Đề thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ có nhiều thay đổi
Sau thay đổi chính thức về kỳ thi THPT 2020, Bộ GD-ĐT thông báo đang gấp rút xây dựng đề thi minh họa theo tiêu chí mới thay cho đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia được thông báo từ 3/4.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã được Thủ tướng đồng ý tổ chức sẽ được tổ chức trong 1,5 ngày với 3 buổi thi; giảm 1 ngày so với trước đây (2,5 ngày, gồm 5 buổi thi).
Do thời gian thi rút ngắn như vậy nên đề thi cũng phải điều chỉnh theo hướng rút ngắn thời gian thi từng môn so với các kỳ thi trước đây. Đặc biệt với môn thi tổ hợp vì chỉ lấy 1 đầu điểm cho 3 môn thay vì 3 đầu điểm như các năm trước, nên thời gian làm bài, số lượng câu hỏi, mức độ yêu cầu của đề thi cũng sẽ giảm rõ rệt.
Nhà trường và học sinh lớp 12 đang trông đợi quy định cụ thể về đề thi, quy định đối với phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 vừa được chính thức phê duyệt
Video đang HOT
Như vậy, so với tiêu chí của kỳ thi THPT quốc gia được Bộ GD-ĐT công bố ngày 3/4 thì đề thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ có nhiều thay đổi. Để phù hợp với mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như điều kiện dạy học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đề thi sẽ được ra nhẹ hơn, sát với nội dung tinh giản chương trình đã được Bộ GD-ĐT công bố.
Đề thi sẽ không đánh đố học sinh; phù hợp với yêu cầu xét tốt nghiệp THPT nhưng vẫn có độ phân hóa hợp lý để vừa đánh giá được mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của giáo dục phổ thông, vừa có thể phân loại được mức độ đáp ứng chuẩn của các thí sinh khác nhau, nghĩa là phân loại được các nhóm học sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình và yếu, kém.
Ông Mai Văn Trinh khẳng định, trong thời gian sớm nhất, Bộ GD-ĐT sẽ công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nhiệp THPT vừa được Thủ tướng chấp thuận về phương án tổ chức để giáo viên và học sinh có định hướng trong dạy học và ôn tập cho phù hợp trong khi thời gian không còn nhiều.
Duy Anh
Lo ngại phát sinh luyện thi khi thay đổi kỳ thi THPT 2020
Những thay đổi về kỳ thi THPT 2020, đang khiến giáo viên lo ngại việc luyện thi, học sinh phải di chuyển nhiều để dự thi vào các trường ĐH.
Giáo viên dạy online trong những ngày học sinh chưa đến trường vì dịch Covid-19 - B.THANH
Có khả thi khi tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm rất cao?
Trước thông tin về kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, giáo viên Thiều Quang Thịnh, Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM đưa ra ý kiến: "Đứng dưới góc độ học sinh thi tốt nghiệp chỉ để lấy tấm bằng thì Bộ nên cân nhắc việc giảm số môn thi so với năm 2019 để giảm áp lực cho học sinh. Điều chỉnh khâu tổ chức thi để phù hợp với tình huống các trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19".
Còn ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), nói rằng có kỳ thi tốt nghiệp, về mặt tích cực vẫn đảm bảo được chuẩn đầu ra của lớp cuối cấp theo chuẩn chung của cả nước; giúp học sinh duy trì động lực học tập và quan trọng đảm bảo công bằng cho học sinh.
Tuy nhiên phải nhìn nhận là bên cạnh những cái được sẽ có nhiều vấn đề phát sinh: Thứ nhất là sự đồng thuận từ phía phụ huynh và học sinh không cao, bởi nếu duy trì một kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp là không khả thi trong khi tỷ lệ tốt nghiệp THPT hằng năm rất cao, kinh phí tổ chức một kỳ thi trên toàn quốc rất tốn kém. Chắc chắn các trường ĐH tốp trên sẽ phải tổ chức thêm kỳ thi để chọn học sinh (bên cạnh xét học bạ và có thể xét điểm một số môn trong bài thi THPT). Như vậy những học sinh có thể sẽ phải tham gia thêm một kỳ thi ĐH, việc này sẽ tốn thêm kinh phí từ phụ huynh như ăn ở, ôn thi, di chuyển... Chưa kể các trường ĐH tổ chức thi riêng thì lại phát sinh vấn đề học luyện thi, công tác tổ chức - quản lý thi...
Thứ hai là khi tổ chức kỳ thi THPT để xét tốt nghiệp thì công việc của nhà trường sẽ giảm nhiều, áp lực của việc giảng dạy cũng sẽ giảm, nhưng bên cạnh đó lại không có một đầu mối chung dẫn đến công tác đăng ký dự thi và hướng dẫn học sinh sẽ khó khăn hơn. Học sinh phải chủ động hơn trong công tác đăng ký, nộp hồ sơ và tiếp cận thông tin về tuyển sinh.
Bộ cần quan tâm đến nội dung đề thi
Tương tự, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) bày tỏ quan điểm, trong tình hình này quyết định về kỳ thi đảm bảo đúng luật giáo dục. Vì thay đổi mục tiêu chỉ còn để xét tốt nghiệp nên Bộ cũng cần quan tâm đến nội dung ra đề thi do học sinh học học trực tuyến trong thời gian qua chỉ là giải pháp tình thế, có thể không ra phần "nâng cao" trước đây dùng để phân hóa học sinh xét vào ĐH.
Cũng theo ông Phú, Bộ cần tính toán đến việc giảm số cột điểm để học sinh hoàn tất năm học, cho kiểm tra lấy điểm bằng hình thức dạy online, cho phép thừa nhận kết quả dạy trực tuyến.
Khi kỳ thi THPT giao cho địa phương tổ chức, ông Phú cho rằng để tránh tiêu cực, Bộ cần tăng cường vai trò giám sát, nhất là tại các tỉnh đã xảy ra tiêu cực trong những lần thi trước...
Bích Thanh
Kỳ thi THPT chủ yếu xét tốt nghiệp, tuyển sinh đại học sẽ như thế nào? Vì dịch Covid-19, kỳ thi THPT năm 2020 chủ yếu tập trung cho việc xét tốt nghiệp. Nhiều trường đại học phải tìm phương án thay thế để chủ động tuyển sinh. Năm nay, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng tập trung cho mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước....