồi ở ghế đá, giám thị làm việc ở hành lang... Ngay ở giữa TPHCM, có những trường học nghèo đến mức mà kể ra thấy rất khó tin. GV nghỉ ở ghế đá, giám thị làm việc ở hành...