Đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm 2012
Sau 90 phút làm bài thi, 9h sáng nay, thí sinh kết thúc môn thi Địa lý. Dưới đây là đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm 2012.
Đề thi tốt nghiệp THPT 2012 môn Địa lý
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (6,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1.Trình bày đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa nước ta. Tại sao độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta biểu hiện như thế nào? Sự phân bố dân cư như vậy gây ra khó khăn gì?
Câu II. (2.0 điểm)
1. Trình bày tình hình phát triển du lịch và nêu các trung tâm du lịch chủ yếu của nước ta.
2. Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng?
Câu III. (3.0 điểm)
1. Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Dựa vào bảng số liệu sau, vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm và nhận xét.
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Video đang HOT
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (1,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2.0 điểm)
1. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lý Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
-HẾT-
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam) khi làm bài thi
Giám thị không giải thích gì thêm.
Theo VNN
Thi Địa lý: Nhiều thí sinh quên Atlat
Sáng nay (3/6), kỳ thi tốt nghiệp THPT bước sang ngày thứ 2.
Sau trận mưa đêm qua, các phụ huynh đều chuẩn bị rất cẩn thận, đưa con tới điểm thi từ sớm. Phóng viên tại điểm thi Trường THPT Nhân Chính và THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và ghi nhận những hình ảnh đầu tiên của các thí sinh.
Sau buổi thi đầu tiên, sáng nay thời tiết mát mẻ, nhiều thí sinh có tâm lý thoải mái hơn để bước vào môn thi thứ 3 - Địa lý. Tuy nhiên, ở ngày thi thứ 2, vẫn còn tình trạng thí sinh đến sát giờ, đến muộn vài thí sinh tỏ ra mệt mỏi, lo lắng. Nhiều phụ huynh đứng ngoài bồn chồn cùng con vì môn Địa khá "khó" cho học sinh không theo khối C.
Trong môn thi này thí sinh được phép mang Atlat địa lý vào phòng thi. Trước giờ thi, nhiều bạn tranh thủ vẫn trao đổi, xem qua lại kiến thức. Không ít phụ huynh, thí sinh cuống cuồng, lo lắng vì quên Atlat ở nhà.
Thí sinh Nguyễn Minh Trung cho hay: "Em không theo ban C cho nên cũng không tự tin cho lắm, nhưng để đạt điểm ở mức trung bình thì em nghĩ không khó, vì chắc là sẽ không có kiến thức nâng cao như thi đại học".
Còn với các thí sinh học Ban C thì kỳ thi tốt nghiệp năm nay lại khá thuận lợi khi có cả ba môn Văn - Sử - Địa. Chị Ngọc Anh, một phụ huynh nói: "Tối qua cháu nhà mình đi ngủ sớm, vì cháu học ban C nên ôn luyện từ trước cũng cẩn thận rồi, sát ngày thi thế này chỉ đọc lai qua loa thôi, còn thì phải giữ cho tinh thần thoải mái, lúc này có học nữa cũng không ăn thua. Hôm qua thi Ngữ văn cháu làm cũng tốt, nghe cháu bảo sẽ năm chắc điểm 8".
Do là một môn học thuộc nên đây là một trong những môn được đánh giá là sẽ có nhiều phao thi. Có mặt tại cổng trường THCS Trưng Vương địa điểm thi của các trường Marie - curie, Đinh Tiên Hoàng, Việt Đức chúng tôi đã bắt gặp hình ảnh nhiều thí sinh chuẩn bị phao thi.
Những chiếc phao thi được các bạn thí sinh chuẩn bị khá cầu kì gấp một cách nhỏ gọn chỉ bé bằng một ngón tay cái. Hoặc có hiện tượng cả nhóm cùng làm phao truyền tay nhau. Một bạn trong nhóm sẽ in tài liệu ra giấy A4, sau đó chia cho các bạn khác để cùng nhau cắt gọt sao cho thuận tiện nhất.
Một thí sinh cho biết: "Ba hôm nay em phải thức đến tận 2h sáng ôn bài nhưng mà cũng chẳng thấy vào đầu gì cả. Thế là sáng nay em nhờ một bạn cùng lớp in luôn thêm cho một bộ. Biết đâu vào phòng thi giám thị dễ tính thì còn xem được chút ít. Nói thật là em cũng không học ban C nên mấy thứ này học không nhớ lắm, không có hứng thú với môn này nên học lâu vào lắm".
