Để thích nghi tốt môi trường du học
Cuộc sống du học luôn mang lại những điều mới mẻ và khác biệt, nên mở rộng lòng mình để có thể hòa nhập tốt hơn.
Một môi trường học tập hoàn toàn mới, con người mới, nền văn hóa mới… sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng lạc lõng, khó hòa nhập nơi xứ người nếu bạn không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi lên đường du học.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia và du học sinh Việt Nam, bất đồng ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến du học sinh khó hòa nhập. Do đó, chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp tốt với người bản xứ là một thành công bước đầu đối với bất cứ du học sinh nào.
Sốc văn hóa
Trước khi quyết định du học tại quốc gia nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về con người, ngôn ngữ, nền văn hóa… của quốc gia đó để có thể dễ dàng vượt qua “cú sốc” văn hóa – một hiện tượng tâm sinh lý mà bất cứ du học sinh nào đều phải trải qua khi lần đầu tiên đến sống ở một đất nước xa lạ. Tùy thuộc vào sự hiểu biết và sự chuẩn bị về tâm lý của từng người mà mức độ ảnh hưởng của “sốc văn hóa”đến mỗi người khác nhau. Chia sẻ về vấn đề này, một chuyên gia tư vấn du học cho biết: “Nhiều trường hợp phụ huynh đến than phiền về việc con mình đang du học cảm thấy sốc khi không thể diễn đạt ý kiến, tình cảm bằng ngôn ngữ bản xứ. Lâu dần các em sẽ cảm thấy bực tức, mất tự tin trong giao tiếp và dần trở nên cô độc. Một số trường hợp do các em chưa tìm được chỗ cư trú ổn định nên lo lắng và chán nản”. Chuyên gia này đưa ra lời khuyên: “Khi đã quyết định du học nước nào thì nên tìm hiểu ngôn ngữ chính của nước đó. Với một số quốc gia như Hàn Quốc, Đức, Pháp… thì ngoài tiếng Anh, các bạn nên học thêm về ngôn ngữ giao tiếp cơ bản của các quốc gia này để làm hành trang khi du học”.
Video đang HOT
Giao lưu văn hóa, tham gia các hoạt động ngoại khóa tập thể… là một trong những cách tốt nhất để du học sinh thích nghi với con người và môi trường du học.
Ngoài việc học tiếng, khi bạn thực sự bước chân đến một miền đất mới, bạn phải hiểu hết về văn hóa và lối sống ở đó. Có một điều cũng rất quan trọng mà bạn cần phải thích nghi khi đi du học đó chính là văn hóa ẩm thực. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau nên việc thay đổi thói quen ăn uống là không hề đơn giản. Cô Võ Thanh Thu, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kể: “Ở Việt Nam ăn cơm đã quen, lúc sang Nga du học hằng ngày ăn lúa mì nấu với sữa nhưng chỉ kéo dài vài ngày là tôi không thể nuốt trôi. Nhiều hôm đi học về, ngồi một mình trong khu ký túc ăn tối mà tôi rớt nước mắt vì nhớ nhà, vì thèm được ăn những món ăn Việt Nam hay chỉ đơn giản là một bát cơm trắng mà thôi”.
Những cách tốt nhất để thích nghi
Khó khăn lớn nhất của tình trạng “sốc văn hóa” ở du học sinh là vấn đề ngôn ngữ, vì vậy trước tiên bạn cần phải nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình. Cách tốt nhất trong trường hợp này là giao lưu kết bạn với người bản xứ. Thời gian đầu các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi được nghe nhiều từ mới với tốc độ nói nhanh. Tuy nhiên, chỉ cần mỗi tuần nói chuyện với người bản xứ khoảng 2-3 tiếng, khả năng nghe nói của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt chỉ sau vài tháng. Ngoài ra, bạn nên tham gia vào các nhóm và các câu lạc bộ tại trường mình học. Đây là nơi tuyệt vời để bạn thể hiện bản thân, nuôi dưỡng sở thích cá nhân hoặc đơn giản là giao lưu và làm quen với những người bạn mới. Đặc biệt, ở môi trường học nước ngoài, các hoạt động ngoại khóa còn giúp bạn tìm kiếm cơ hội xin học bổng, tài trợ, tìm chỗ lưu trú tốt nhất…
Bạn cũng nên duy trì mối liên lạc thường xuyên với gia đình, bè bạn thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter. Đây không chỉ là kênh thông tin giữa bạn với bạn bè và gia đình ở nhà mà nhiều trường ở nước ngoài cũng thông qua các kênh này để cập nhật thông tin mới nhất, cho phép bạn tương tác với các nhân viên và giảng viên của trường. Đồng thời, bạn nên cài đặt Skype và video call để có thể gọi điện video với bạn bè người thân miễn phí. Ngoài ra, bạn hãy tập thói quen tự lập thông qua các công việc đơn giản như giặt giũ, nấu nướng và dọn dẹp… Cách tốt nhất là tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp để giúp bạn làm chủ tài chính của mình và tích lũy kinh nghiệm cho công việc của bạn sau này.
