Đề thi Toán vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu TP HCM
Sáng 26/5, hơn 3.000 thí sinh bước vào kỳ tuyển sinh lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) với môn Toán không chuyên.
Đề môn Toán (không chuyên) năm nay được nhiều thí sinh đánh giá là khó, không đủ thời gian hoàn thành bài thi, dự đoán chỉ được 4-5 điểm.
“Câu 4a khá thú vị khi đưa vấn đề thời sự giải cứu dưa hấu vào, bản chất là đưa về phương trình tìm ẩn số nên không quá khó. Nhưng đến câu 5 thì yêu cầu cao hơn, thời gian không đủ nên em bỏ dở”, Trần Quốc Dũng (quận Bình Thạnh) cho biết.
Đề thi môn Toán (không chuyên) trường Phổ thông Năng khiếu.
Năm nay, Phổ thông Năng khiếu tuyển 600 chỉ tiêu tại hai cơ sở, với hơn 3.000 thí sinh dự thi nên tỷ lệ chọi dự kiến là một chọi 5. Ba môn thi không chuyên bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và một môn chuyên do thí sinh tự chọn.
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu.
Video đang HOT
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Phản biện - khâu căng thẳng nhất quá trình ra đề thi vào lớp 10
Khi có đề thi, hai giáo viên phản biện phải làm thử ở khu vực riêng, không dùng tài liệu tham khảo và phải làm trong thời gian quy định.
Kỳ tuyển sinh lớp 10 đại trà thường có 3 môn (Toán, Văn, Anh), đồng nghĩa mỗi môn học phải ra bốn đề thi cả chính thức và dự bị, đề đại trà và đề khối chuyên. Vì số lượng in sao lớn hàng mấy chục nghìn đề thi nên các giáo viên Toán, Văn, Anh phải vào khu vực cách ly trước, gọi là đợt 1. Những môn chuyên còn lại được tập trung vào đợt 2 và ở khu vực khác. Hai nhóm hoàn toàn tách biệt.
Vào khu vực cách ly, giáo viên tham gia ra đề thi bắt tay ngay vào công việc. Tổ trưởng của từng bộ môn giao nhiệm vụ cho từng người. Tổ trưởng ra đề, hai tổ viên lo khâu chuẩn bị bao bì để gói đề thi, đồng thời tranh thủ ký và đóng dấu niêm phong 3 mặt của bao bì, sẵn sàng khi có đề thi là cho vào để dán lại.
Đề thi mỗi môn được làm theo từng công đoạn. Đầu tiên là xây dựng ma trận đề thi và ra đề chính thức của khối đại trà. Sau đó, người ra đề in thành 3 bản cho 3 người và mỗi người dò lại xem ma trận có đúng và phù hợp không. Các đơn vị kiến thức (nhận biết; thông hiểu; áp dụng thấp, cao) đã đúng yêu cầu chưa?
Các giáo viên phản biện dò lại từng chữ trong đề thi chính thức xem có sai sót về chính tả, ngữ pháp hay không? Những môn như Ngữ văn thì phải trích ngữ liệu từ các tác phẩm văn học hoặc tác phẩm báo chí. Vì thế, mỗi giáo viên phải dùng cây thước kẻ dò từng dòng, so từng chữ, từng dấu phẩy của bản chính. Sau khi dò về ngữ liệu, giáo viên bắt đầu làm bài thử như một thí sinh trong phòng thi.
Việc mỗi cán bộ, giáo viên phản biện phải làm thử bài thi diễn ra vô cùng nghiêm túc theo quy trình định sẵn. Hai giáo viên phản biện phải làm bài độc lập ở khu vực khác nhau, không được sử dụng tài liệu tham khảo và phải làm trong thời gian quy định của từng bài thi. Thực hiện xong bài thi thử, cả ba cán bộ, giáo viên ngồi lại với nhau để dò lại.
Từ bài làm của giáo viên phản biện, ba giáo viên sẽ so với đáp án chính thức của đề thi xem có trùng khớp và sai sót gì không. Công việc phản biện đề thi trở nên sôi nổi và có phần gay gắt khi một vài chỗ không trùng khớp với đáp án giữa giáo viên ra đề và giáo viên phản biện.
Từ những chỗ không trùng đáp án, cả ba giáo viên thảo luận và đi đến thống nhất cuối cùng. Tất cả đều được thể hiện rõ qua từng biên bản phản biện của mỗi cá nhân và biên bản thống nhất của cả ba người trong tổ ra đề.
Sau khi người phản biện và người ra đề thống nhất về đề thi, đáp án và sửa trên máy tính, tổ trưởng in cho mỗi người một bản và cho các tổ viên dò lại cho chính xác từng câu chữ, cách diễn đạt từ ngữ có tường minh không... Khi thấy không còn sai sót gì nữa thì, bản chính mới được in.
Đề thi được niêm phong cẩn thận trước khi chuyển đến các điểm thi.
Duyệt và in sao đề thi
Đúng giờ hẹn, Chủ tịch Hội đồng ra đề và in sao đề thi đến duyệt đề thi. Việc đầu tiên là kiểm tra lại ma trận đề, đọc đề và đáp án. Chủ tịch Hội đồng sẽ nêu vấn đề về mức độ kiến thức của đề thi. Sau khi người ra đề nêu ý kiến thì đến ý kiến của từng người phản biện.
Nếu không còn thắc mắc, hay ý kiến gì nữa, Chủ tịch Hội đồng duyệt vào đề thi. Trong quá trình duyệt đề thi luôn có một cán bộ an ninh ngồi phía sau để theo dõi từng chi tiết, cử động của cả người ra đề và người duyệt đề. Duyệt đề xong, Chủ tịch Hội đồng sẽ trả lại đề cho bộ phận ra đề để những người này trở lại khu vực cách ly thực hiện tiếp nhiệm vụ.
Trở về từ phòng duyệt đề, tổ ra đề bắt tay vào công việc in và sao đề. Phải nói rằng công việc in sao đề không khó khăn với giáo viên, nhưng đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết, từng công đoạn. Một người ngồi in sao, một người ngồi kiểm tra và ghim lại từng tệp, một người đếm lại theo từng tệp và bỏ vào bao bì để đóng gói và niêm phong.
Cứ 24 tờ một phòng thi thì ghim thành một tệp. Và căn cứ theo số lượng phòng thi của từng Hội đồng thi để đóng gói. Thời gian đòi hỏi phải nhanh chóng cho kịp tiến độ nên công việc được thực hiện khẩn trương, liên tục. Mỗi người một việc, giáo viên âm thầm thực hiện, tiếng máy sao in đề cứ "tì tạch" vang vọng theo tiến độ của công việc chung.
Khi đóng ghim và đưa vào phong bì, giáo viên đã kiểm tra cẩn thận từng mặt giấy xem quá trình in sao có bị dính giấy, có bị lỗi hay không. Tuy nhiên, theo quy định mỗi Hội đồng thi đều phải thực hiện thêm một phòng dự trữ để tránh sự bị động sau này. Sự cẩu thả của bộ phận in sao đề sẽ dẫn đến hậu quả cho Hội đồng thi nên ai nấy đều cẩn thận.
Sau khi cho toàn bộ bài thi vào các phong bì và dán lại, giáo viên bắt đầu đóng dấu niêm phong góc cuối cùng. Chuyện đóng dấu niêm phong tưởng chừng đơn giản nhưng phải thật sự cẩn thận. Bởi khi đưa giấy thi vào thì bao bì ở góc còn lại sẽ hẫng. Đóng dấu mạnh thì giấy bao bì sẽ rách, đóng dấu nhẹ mực niêm phong lại không đủ rõ nên phải có sự phối hợp giữa người giữ bao bì và người đóng dấu. Hoàn thiện đóng dấu niêm phong, giáo viên trong tổ phải sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn để ngày bàn giao đề thi được thuận lợi.
Khi việc in sao đề chính thức xong, giáo viên lại quay sang làm và phản biện đề thi dự bị. Quy trình vẫn được thực hiện như đề thi chính thức, chỉ khác là đề dự bị chỉ in một bản để bỏ vào bao bì và niêm phong lại. Xong đề dự bị lại tiếp tục quay sang đề thi cho khối chuyên. Vì tính chất đề khối chuyên phải khó hơn và có cấu trúc đề khác với đề đại trà nên giáo viên càng phải thận trọng.
Làm xong mọi thủ tục của việc ra đề là đến khâu Chủ tịch Hội đồng ra đề, in sao đề duyệt đề thi. Rồi tiếp tục in sao đề theo số lượng thí sinh đã được phòng Khảo thí chuẩn bị sẵn. Mọi công việc in sao hoàn tất cũng là lúc tổ ra đề như trút được gánh nặng, nhẹ nhàng chờ ngày bàn giao đề cho Hội đồng thi.
Có lẽ những ngày tham gia ra đề và in sao đề thi tuyển sinh 10 thì phần ra đề, phản biện, in sao đề là vất vả và căng thẳng nhất. Tuy nhiên, đây cũng là những ngày mà thời gian trôi đi nhanh nhất. Công việc cuốn đi những suy nghĩ riêng tư, quên đi khái niệm thời gian.
Nguyễn Đăng
Theo vnexpress.net
Thí sinh thở phào với đề thi tiếng Anh lớp 10 Phổ thông Năng khiếu Đề thi tiếng Anh không chuyên với 80 câu trắc nghiệm làm trong 90 phút được nhiều học sinh đánh giá là "dễ thở", có thể giành được 6-7 điểm. Chiều 26/5, hơn 3.000 thí sinh ở TP HCM và các tỉnh lân cận làm bài thi môn tiếng Anh (không chuyên) kỳ tuyển sinh lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu (Đại...