Nhiều thí sinh quên mang theo Atlat
Môn địa thí sinh được phép mang Atlat địa lí Việt Nam, máy tính vào phòng thi. Tuy nhiên, có khá nhiều thí sinh tỏ ra chán nản với Atlat. Thí sinh Nguyễn Trọng Thanh cho biết: "Có cho em cầm atlat cả ngày chắc em cũng không đọc được chữ gì cả. Khó lắm nên em cũng chẳng mua làm gì cho tốn 25.000 đồng".
Vì vậy tại điểm thi THCS Trưng Vương có đến quá nửa thí sinh không mang theo Atlat.
Tại điểm trường này các thí sinh tập trung ngoài cổng trường đến 6h45 mới bắt đầu vào trường nên gây ra ùn ứ trên đường Hàng Bài cũng như nguy hiểm cho thí sinh. Buổi chiều các thí sinh lại tiếp tục với môn Lịch Sử.
Hội đồng thi Trường THCS Khương Đình (Thanh Xuân) ngay từ sáng sớm đã tập trung rất nhiều phụ huynh đưa đón con đi thi. Nhiều phụ huynh nhà xa phải cùng con thức dậy từ 5h sáng để cùng con chuẩn bị, ăn sáng và đưa con đến địa điểm thi.
Bác Trần Văn Hùng, ở Hà Đông (cách địa điểm thi 8km), phụ huynh của thí sinh Trần Mạnh Dũng, Trường THPT Trần Hưng Đạo chia sẻ: "Đêm qua mưa tầm tã cả đêm, vợ chồng tôi cứ lo sáng nay sẽ phải đội mưa đưa con đi thi. Thằng bé cũng nóng ruột lo lắng. Nhưng thật may, trời đã tạnh ráo nên hai bố con xuất phát đúng giờ đã định".
Buổi sáng các thí sinh làm bài thi môn Địa lý, thời gian làm bài 90 phút. Rất nhiều thí sinh tại Hội đồng thi Trường THCS Khương Đình đã để quên atlat địa lý ở nhà, phụ huynh phải về nhà lấy cho con.
Một số thí sinh do nhà xa nên đến trường thi sau khi các thí sinh khác đã yên vị ngồi trong phòng thi. Tuy nhiên, không có bất cứ một thí sinh nào đến muộn sau khi đã phát đề và tính thời gian làm bài.
Đúng 7h, các thí sinh được gọi theo số báo danh vào phòng thi. 7h25, giám thị 1 và 2 phát đề thi. Đúng 7h30 tính giờ làm bài.
Ghi nhận của PV tại Hội đồng thi THPT Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội, từ khoảng 6 giờ sáng rất nhiều thí sinh "gấp rút" chuẩn bị phao vào thi môn Địa lí. Môn Địa lí là môn được phép mang At lat vào thi.
Cho tới gần lúc gần sát thời gian gọi vào phòng thi vẫn có thí sinh quên không mang Atlat theo. Ghi nhận tại một số điểm thi cho thấy, số lượng thí sinh tới muộn giảm, tuy nhiên chủ yếu các em quên không mang Atlat địa lí theo. Tại Hội đồng thi THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tính tới thời điểm gần tới thời gian làm bài có 5 thí sinh quên Atlat, tại Hội đồng THPT Cầu giấy cũng có 5 thí sinh quên. Hội đồng THPT Chu Văn An cũng có 5 thí sinh đến muộn sau khi thời gian gọi vào phòng, những thí sinh này tiếp sau theo quy định vẫn được vào dự thi, tại Hội đồng thi trường THPT Amsterdam sáng nay có 7 thí sinh quên Atlat và phải nhờ người nhà về lấy gấp.
Trở lại với Hội đồng thi THPT Minh Khai sáng nay, theo ghi nhận của chúng tôi vẫn còn tình trạng thí sinh chuẩn bị phao thi, những mẩu phao được các sĩ tử thủ trong người một cách kín đáo.
Một thí sinh học tại trường THPT Thượng Cát thi tại Hội đồng này cho biết, cũng không cố tình muốn mang phao vào phòng nhưng do bạn chuẩn bị "đầy đủ" quá nên cũng lo, biết đâu vào trong các bạn sử dụng được mà mình không có?
Sáng nay tại Hội đồng này chưa có thí sinh nào tới muộn, công tác an ninh trật tự tại đây được đảm bảo.
Theo Nhóm PV (Báo Giáo dục Việt Nam)
Đề Địa khá dài, thí sinh chật vật Sau 90 phút làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lý sáng nay 3/6, nhiều thí sinh nhận định đề thi năm nay tương đương với mức của năm trước và được đánh giá là vừa sức. Chiều nay, các thí sinh tiếp tục dự thi môn Lịch Sử. Đúng 9 giờ sáng nay 3/6, kết thúc môn thi thứ 3 Kỳ...