Cuối cùng, bạn nên làm quen với những anh chị đi trước vì ở nhiều quốc gia trên thế giới đều có hội du học sinh Việt Nam ở đó. Những hội này có thể liên lạc với nhau qua các website, Facebook hoặc forum trên mạng. Nếu làm quen được với các anh chị đi trước, các bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin rất bổ ích như cách học từng môn học, chỗ nào bán đồ rẻ. Nếu may mắn hơn, các bạn sẽ được anh chị để lại sách giáo khoa, vật gia dụng như nồi cơm, lò vi sóng, tủ lạnh… với giá “hữu nghị” và được hướng dẫn cách thích nghi tại nước sở tại.
Theo Quốc Hải
Pháp luật TPHCM
Nhiều khác biệt phải thích nghi
Khi còn học lớp 11 ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - TPHCM, tôi đạt được học bổng giao lưu văn hóa Mỹ khá dễ dàng. Tôi dự phỏng vấn học bổng với tâm lý thoải mái và cứ thế lên đường du học.
Sang đến đất Mỹ, tôi bắt đầu sốc. Đầu tiên là ngôn ngữ. Tôi nói người bản xứ không nghe được và ngược lại họ nói tôi cũng rất khó nghe. Dù đã tăng cường học tiếng Anh từ lớp 8 với mục đích sẽ du học nhưng tôi vẫn hụt hẫng, vì thực tế hoàn toàn khác.
Vào lớp, cách dạy của giáo viên cũng khác với những gì tôi học trong nước. Dù là lớp 12 nhưng không học bằng cách đọc chép. Trái lại, họ còn giảng bài rất nhanh, có khi không còn thời gian để học sinh nêu thắc mắc. Một tiết học có thể là dài cả một chương sách. Đối với các môn tự nhiên thì tôi khá vững, có khi đạt cả điểm cộng. Còn các môn xã hội thì khá vất vả, nhất là môn văn. Tôi phải cố theo kịp tốc độ giảng của giáo viên bằng cách đọc sách chuẩn bị bài trước, nghe giảng và ghi chú. Sau đó về nhà tìm hiểu thêm vấn đề đó trên mạng.
Nguyễn Khánh Duy tại Mỹ
Về văn hóa, ở nhà của người bản xứ có nhiều lợi ích trong thời gian đầu mình chưa quen đường đi nước bước nhưng tôi cũng phải chú ý nhiều trong cách ứng xử như trước khi sử dụng đồ gì của họ thì phải xin phép... Ví dụ lấy tờ báo đọc phải xin phép thì mới đúng phép lịch sự.
Dù có nhiều khó khăn nhưng may mắn là tôi đã vượt qua và hoàn thành bậc phổ thông cũng như khóa học ĐH sau đó. Tôi cũng hòa nhập với cộng đồng bằng việc chơi bóng đá. Qua đó, tôi có cơ hội giao lưu bạn bè nhiều hơn. Tên tôi còn xuất hiện trên tờ báo địa phương khi tường thuật về một trận bóng mà tôi tham gia. Bài học tôi có được chính là tính tự lập, nhìn nhận mọi chuyện sát thực tế hơn.
Điều tôi muốn chia sẻ là cuộc sống du học không dễ dàng gì. Khi xác định du học nghĩa là phải chịu khó khăn. Du học không phải là cuộc sống sung sướng, màu hồng.
Nguyễn Khánh Duy (tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh quốc tế San Diego University For Integrative Studies)
Theo người lao động
Học phải hỏi Nhiều du học sinh đúc kết nhược điểm của học sinh Việt Nam là thiếu tự tin và ngại hỏi, trong khi cách giáo dục của nhiều nước là khuyến khích người học đưa ra ý kiến của mình cũng như khả năng phản biện. Do đó, du học sinh Việt Nam thường mất khá nhiều thời gian để hòa nhập môi trường...