Đề thi và gợi ý đáp án môn Địa lý cao đẳng khối C
Sĩ tử khối C đã kết thúc phần thi môn Địa lý. Dưới đây gợi ý đáp án môn này do cô Nguyễn Thị Lành – Trung tâm luyện thi đại học Vĩnh Viễn thực hiện.
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng
2. Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta
Câu II (2,0 điểm):
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bổ thưa thớt ở trung du và miền núi.
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu
a/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
b/ Nhận xét diện tích lúa cả năm của hai vùng trên từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I:
1. Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng
Trả lời :
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển
- Đây là hai quần đảo lớn xa bờ của nước ta, có nhiều chứng cứ lịch sử chứng minh thuộc chủ quyền của nước ta từ rất lâu, có ý nghĩa rất lớn đối với an ninh quốc phòng. Hai quần đảo này tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đát liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta
- Đối với đất vùng đồi núi để hạn chế xói mòn đất phải áp dụng các biện pháp:
Video đang HOT
Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng.
Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông – lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư, định canh cho dân cư miền núi.
- Đối với đất nông nghiệp vốn đã ít nên:
Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
Cần canh tác hợp lý, glây, nhiễm mặn nhiễm phèn.
Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Câu II:
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta.
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí, vật liệu xây dựng
Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.
Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
Việt Trì-Lâm Thao: hoá chất, giấy.
Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp hàng đầu nước ta như Tp.HCM (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh trong đó có các ngành: khai thác dầu, khí; sản xuất điện , phân đạm từ khí.
- Dọc theo Duyên hải miền Trung ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có các trung tâm khác như Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang
- Các khu vực còn lại nhất là vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở trung du và miền núi.
Ở trung du miền núi, công nghiệp phân bố thưa thớt là do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thị trường, kết cấu hạ tầng (đặc biệt là giao thông vận tải) và vị trí địa lí.
Câu III: Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
- Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:
Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
- Về kinh tế – xã hội:
Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
Người dân có kinh nghiệm.
Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
- Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
- Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.
Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?
Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.
Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
- Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt.
Câu IV:
1. Vẽ biểu đồ
2.Nhận xét :
- Từ 2005 – 2010 ,diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng giảm liên tục. (giảm 34 nghìn ha).
- Từ 2005 – 2010, diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục (tăng 120 nghìn ha).
- Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng (3,6 lần; năm 2010)
Giải thích:
- Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Hồng giảm liên tục là do một phần diện tích lúa chuyển sang các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn và một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở.
- Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục vì đất hoang hóa, đất phèn, đất mặn đã được khai hoang và cải tạo đưa vào sử dụng. Thủy lợi được phát triển nên hệ số vụ được gia tăng. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của nước ta cung cấp lương thực cho cả nước và cho xuất khẩu.
Theo zing
An Giang công bố tuyển giáo viên năm học 2014 - 2015
Năm học 2014 - 2015, Sở GD-ĐT tỉnh An Giang tiếp tục ra đề thi phần kiến thức chung và soạn giáo án. Riêng năm học 2015 -2016, các phòng GD-ĐT, các đơn vị được phân cấp tuyển dụng sẽ tự ra đề thi theo nội dung mà Sở đã quy định.
Mới đây, Sở GD-TĐ tỉnh An Giang vừa công bố tuyển giáo viên các cấp học năm học 2014 - 2015. Theo kế hoạch, năm nay chỉ tuyển dụng giáo viên thuộc các chuyên ngành Sư phạm, gồm: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ (công nghiệp, nông nghiệp).
Sở sẽ kết hợp 2 hình thức tuyển dụng thi tuyển và xét tuyển. Xét tuyển bao gồm: Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học (kể cả các môn chuyên biệt) và nhân viên trường học; giáo viên THCS, THPT khi số lượng đăng ký dự tuyển bằng hoặc thấp hơn nhu cầu tuyển dụng.
Thi tuyển: Khi có số lượng đăng ký dự tuyển ngạch giáo viên THCS, THPT cao hơn chỉ tiêu tuyển dụng. Trong đó, Phòng GD-ĐT tuyển dụng viên chức mầm non, tiểu học và THCS thuộc các đơn vị công lập được phân cấp quản lý. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang, trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang, các trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, THPT Tân Châu, THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Hữu Cảnh được tuyển dụng viên chức thuộc đơn vị mình.
Riêng trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu không tuyển dụng mới mà chỉ tuyển dụng giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT đủ tiêu chuẩn vào trường chuyên.
Các trường, cơ sở giáo dục được phân cấp tuyển nhân viên trường học (trừ nhân viên thiết bị). Chỉ tiêu tuyển dụng được Sở GD-ĐT công bố chung theo đơn vị trường học, cơ sở giáo dục công lập trước ngày quy định thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển.
Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức: Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú ở An Giang; tuổi đời từ đủ 18 tuổi trở lên, tính đến năm tuyển dụng; có đủ sức khỏe, đảm bảo công tác lâu dài và không mắc bệnh truyền nhiễm, không bị dị tật, không nói ngọng, nói lắp...;
Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu không tuyển dụng mới mà chỉ tuyển dụng giáo viên đang giảng dạy tại các trường THPT đủ tiêu chuẩn vào trường chuyên. (Ảnh từ website trường Thoại Ngọc Hầu)
Giáo viên Mầm non: Tốt nghiệp cao đẳng, đại học sư phạm mầm non;Giáo viên tiểu học: Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm chuyên ngành giáo dục tiểu học và các chuyên ngành Sư phạm có liên quan (âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tiếng Anh, tin học) trở lên. Ưu tiên tuyển tốt nghiệp đại học Sư phạm;Trung học cơ sở: Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng Sư phạm, đại học sư phạm; Trung học phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp, Giáo dục thường xuyên: Sinh viên tốt nghiệp ĐH Sư phạm trở lên.
Nhân viên kế toán: Đạt trình độ trung cấp kế toán trở lên; thủ quỹ đạt trình độ sơ cấp kế toán trở lên; văn thư đạt trình độ trung cấp văn thư lưu trữ trở lên; thư viện đạt trình độ trung cấp thư viện; y tế trường học đạt trình độ Trung cấp y tế; thiết bị trường học đạt trình độ như quy định đối với giáo viên các cấp học (Tiểu học đạt trình độ tối thiểu trung cấp; THCS đạt trình độ tối thiểu Cao đẳng; THPT, TCCN, GDTX đạt trình độ tối thiểu đại học).
Ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với từng vị trí việc làm, người dự tuyển có trình độ đại học sư phạm hoặc trình độ đại học khác (đối với vị trí việc làm là nhân viên) phải có thêm chứng chỉ A ngoại ngữ và chứng chỉ A tin học.
Trong kế hoạch tuyển dụng 2014 - 2015 của Sở GD-ĐT tỉnh An Giang có hai điểm lưu ý, thứ nhất: Sở xét tuyển đặc cách những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng (đã tốt nghiệp đại học sư phạm) và đạt yêu cầu phỏng vấn thì được Hội đồng tuyển dụng đề nghị trúng tuyển đặc cách. Nếu có từ 2 người cùng chuyên ngành trở lên đăng ký dự tuyển ở cùng đơn vị (vượt nhu cầu tuyển dụng) thì áp dụng phương thức xét tuyển đối với người dự tuyển có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Thứ hai: Năm học 2015 -2016 , các phòng GD-ĐT, các đơn vị được phân cấp tuyển dụng sẽ tự ra đề thi theo nội dung mà Sở đã quy định.
Theo Dantri
Đề thi đại học đợt 2: Học thuộc lòng sẽ bị điểm kém! Nói về đề thi đại học đợt 2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Đề thi có tính phân loại cao, không đánh đố, tăng cường kiểm tra kiến thức thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, không yêu cầu thí sinh học thuộc lòng một cách máy móc". Ngày mai 8/7, thí sinh thi đại...